- Trang chủ
- Sách y học
- Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng
- Xét nghiệm sinh hóa trong tăng huyết áp
Xét nghiệm sinh hóa trong tăng huyết áp
Các xét nghiệm cận lâm sàng đôi khi phát hiện được nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp. Nếu phát hiện được nguyên nhân gây tăng huyết áp thì bệnh có thể điều trị được.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các xét nghiệm cận lâm sàng đôi khi phát hiện được nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp. Nếu phát hiện được nguyên nhân gây tăng huyết áp thì bệnh có thể điều trị được. Bệnh tăng huyết áp có nhiều loại như tăng huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm thu và tâm trương.
Tăng huyết áp tâm thu
Cường chức năng tuyến giáp.
Thiếu máu mạn tính với lượng huyết sắc tố nhỏ hơn 70 g/l.
Các thông động-tĩnh mạch.
Bệnh tê phù (Beri-beri).
Tăng huyết áp tâm thu và tâm trương
Tăng huyết áp nguyên phát
Có > 90% trường hợp tăng huyết áp không tìm được nguyên nhân.
Tăng huyết áp thứ phát
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như:
Các bệnh nội tiết.
Tuyến thượng thận: U tủy thượng thận (< 0,64% trường hợp tăng huyết áp), cường aldosteron (<1% trường hợp tăng huyết áp), hội chứng Cushing.
Bệnh tuyến yên: Cường chức năng tuyến yên, to đầu chi.
Cường chức năng tuyến giáp.
Cường chức năng tuyến cận giáp.
Các bệnh lý của thận: Mạch máu (4% các trường hợp tăng huyết áp).Hẹp động mạch thận (thường do vữa xơ động mạch ở những người lớn tuổi và tăng xơ hóa mạch ở bệnh nhân trẻ tuổi) chiếm 0,18% các trường hợp tăng huyết áp. Bệnh lý cầu thận.
Tắc mạch.
Thông động-tĩnh mạch.
Phình bóc tách mạch máu.
Tổ chức liên kết, mô đệm: Viêm thận-cầu thận, viêm thận- bể thận, thận đa nang, hội chứng Kimmelsteil-Wilson, bệnh lý collagen, u thận (u Wilms, u mạch thận), tắc nghẽn đường dẫn niệu.
Các bệnh lý hệ thống thần kinh trung ương: Tai biến mạch máu não, u não, viêm tủy xám.
Các bệnh khác: Nhiễm độc thai nghén, đa hồng cầu.
Ở trẻ em dưới 18 tuổi thì các nguyên nhân gây tăng huyết áp là:
Bệnh lý thận 61-78%.
Bệnh lý tim mạch 13-15%.
Bệnh lý nội tiết 6-9%.
Nguyên phát 1-16%.
Các phát hiện cận lâm sàng chỉ ra trạng thái chức năng thận (ví dụ: xét nghiệm nước tiểu, urê máu, creatinin máu, acid uric máu, điện giải, phenol sulfo phtalein (PSP), độ thanh thải creatinin, đồng vị phóng xạ thận, sinh thiết thận…). Lượng acid uric trong các bệnh tăng huyết áp nguyên phát càng cao thì lượng máu đến càng ít và tính miễn dịch đối với các mạch máu thận càng tăng.
Các xét nghiệm cận lâm sàng dựa trên các biến chứng của tăng huyết áp (ví dụ: cơn đau thắt ngực, suy thận, tai biến mạch máu não, tắc mạch cơ).
Các xét nghiệm cận lâm sàng dựa trên tác dụng của một vài thuốc hạ huyết áp
Thuốc lợi tiểu (Benzothiazide):
Tăng nguy cơ tăng acid uric niệu (tăng 60 - 75% ở bệnh nhân tăng huyết áp so với 25 - 35% bệnh nhân không điều trị tăng huyết áp).
Giảm kali máu.
Tăng đường máu hoặc làm trầm trọng thêm bệnh đái đường.
Hiếm gặp là rối loạn cân bằng điện giải, viêm gan, nhiễm độc tụy.
Hydralazine:
Đợt điều trị dài ngày với liều > 200mg/ngày có thể gây nên các triệu chứng không thể phân biệt được với SLE Systemic lupus erithematous: luput ban đỏ hệ thống nó luôn giảm đi nếu ngừng thuốc.
Methyldopa:
< 20% bệnh nhân có thể có nghiệm pháp Coombs dương tính, nhưng chỉ một vài trường hợp có liên quan đến thiếu máu huyết tán. Khi ngừng thuốc, nghiệm pháp Coombs vẫn còn dương tính trong nhiều tháng nhưng tình trạng thiếu máu thì được cải thiện nhanh chóng.
Các xét nghiệm về gan chỉ ra sự hủy hoại tế bào gan nhưng không kèm theo hội chứng vàng da.
Các xét nghiệm viêm khớp mạn tính và luput ban đỏ có thể dương tính trong một vài trường hợp.
Hiếm khi thấy xuất hiện giảm bạch cầu hạt hay tiểu cầu.
Diazoxide:
Có tác dụng giữ lại muối, nước; làm tăng đường máu (khống chế bằng insulin).
Khi tăng huyết áp kết hợp với hạ kali máu thì cần loại trừ
Cường aldosteron nguyên phát.
Cường aldosteron giả.
Cường aldosteron thứ phát (ví dụ tăng huyết áp ác tính).
Hạ kali máu do tác dụng của thuốc lợi niệu.
Kali giảm trong bệnh thận.
Hội chứng Cushing.
Bài viết cùng chuyên mục
Xét nghiệm về Tumor marker và chẩn đoán bệnh ung thư
Người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp vật lý, phương pháp giải phẫu bệnh và phương pháp hóa sinh thông qua việc xác định dấu ấn ung thư
Xét nghiệm sinh hoá về bệnh gan mật
Gan là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng như chuyển hóa các chất protid, glucid, lipid; là nơi sản xuất protein (albumin, fibrinogen) cho máu; tạo bilirubin liên hợp có vai trò khử độc ở gan.
Xét nghiệm hoá sinh máu bệnh đường hô hấp
Bicarbonat thực là nồng độ thực tế bicarbonat của mẫu máu lấy trong điều kiện không tiếp xúc với không khí, nó tương ứng với pH và PaCO2 thực của mẫu máu.
Các xét nghiệm hoá sinh về bệnh tiểu đường
HbA1C là dạng kết hợp của glucose với HbA1, Nó chiếm hơn 70 phần trăm lượng hemoglobin được glycosyl hóa. Nồng độ HbA1C tương quan với nồng độ đường máu.
Xét nghiệm sinh hoá bệnh tuyến tụy
Hai xét nghiệm amylase, lipase huyết thanh là 2 xét nghiệm chính để đánh giá tổn thương chức năng tuyến tuỵ. Lipase chỉ do tuỵ sản xuất, còn amylase ngoài tuỵ còn do tuyến nước bọt sản xuất.
Các xét nghiệm sinh hóa máu trong nhồi máu cơ tim cấp
Các xét nghiệm cần được làm nhắc lại ở các thời điểm hợp lý để phát hiện các triệu chứng tái phát, các triệu chứng mới
Xét nghiệm về bệnh tuyến giáp và tuyến cận giáp
Việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm cần đúng thời gian, hợp lý và chuẩn bị mẫu xét nghiệm, trong một số xét nghiệm cần thiết phải tách.
Đơn vị SI dùng trong xét nghiệm y học
Đơn vị khối lượng là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những hỗn hợp phân tử có khối lượng phân tử thay đổi hoặc chưa được xác định. Ví dụ: protein nước tiểu 24 giờ = 90 mg.
Xét nghiệm hoá sinh về bệnh thận tiết niệu
Độ thanh lọc của một chất là số lượng ảo huyết tương đã được thận lọc và đào thải hoàn toàn chất đó ra nước tiểu trong 1 phút
Lưu ý lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm sinh hóa
Việc lấy huyết tương cho các xét nghiệm enzym là cần thiết vì trong thời gian đợi tách huyết thanh các enzym có nhiều trong hồng cầu, tiểu cầu dễ giải phóng ra trong quá trình đông máu làm cho kết quả sai lệch.
Xét nghiệm hoá sinh rối loạn lipid máu và xơ vữa động mạch
Rối loạn lipid máu nói chung và các rối loạn lipoprotein là yếu tố nguy hại lớn liên quan tới sự phát triển bệnh tim mạch
Xét nghiệm sinh hóa rối loạn cân bằng acid base
Thiếu oxy máu là một trong các nguyên nhân dẫn đến rối loạn các quá trình oxy hóa sinh học, kết quả là gây thiếu năng lượng tế bào, dẫn đến hủy diệt tế bào.