Xét nghiệm về Tumor marker và chẩn đoán bệnh ung thư

2013-07-28 10:51 PM

Người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp vật lý, phương pháp giải phẫu bệnh và phương pháp hóa sinh thông qua việc xác định dấu ấn ung thư

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ung thư (K) là một trong các bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. Có nhiều bệnh ung thư tùy theo nơi nó phát sinh như:  K phổi, K vú, K đại tràng, K vòm họng, K bàng quang, K gan…Ung thư ở những nơi khác nhau có tỷ lệ tử vong khác nhau.

Yếu tố gây ung thư

Các chất hóa học như hydrocarbua đa vòng (HCPC).

Yếu tố vật lý như  tia X, tia α, β.. .

Yếu tố sinh học như virut gây viêm gan B (HBV), virut gây viêm gan C (HCV). HBV, HCV là 2 virut có khả năng gây ung thư gan nguyên phát.

Chẩn đoán bệnh ung thư (K)

Người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp vật lý, phương pháp giải phẫu bệnh và phương pháp  hóa sinh thông qua việc xác định dấu ấn ung thư “ Tumor marker”. Mỗi phương  pháp có ưu và nhược điểm riêng. Ví dụ phương pháp giải phẫu bệnh cung cấp cho chúng ta thông tin "vàng" về khối u, nhưng hạn chế về mặt tâm lý, đau khi chọc hút   sinh thiết. Phương pháp hóa sinh “enzym-miễn dịch” xác định chính xác các Tumor marker, chỉ cần lấy máu hoặc nước tiểu để xét nghiệm dễ hơn, cũng cho chính xác bản chất bệnh ung thư mà không gây đau nhiều cho bệnh nhân.

Tumor marker - dấu ấn ung thư - chất chỉ điểm bệnh ung thư, gồm những chất có bản chất

Là chất do tế bào K sinh ra, được đưa vào máu như AFP, CEA, CA-125, CYFRA 21-1...

Là hormon như β-HCG hoặc là chất chuyển hóa như CPR (Protein C hoạt động), LDH, GGT.

Cơ chế gây ung thư

Các chất hóa học (như HCPC), các yếu tố vật lý (như tia X, tia α, β) có thể làm thay đổi bộ máy thông tin di truyền ở người, biến đổi gen tiền ung thư (Proto oncogen) thành gen ung thư (Oncogen = gen K). Virut đưa thông tin của chúng vào cơ thể, hợp nhất với thông tin của tế bào người, tổng hợp ADN theo mã thông tin virut, kết quả là tổng hợp nên ADN, ARN của virut trong tế bào người. Có thể tóm tắt cơ chế gây ung thư theo sơ đồ sau:

Cơ chế gây ung thư

Tiêu chuẩn của Tumor marker

Các marker để chẩn đoán bệnh ung thư có một số tiêu chuẩn sau:

Đặc hiệu tổ chức, khác với phân tử do tế bào lành (bình thường) tổng hợp ra. Đặc hiệu cơ quan, chỉ điểm được cơ quan bị ung thư.

Dễ lấy, bảo quản các bệnh phẩm như huyết tương, nước tiểu. . Có độ nhạy cao và phản ánh được tiến triển của khối u.

Phát hiện được ở nồng độ thấp do đó có khả năng phát hiện sớm (chẩn đoán sớm) được bệnh.

Định lượng Tumor marker cho phép theo dõi:

Tiến triển của bệnh.

Hiệu quả điều trị.

Tiên lượng tình trạng bệnh nhân.

Ưu điểm của các Tumor marker

Đặc hiệu cho ung thư (vị trí khu trú).

Nồng độ Tumor marker tỷ lệ với thể tích khối u.

Phát hiện được từ giai đoạn sớm của bệnh.

Xác định được một cách chính xác nồng độ Tumor marker.

Phương pháp enzyme-miễn dịch xác định Tumor marker (phương pháp Sandwich)

Marker là một kháng nguyên được chêm (kẹp) giữa 2 kháng thể đơn dòng. Kháng thể thứ nhất được gắn vào thành ống nghiệm, kháng thể thứ 2 được gắn với chất phát tin (chất đồng vị phóng xạ, chất huỳnh quang hoặc là enzym), nên khi có kháng nguyên do tế bào K tiết ra trong huyết tương thì kháng thể sẽ kẹp lấy, tạo thành phản ứng kháng nguyên-kháng thể, phức hợp KN-KT này sẽ được phát hiện nhờ chất phát tín hiệu: tia phóng xạ với chất phát tín là phóng xạ, phát ánh sáng huỳnh quang nếu chất phát tín hiệu là chất huỳnh quang, nếu chất phát tín hiệu là enzym thì nhờ phản ứng enzym - màu để xác định. Thường dùng enzym peroxidase (POD) để phân hủy H2O2 thành H2O và oxy, oxy này oxy hóa một chất không màu thành chất có màu, cường độ màu tỷ lệ với nồng độ phức hợp KN-KT, tức là tỷ lệ với nồng độ kháng nguyên cần xác định.

Kỹ thuật xác định Tumor maker theo phương pháp này có thể tóm tắt như sau:

Kỹ thuật xác định Tumor maker

Phương pháp Sandwich

1. Pha rắn.

2. Kháng thể đơn dòng I.

3. Kháng nguyên (Tumor Marker).

4. Kháng thể II và chất phát tin

(phóng xạ hay huỳnh quang hoặc enzym).

Pha rắn (Steptavidin) - một lớp tráng gắn vào mặt trong thành ống nghiệm.

Kháng thể đơn dòng I - gắn vào thành ống nghiệm.

Kháng nguyên (Tumor Marker) - có trong huyết tương do tế bào K tiết ra, lúc đó kháng thể I gắn với kháng nguyên tạo phức hợp kháng nguyên-kháng thể (nhưng chưa phát hiện được).

Kháng thể II gắn chất phát tin (phóng xạ, huỳnh quang, enzym) sẽ kết hợp với phần KN thích hợp. Như vậy, 2 kháng thể đã kẹp kháng nguyên vào giữa (Sandwich), lúc này phức hợp kháng nguyên-kháng thể nhờ chất phát tín mà ta có thể phát hiện và xác định được.

Phương pháp hóa sinh thường dùng chất phát tin là enzym và phản ứng phát hiện kháng nguyên-kháng thể như  sau:

Phương pháp hóa sinh thường dùng

Trong đó: POD là peroxidase.

Sau khi thực hiện phản ứng cần rửa bỏ kháng thể thừa, chỉ còn phức hợp kháng thể kháng nhân-chất phát tín hiệu. Hiện nay kỹ thuật mới TRACE (time resolved amplified criptate emission) không cần giai đoạn phải tách rửa do dùng fluorophore gắn với kháng thể đặc hiệu.

Một số Tumor Marker để chẩn đoán bệnh ung thư

Có thể tham khảo các Tumor Marker chẩn đoán bệnh ung thư theo dưới đây.

Bảng: Một số Tumor marker chẩn đoán bệnh ung thư.

Tumor Marker

Bệnh ung thư

AFP ( Alphafoeto- protein) (Bình thường < 10 ng/ml)

Ung thư gan

CEA (Carcino- Embrionic antigen) (Bình thường  < 10 ng/ml)

Ung thư trực tràng

CA15-3 (Cancer antigen 15-3) (Bình thường < 30 U/l)

Ung thư  vú

CA 125 (Cancer Antigen 125) (Bình thường < 35 U/l)

Ung thư buồng trứng

CYFRA21-1 (Cytokeratin19 fragment) (Bình thường < 1,8 ng/ml)

Ung thư phổi

PSA và FPSA (Prostate specific antigen) Bình thường: < 50 tuổi < 1,5 ng/ ml

> 50 tuổi  > 5 ng/ ml

Ung thư tuyến tiền liệt

 

CSC (Squamous cell carcinoma) // CYFRA21-1 CA72-

Ung thư tai-mũi-họng

4 // CA 19- 9, CEA

Ung thư dạ dày

Calcitonin // CEA

Ung thư tuyến giáp

TPA (Tissue polypeptide antigen)

Ung thư bàng quang

CA 19- 9 // CEA; SCC // CYFRA21- 1

Ung thư thực quản

CA 19- 9 // CEA, CA 50

Ung thư tụy

β-HCG, AFP

Ung thư tinh hoàn

Ở bảng trên dấu // chỉ Tumor marker cần phối hợp xác định ung thư ở cơ quan nào.

Để xác định các Tumor marker, người ta thường sử dụng phương pháp hóa sinh: Enzym-miễn dịch (Elisa), ngoài ra còn dùng phương pháp miễn dịch điện hoá (EIA), phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA).

Bài viết cùng chuyên mục

Đơn vị SI dùng trong xét nghiệm y học

Đơn vị khối lượng là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những hỗn hợp phân tử có khối lượng phân tử thay đổi hoặc chưa được xác định. Ví dụ: protein nước tiểu 24 giờ = 90 mg.

Lưu ý lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm sinh hóa

Việc lấy huyết tương cho các xét nghiệm enzym là cần thiết vì trong thời gian đợi tách huyết thanh các enzym có nhiều trong hồng cầu, tiểu cầu dễ giải phóng ra trong quá trình đông máu làm cho kết quả sai lệch.

Các xét nghiệm sinh hóa máu trong nhồi máu cơ tim cấp

Các xét nghiệm cần được làm nhắc lại ở các thời điểm hợp lý để phát hiện các triệu chứng tái phát, các triệu chứng mới

Xét nghiệm hoá sinh về bệnh thận tiết niệu

Độ thanh lọc của một chất là số lượng ảo huyết tương đã được thận lọc và đào thải hoàn toàn chất đó ra nước tiểu trong 1 phút

Xét nghiệm hoá sinh máu bệnh đường hô hấp

Bicarbonat thực là nồng độ thực tế bicarbonat của mẫu máu lấy trong điều kiện không tiếp xúc với không khí, nó tương ứng với pH và PaCO2 thực của mẫu máu.

Các xét nghiệm hoá sinh về bệnh tiểu đường

HbA1C là dạng kết hợp của glucose với HbA1, Nó chiếm hơn 70 phần trăm lượng hemoglobin được glycosyl hóa. Nồng độ HbA1C tương quan với nồng độ đường máu.

Xét nghiệm sinh hoá bệnh tuyến tụy

Hai xét nghiệm amylase, lipase huyết thanh là 2 xét nghiệm chính để đánh giá tổn thương chức năng tuyến tuỵ. Lipase chỉ do tuỵ sản xuất, còn amylase ngoài tuỵ còn do tuyến nước bọt sản xuất.

Xét nghiệm về bệnh tuyến giáp và tuyến cận giáp

Việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm cần đúng thời gian, hợp lý và chuẩn bị mẫu xét nghiệm, trong một số xét nghiệm cần thiết phải tách.

Xét nghiệm sinh hóa rối loạn cân bằng acid base

Thiếu oxy máu là một trong các nguyên nhân dẫn đến rối loạn các quá trình oxy hóa sinh học, kết quả là gây thiếu năng lượng tế bào, dẫn đến hủy diệt tế bào.

Xét nghiệm sinh hóa trong tăng huyết áp

Các xét nghiệm cận lâm sàng đôi khi phát hiện được nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp. Nếu phát hiện được nguyên nhân gây tăng huyết áp thì bệnh có thể điều trị được.

Xét nghiệm hoá sinh rối loạn lipid máu và xơ vữa động mạch

Rối loạn lipid máu nói chung và các rối loạn lipoprotein là yếu tố nguy hại lớn liên quan tới sự phát triển bệnh tim mạch

Xét nghiệm sinh hoá về bệnh gan mật

Gan là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng như chuyển hóa các chất protid, glucid, lipid; là nơi sản xuất protein (albumin, fibrinogen) cho máu; tạo bilirubin liên hợp có vai trò khử độc ở gan.