- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Áp lực hệ thống phổi: áp lực trong các buồng tim và mạch máu
Áp lực hệ thống phổi: áp lực trong các buồng tim và mạch máu
Trong suốt tâm thu, áp lực trong động mạch phổi cơ bản bằng áp lực trong tâm thất phải. Sau khi van động mạch phổi đóng lại ở cuối tâm thu, áp lực tâm thất giảm nhanh chóng trong khi áp lực động mạch phổi giảm chậm hơn khi máu chảy qua các mao mạch phổi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Phổi có hai lưu thông, một áp suất cao, lưu lượng lưu thông thấp và một áp suất thấp, lưu lượng lưu thông cao. Áp suất cao, lưu lượng tuần hoàn thấp cung cấp hệ tuần hoàn máu động mạch đến khí quản, cây phế quản (bao gồm tiểu phế quản tận), các mô nâng đỡ của phổi và lớp áo ngoài (ngoại mạc) của động mạch và tĩnh mạch phổi. Động mạch phế quản là nhánh của động mạch chủ ngực, cung cấp máu cho hầu hết các hệ thống động mạch này với áp suất chỉ hơi thấp hơn so với áp suất động mạch chủ. Áp suất thấp, lưu lượng tuần hoàn cao cung cấp máu tĩnh mạch từ tất cả các bộ phận của cơ thể đến mao mạch phế nang nơi mà oxy (O2) được thêm vào và carbon dioxide (CO2) được lấy ra. Động mạch phổi (nhận máu từ tâm thất phải) và nhánh động mạch của nó vận chuyển máu đến các mao mạch phế nang cho khí trao đổi, và tĩnh mạch phổi rồi máu trở về tâm nhĩ trái để được bơm bởi tâm thất trái thông qua tuần hoàn toàn thân.
Áp lực trong tâm thất phải
Đường cong áp lực mạch của tâm thất phải và động mạch phổi được thể hiện ở phần dưới. Những đường cong này trái ngược với những đường cong áp lực cao hơn nhiều của động mạch chủ thể hiện ở phần trên của hình. Áp lực tâm thu trong tâm thất phải của người bình thường trung bình khoảng 25 mm Hg và huyết áp tâm trương trung bình khoảng 0 - 1 mmHg, giá trị mà chỉ bằng 1/5 tâm thất trái
Áp lực trong động mạch phổi
Trong suốt tâm thu, áp lực trong động mạch phổi cơ bản bằng áp lực trong tâm thất phải, cũng được thể hiện trong hình. Tuy nhiên, sau khi van động mạch phổi đóng lại ở cuối tâm thu, áp lực tâm thất giảm nhanh chóng trong khi áp lực động mạch phổi giảm chậm hơn khi máu chảy qua các mao mạch phổi.
Hình. Các đường xung áp lực trong tâm thất phải, động mạch phổi và động mạch chủ.
Hình. Áp lực trong các mạch máu của phổi. Màu đỏ đường cong biểu thị xung động mạch. D, tâm trương; M, có nghĩa là; S, tâm thu.
Trong hình, áp lực động mạch phổi thì tâm thu bình thường trung bình khoảng 25 mmHg, áp lực động mạch phổi thì tâm trương khoảng 8 mmHg và áp lực động mạch phổi trung bình là 15 mmHg.
Áp lực mao mạch phổi
Giá trị trung bình áp lực mao mạch phổi như sơ đồ hình, là khoảng 7 mmHg. Tầm quan trọng của mao mạch thấp này sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong chương liên quan đến chức năng trao đổi chất của mao mạch phổi.
Áp lực nhĩ phải và tĩnh mạch phổi
Áp lực trung bình trong tâm nhĩ trái và các tĩnh mạch phổi lớn trung bình khoảng 2 mmHg trong khi nằm, thay đổi từ thấp nhất là 1 mmHg đến lớn cao nhất là 5 mmHg. Nó thường không khả thi để đo áp lực nhĩ trái của con người bằng cách sử dụng một thiết bị đo trực tiếp bởi vì nó rất khó để đưa một ống thông qua buồng tim vào tâm nhĩ trái. Tuy nhiên, áp lực tâm nhĩ trái có thể được ước tính với độ chính xác vừa phải bằng cách đo áp lực phổi bít. Phép đo này được thực hiện bằng cách chèn một ống thông đầu tiên qua một tĩnh mạch ngoại vi đến tâm nhĩ phải, sau đó qua phía bên phải của tim và qua động mạch phổi vào một trong những nhánh nhỏ của phổi, cuối cùng đẩy ống thông cho đến khi nó bít chặt một nhánh nhỏ. Áp lực đo thông qua ống thông được gọi là “áp lực bít”, khoảng 5 mmHg. Bởi vì tất cả máu chảy đã được dừng lại trong động mạch bít nhỏ và do các mạch máu mở rộng vượt ra ngoài động mạch này tạo một kết nối trực tiếp với các mao mạch phổi, áp lực bít này thường chỉ lớn hơn áp lực nhĩ trãi 2-3 mmHg. Khi áp lực nhĩ trái tăng lên đến giá trị cao, áp lực phổi bít cũng tăng. Do đó, đo áp lực bít có thể sử dụng để nghiên cứu sự thay đổi áp lực mao mạch phổi và áp lực tâm nhĩ trái ở bệnh nhân suy tim sung huyết.
Bài viết cùng chuyên mục
Chất dẫn truyền thần kinh: đặc điểm của nhóm phân tử nhỏ
Trong hầu hết các trường hợp, acetylcholine có tác dụng kích thích. Tuy nhiên, nó được biết là có tác dụng ức chế ở một số dây thần kinh đối giao cảm ngoại vi, chẳng hạn như ức chế trung tâm dây thần kinh phế vị.
Sinh lý tuyến tuỵ nội tiết
Tụy nằm trong khung tá tràng, sau dạ dày. Trọng lượng 70-80g. Dài 10-18cm, cao 6cm, dày 1-3cm. Tụy nội tiết gồm những đảo Langerhans (gồm từ 1-2 triệu đảo), là những tế bào tụ thành từng đám, chiếm 1g tổ chức tụy, thường ở gần mạch máu.
Cơ chế kiểm soát lưu lượng máu đến mô cơ thể
Kiểm soát tức thời đạt được bằng cách co hoặc giãn các tiểu động mạch, mao mạch và cơ vòng trước mao mạch, trong vài giây đến vài phút. Kiểm soát lâu dài thay đổi từ từ, trong khoảng vài ngày, vài tuần thậm chí hàng tháng.
Cơ bắp trong tập thể thao: sức mạnh, năng lượng và sức chịu đựng
Người đàn ông được cung cấp đầy đủ testosterone hoặc những người đã tăng cơ bắp của mình thông qua một chương trình tập luyện thể thao sẽ tăng sức mạnh cơ tương ứng.
Điện thế tai trong: phản ánh nồng độ cao kali và nồng độ thấp natri
Điện thế được duy trì liên tục giữa nội dịch và ngoại dịch, với bản dương bên trong và bản âm bên ngoài thang giữa. Nó được gọi là điện thế tai trong.
Tỉ lệ chuyển hoá trong cơ thể
Tỷ lệ chuyển hoá của cơ thể và những vấn đề liên quan, cần sử dụng một đơn vị để thống kê lượng năng lượng được giải phóng từ thức ăn hoặc được sử dụng cho các hoạt động chức năng.
Tủy sống: tổ chức hoạt động chức năng vận động
Mỗi đốt tủy có hàng triệu neurons trong chất xám. Đặt sang một bên các neuron trung gian truyền tín hiệu cảm giác, chúng ta có 2 loại neurons còn lại: neurons vận động tại sừng trước tủy sống và các neurons liên hợp.
Phosphocreatine: kho lưu trữ năng lượng và như bộ đệm ATP
Phosphocreatine không thể hoạt động như một tác nhân trực tiếp vận chuyển năng lượng từ thức ăn đến các tế bào hoạt động chức năng, nhưng nó có thể vận chuyển năng lượng thông qua quá trình chuyển đổi với ATP.
Huyết áp: đơn vị chuẩn và phép đo huyết áp
Huyết áp máu luôn luôn có đơn vị đo là milimet thuỷ ngân bởi vì các tài liệu tham khảo chuẩn để đo áp lực kể từ khi phát minh áp kế thuỷ ngân của Poiseuille.
Tăng huyết áp: thất bại của tăng kháng lực ngoại biên khi dịch vào và chức năng thận không thay đổi
Khi tổng kháng ngoại vi tăng mạnh, huyết áp động mạch không tăng ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu thận tiếp tục hoạt động bình thường, sự gia tăng cấp tính huyết áp thường không được duy trì.
Mắt như cái máy ảnh: cơ chế quang học của mắt
Cùng với cách mà thấu kính máy ảnh làm hội tụ hình ảnh trên tấm phim, hệ thấu kính của mắt cũng làm hội tụ ảnh trên võng mạc. Hình ảnh này sẽ bị đảo ngược và đổi bên so với vật thực.
Sinh lý tiêu hóa ở ruột non
Khi bị tắc ruột, để đẩy nhũ trấp đi qua được chỗ tắc, nhu động tăng lên rất mạnh gây ra triệu chứng đau bụng từng cơn, và xuất hiện dấu hiệu rắn bò
Đái tháo đường type 1: thiếu hụt sản xuất insulin
Tổn thương tế bào beta đảo tụy hoặc các bệnh làm suy yếu sản xuất insulin có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 1. Nhiễm virus hoặc các rối loạn tự miễn có thể tham gia vào việc phá hủy tế bào beta.
Phân ly ô xy hemoglobin thay đổi do BPG và lao động nặng
Trong khi lao động, một số yếu tố chuyển dịch đồ thị phân ly sang phải một cách đáng kể. Do đó cung cấp thêm O2 cho hoạt động, co cơ. Các cơ co sẽ giải phóng một lượng lớn khí CO2.
Cơ chế sinh lý điều nhiệt cơ thể
Điều hoà thân nhiệt là quá trình cơ thể điều chỉnh, cân đối cường độ sinh nhiệt và thải nhiệt sao cho nhiệt độ trung tâm duy trì gần điểm chuẩn 37oC. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức này, tốc độ thải nhiệt cao hơn sinh nhiệt để đưa thân nhiệt trở về 37oC.
Thể tích hô hấp trong một phút
Thể tích hô hấp mỗi phút trung bình 6lit/phút. Một người có thể sống với giai đoạn ngắn nhất là thể tích hô hấp mỗi phút thấp khoảng 1,5lit/phút và tốc độ hô hấp chỉ khoảng 2-4 nhịp/ phút.
Hình thành acid acetoacetic trong gan và sự vận chuyển trong máu
Các acid acetoacetic, acid β-hydroxybutyric, và acetone khuếch tán tự do qua màng tế bào gan và được vận chuyển trong máu tới các mô ngoại vi, ở đây, chúng lại được khuếch tán vào trong tế bào.
Điều hòa chức năng cơ thể
Hệ thống thần kinh và hệ thống nội tiết điều chỉnh và phối hợp các chức năng cơ thể. Cùng nhau duy trì sự tăng trưởng, trưởng thành, sinh sản, trao đổi chất và hành vi của con người.
Dẫn truyền các tín hiệu vận động từ vỏ não tới các cơ
Sau khi rời vỏ não, bó này đi qua trụ sau của bao trong (giữa nhân đuôi và nhân bèo sẫm của nhân nền) và sau đó đi xuống thân não, tạo nên bó tháp ở hành não.
Điều hòa bào tiết dịch tụy
Hai yếu tố acetylcholine và cholecystokinin, kích thích tế bào tiểu thùy của tuyến tụy, gây sản xuất một lượng lớn enzyme tiêu hóa của tuyến tụy và một lượng nhỏ nước và điện giải được bài tiết cùng.
Trạm thần kinh: sự chuyển tiếp các tín hiệu
Một số lượng lớn các tận cùng thần kinh từ mỗi sợi đến nằm trên các nơ-ron gần nhất trong “vùng” của nó, nhưng một số lượng nhỏ hơn các tận cùng thần kinh thì nằm trên các nơ-ron cách rất xa.
Canxi ở huyết tương và dịch nội bào
Nồng độ canxi trong huyết tương chỉ chiếm khoảng 1 nửa tổng. Canxi dạng ion tham gia vào nhiều chức năng ,bao gồm tác dụng của canxi lên tim, hệt thần kinh, sự tạo xương.
Sự tiết estrogen của nhau thai
Estrogen chủ yếu gây ra một sự tăng sinh trên hầu hết các cơ quan sinh sản và liên quan đến người mẹ. Trong khi mang thai estrogen làm cho tử cung được mở rộng, phát triển vú và ống vú người mẹ, mở rộng cơ quan sinh dục ngoài.
Cơ chế tác động nội bào của testosterone
Testosteron kích thích tăng sản xuất protein ở hầu hết các mô trong cơ thể, đặc biệt là ở các mô cơ quan chịu trách nhiệm cho sự phát triển đặc tính sinh dục nam nguyên phát hoặc thứ phát.
Sự vận động của tế bào cơ thể người
Yếu tố cần thiết của sự chuyển động là cung cấp năng lượng cần thiết để kéo tế bào về phía chân giả. Trong bào tương của tất cả tế bào là một lượng lớn protein actin.