- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Chu kỳ nội mạc tử cung và hành kinh
Chu kỳ nội mạc tử cung và hành kinh
Vào thời gian đầu của mỗi chu kì, hầu hết nội mạc đã bị bong ra trong kinh nguyệt. Sau kinh nguyệt, chỉ còn lại một lớp nội mạc mỏng và những tế bào biểu mô còn sót lại được dính với vị trí sâu hơn của các tuyến chế tiết và lớp dưới nội mạc.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Liên quan với chu kì chế tiết của estrogen và progesterone ở buồng trứng là chu kì nội mạc ở lớp nội mạc tử cung và được chia thành những giai đoạn sau: (1) sự tăng sinh của nội mạc tử cung, (2) sự phát triển của các tuyến chế tiết trong niêm mạc và (3) sự bong ra của lớp nội mạc hay còn gọi là kinh nguyệt. Sự khác biệt của các giai đoạn được mô tả ở hình.
Hình. Các giai đoạn phát triển của nội mạc tử cung và sự hành kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen) của chu kì nội mạc, xảy ra trước khi rụng trứng
Vào thời gian đầu của mỗi chu kì, hầu hết nội mạc đã bị bong ra trong kinh nguyệt. Sau kinh nguyệt, chỉ còn lại một lớp nội mạc mỏng và những tế bào biểu mô còn sót lại được dính với vị trí sâu hơn của các tuyến chế tiết và lớp dưới nội mạc. Dưới ảnh hưởng của estrogen, được tiết ra ở buồng trứng với một lượng ngày càng nhiều trong giai đoạn đầu tiên của chu kì buồng trứng, các tế bào đệm và tế bào biểu mô tăng sinh nhanh chóng. Bề mặt nội mạc tử cung được hồi phục trong vòng 4-7 ngày sau khi xuất hiện kinh nguyệt.
Sau đó, trong 1,5 tuần tiếp theo, trước khi sự rụng trứng diễn ra, lớp nội mạc dày lên cực đại, lý do là tăng số lượng các tế bào đệm và sự tăng trưởng cực đại của các tuyến nội mạc cùng với sự tăng sinh mạch máu vào trong nội mạc tử cung. Khi sự rụng trứng diễn ra, nội mạc tử cung dày khoảng 3-5mm.
Các tuyến nội mạc, đặc biệt là các tuyến ở vùng cổ tử cung, chế tiết chất nhầy loãng. Dịch nhầy này thực tế xếp thành hàng suốt chiều dài ống cổ tử cung, tạo nên một rãnh giúp cho tinh trùng di chuyển đúng đường từ âm đạo lên tử cung.
Giai đoạn chế tiết (giai đoạn progesterone) của chu kì nội mạc, xảy ra sau khi rụng trứng
Trong hầu hết nửa sau chu kì, sau khi sự rụng trứng diễn ra, progesterone và estrogen cùng được tiết ra với lượng rất lớn từ hoàng thể. Estrogen gây ra sự tăng sinh nhẹ của các tế bào nội mạc trong chu kì, trong khi progesterone có tác dụng rõ rệt lên sự căng lên và tăng chế tiết của lớp nội mạc. Các tuyến ngày càng xoắn lại, và chất tiết thừa ra tích lũy lại trong các tế bào niêm mạc.
Thêm vào đó, lượng tế bào chất của các tế bào đệm cũng tăng lên, chất béo và glycogen lắng đọng nhiều vào các tế bào đệm, và các mạch máu cấp máu cho nội mạc cũng tăng sinh hơn nữa để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động chế tiết diễn ra, và các mạch máu cũng xoắn nhiều hơn. Vào mức đỉnh điểm của giai đoạn chế tiết, khoảng 1 tuần sau khi trứng rụng, nội mạc tử cung dày khoảng 5-6mm.
Toàn bộ mục đích của những sự biến đổi là để tạo ra lớp nội mạc chế tiết mạnh mẽ chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng để cung cấp trong điều kiện phù hợp cho sự làm tổ của trứng sau khi thụ tinh trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Từ lúc hợp tử đi vào buồng tử cung từ ống Fallope (xảy ra 3-4 ngày sau khi trứng rụng) đến lúc hợp tử làm tổ (7-9 ngày sau khi rụng trứng), sự chế tiết của nộ mạc tử cung, hay còn gọi là “sữa tử cung”, cung cấp dinh dưỡng cho giai đoạn đầu của sự phân bào của hợp tử.
Sau đó, một khi hợp tử đã làm tổ vào nội mạc, các tế bào lá nuôi trên bề mặt bắt đầu sử dụng các chất dinh dưỡng được chứa trong lớp nội mạc, do đó việc tạo ra một lượng lớn chất dinh dưỡng và rất trong giai đoạn đầu của phôi.
Hành kinh
Nếu trứng không được thụ tinh, khoảng 2 ngày trước khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, thể vàng ở buồng trứng thoái hóa và các hormone buồng trứng (estrogen và progesterone) giảm xuống mức thấp nhất. Sau đó hành kinh xảy ra.
Hành kinh là do sự suy giảm của estrogen và progesterone, đặc biệt là progesterone, vào cuối chu kì buồng trứng. Ảnh hưởng đầu tiên là giảm kích thích của 2 hormone này lên lớp nội mạc, theo sau đó là sự teo đi nhanh chóng của lớp nội mạc khoảng 65% so với độ dày trước đó. Sau đó, trong 24 giờ trước khi hành kinh, các mạch máu xoắn làm cho lớp té bào nội mạc bị co thắt, chính xác là do một số ảnh hưởng của sự co nhỏ, như sự giải phóng chất gây co mạch- có lẽ một trong các loại chất co mạch của prostaglandin xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm này.
Sự co mạch làm hạn chế sự cung cấp dinh dưỡng cho lớp nội mạc tử cung, thêm vào đó là mất đi sự kích thích của các hormone khởi động quá trình hoại tử lớp nội mạc, đặc biệt ở các mạch máu. Do đó, đầu tiên máu bị rỉ vào lớp mạch máu nội mạc, và vùng xuất huyết lan rộng rất nhanh trong 24- 36 giờ. Dần dần, lớp nội mạc hoại tử bị bong ra khỏi tử cung ở những vị trí xuất huyết cho đến 48 giờ sau khi bắt đầu hành kinh, tất cả lớp bề mặt nội mạc đều bị bong hết. Khối gồm mô nội mạc bị bong và các mạch máu bị hoại tử trong buồng tử cung, cộng thêm tác dụng làm co mạch của prostaglandin hoặc một số chất bong ra phân hủy, tất cả hoạt động phối hợp, làm cho tử cung co lại tống các chất trong tử cung ra ngoài.
Bình thường trong giai đoạn hành kinh, có khoảng 40ml máu và 35ml huyết tương bị mất. Máu kinh bình thường là máu không đông bởi vì sự phân hủy fibrin đã xảy ra trong quá trình hoại tử lớp nội mạc. Nếu máu chảy nhiều từ nội mạc tử cung, sự phân hủy fibrin không đủ nên vẫn còn cục máu đông thoát ra ngoài. Sự xuất hiện của cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt thường là một biểu hiện bệnh lý của tử cung.
Trong vòng 4-7 ngày sau khi bắt đầu hành kinh, sự mất máu ngừng lại bởi vì khi đó, nội mạc tử cung đang được tái tạo trở lại.
Khí hư trong giai đoạn hành kinh
Trong chu kỳ kinh nguyệt, một số lượng rất lớn bạch cầu được tiết ra trong quá trình hoại tử và xuất huyết. Chắc chắn một số chất giải phóng từ sự hoại tử lớp nội mạc dẫn đến sự thoát ra của bạch cầu. Kết quả của những bạch cầu này và có thể một số yếu tố khác, tử cung rất bền vững với nhiễm khuẩn trong giai đoạn hành kinh, dù lớp bề mặt nội mạc bị bong hết. Do đó nó có giá trị bảo vệ rất lớn.
Bài viết cùng chuyên mục
Hệ thống chuyển hóa cơ trong tập luyện thể thao
Một đặc điểm đặc biệt của sự chuyển đổi năng lượng từ phosphocreatine thành ATP là nó xảy ra trong vòng một phần nhỏ của một giây. Do đó, tất cả năng lượng gần như ngay lập tức có sẵn cho sự co cơ, cũng như là năng lượng được lưu trữ trong ATP.
Các dạng khác nhau của các tuyến tiêu hóa
Hầu hết sự tạo thành các enzym tiêu hóa đều là do việc đáp ứng lại với sự có mặt của thức ăn trong đường tiêu hóa, và lượng được bài tiết trong mỗi đoạn của đường tiêu hóa luôn luôn phù hợp với lượng thức ăn đó.
Động tác bước và đi bộ: phản xạ tư thế
Các thông tin cảm giác từ bàn chân hay cảm giác tư thế từ các khớp đóng một vai trò quan trọng trong việc điều khiển áp lực bàn chân và bước đi liên tục.
Di chuyển của các dòng điện trong ngực quanh tim trong suốt chu kỳ tim
Xung động tim đầu tiên đến trong tâm thất trong vách liên thất và không lâu sau đó lan truyền đến mặt bên trong của phần còn lại các tâm thất, như thể hiện bởi vùng màu đỏ và điện âm ký hiệu trên hình.
Tiêu cự của thấu kính: nguyên lý quang học nhãn khoa
Các tia sáng đi đến thấu kính hội tụ không phải là một chùm tia song song mà là phân kì bởi vì nguồn phát các tia sáng không đặt xa thấu kính đó.
Tế bào: đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể
Tế bào chỉ có thể sống, phát triển và thực hiện các chức năng của nó trong môi trường tập trung của oxygen, glucose, các ion, amino acid, chất béo và các chất cần thiết khác trong một môi trường.
Điều hòa chức năng cơ thể
Hệ thống thần kinh và hệ thống nội tiết điều chỉnh và phối hợp các chức năng cơ thể. Cùng nhau duy trì sự tăng trưởng, trưởng thành, sinh sản, trao đổi chất và hành vi của con người.
Cortisol quan trọng trong chống stress và chống viêm
Mặc dù cortisol thường tăng nhiều trong tình trạng stress, một khả năng là glucocorticoid làm huy động nhanh acid amin và chất béo từ tế bào dự trữ.
Sự vận chuyển CO2 trong máu và mô kẽ
Khi các tế bào sử dụng O2, hầu hết sẽ tạo ra PO2, và sự biến đổi này làm tăng PCO2 nội bào; vì PCO2 nội bào tăng cao nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào các mao mạch và sau đó được vận chuyển trong máu đến phổi.
Cung lượng tim: là tổng máu tuần hoàn qua mô phụ thuộc vào tuần hoàn ngoại vi
Tổng lưu lượng máu của tuần hoàn ngoại vi chính là tuần hoàn tĩnh mạch, và tim hoạt động một cách tự động để bơm máu quay trở lại tuần hoàn chung của cơ thể.
Thị lực: chức năng của thị giác
Thị lực người thường có thể phân biệt được 2 điểm các nhau khoảng 25 giây cung. Nghĩa là khi các tia sáng đi từ hai nguồn riêng đi đến mắt tạo một góc giữa chúng tối thiểu là 25 giây, chúng sẽ được xem là hai điểm riêng biệt.
Điều hòa bài tiết cortisol ở vỏ thượng thận do tuyến yên
ACTH kích thích kiểm soát bài tiết của vỏ thượng thận là kích hoạt các protein enzyme kinase A, làm chuyển hóa ban đầu của cholesterol thành Pregnenolone.
Phản xạ tủy sống gây co cứng cơ
Các xương bị gẫy gửi các xung động về cảm giác đau về tủy sống, gây ra co cơ xung quanh. Khi gây tê cục bộ hay gây tê toàn thân, kích thích đau biến mất, sự co thắt cũng biến mất.
Điện thế và thời gian chia chuẩn: điện tâm đồ bình thường
Những dòng dọc trên ECG là dòng thời gian chia chuẩn. Một ECG điển hình được chạy ở một tốc độ giấy 25mm/s, mặc dù tốc độ nhanh hơn đôi khi được sử dụng.
hCG của thể vàng và quá trình ngăn chặn chu kỳ kinh nguyệt
Cho đến nay, chức năng quan trọng nhất của hCG là ngăn chặn sự co hồi của hoàng thể vào cuối chu kì kinh nguyệt, Thay vào đó, nó kích thích hoàng thể bài tiết progesterone và estrogen trong vài tháng sắp tới.
Hiệu suất hoạt động trong suốt sự co cơ
Năng lượng cần thiết để thực hiện hoạt động được bắt nguồn từ các phản ứng hóa học trong các tế bào cơ trong khi co, như mô tả trong các phần sau.
Sự tạo thành ảnh của thấu kính hội tụ: nguyên lý quang học nhãn khoa
Trong thực tế, bất cứ đồ vật gì đặt ở trước thấu kính, đều có thể xem như một nguồn phát ánh sáng. Một vài điểm sáng mạnh và một vài điểm sáng yếu với rất nhiều màu sắc.
Điều hòa sự bài tiết hormone tăng trưởng (GH)
Cơ chế chính xác điều khiển sự bài tiết GH vẫn chưa được hiểu một cách hoàn toàn, nhưng có vài yếu tố liên quan tới mức độ dinh dưỡng của cơ thể hoặc căng thẳng đã được biết là các yếu tố gây kích thích bài tiết GH.
Phosphate vô cơ ở dịch ngoại bào
Giá trị trung bình của tổng số lương phosphate đươc đưa ra khoảng 4 mg/dl, thay đổi giữa giá trị bình thường là 3 đến 4 mg/dl người lớn and 4 đến 5 mg/dl ở trẻ nhỏ.
Soi đáy mắt: quan sát nhìn vào phía trong mắt
Kính soi đáy mắt là dụng cụ có cấu tạo phức tạp nhưng nguyên lý của nó rất đơn giản. Cấu tạo của nó được mô tả và có thể được giải thích như sau.
Chức năng dự trữ máu của các tĩnh mạch
Các tĩnh mạch ngoại vi cũng có thể đẩy máu đi bằng cách cũng được gọi là “bơm tĩnh mạch” và chúng thậm chí cũng giúp điều hoà lượng máu ra từ tim.
Áp suất thủy tĩnh của dịch kẽ
Trong hầu hết các hốc tự nhiên của cơ thể, nơi có dịch tự do ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng xung quanh, những áp lực đo được là âm.
Tủy sống: tổ chức hoạt động chức năng vận động
Mỗi đốt tủy có hàng triệu neurons trong chất xám. Đặt sang một bên các neuron trung gian truyền tín hiệu cảm giác, chúng ta có 2 loại neurons còn lại: neurons vận động tại sừng trước tủy sống và các neurons liên hợp.
Trí nhớ trung hạn của con người
Bằng cách gián tiếp, mục đích của kích thích cúc tận cùng được thuận hóa ở cùng thời gian cúc tận cùng cảm giác được kích thích gây ra kéo dài tăng độ nhạy của cúc tận cùng cảm giác, thành lập dấu vết trí nhớ.
Hormone tăng trưởng (GH) kích thích phát triển sụn và xương
Khi đáp ứng với kích thích của GH, các xương dài phát triển chiều dài của lớp sụn đầu xương, nguyên bào xương ở vỏ xương và trong một số khoang xương gây lắng đọng xương mới vào bề mặt của các xương cũ.