- Trang chủ
- Sách y học
- Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng
- Xét nghiệm hoá sinh máu bệnh đường hô hấp
Xét nghiệm hoá sinh máu bệnh đường hô hấp
Bicarbonat thực là nồng độ thực tế bicarbonat của mẫu máu lấy trong điều kiện không tiếp xúc với không khí, nó tương ứng với pH và PaCO2 thực của mẫu máu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Để đánh giá suy hô hấp, người ta thường dùng các thông số khí máu và cân bằng acid-base như PaO2, PaCO2, SaO2, AaDO2...
Thông thường để xác định các thông số khí máu và cân bằng acid - base, người ta lấy máu động mạch để xét nghiệm (lấy máu động mạch quay, động mạch trụ, động mạch cánh tay và động mạch đùi) bằng dụng cụ chuyên biệt để mẫu máu lấy tránh tiếp xúc với không khí và cho kết quả chính xác.
Khi xét nghiệm các thông số khí máu và cân bằng acid-base có 3 thông số pH, PaO2, PaCO2 đo tự động bằng các điện cực chọn lọc (có cấu tạo và hoạt động theo các nguyên lý riêng), còn các thông số khác được tính toán tự động nhờ bộ phận xử lý vi tính của máy. Khi đo máy cần được chuẩn hóa và đo ngay sau khi lấy máu.
Các thông số khí máu và cân bằng acid- base
PaO2 - phân áp oxy máu động mạch
Bình thường ở người trẻ, người trưởng thành PaO2 = 85 - 100mmHg, chiếm 95 -98% tổng lượng oxy có trong máu.
PaO2 tăng: khi áp lực riêng phần O2 máu phế nang tăng.
PaO2 giảm: do giảm thông khí, giảm khuếch tán và mất cân bằng tỷ lệ Va/Q (thông khí/lưu lượng máu).
PaCO2 - phân áp CO2 máu động mạch
Đây là một thông số cho biết các rối loạn cân bằng acid-base có liên quan tới nguyên nhân hô hấp hay không.
Bình thường: PaCO2 = 35 - 45 mmHg, trung bình là 40 mmHg.
PaCO2 phụ thuộc vào thông khí phế nang (tỷ lệ nghịch): tăng khi thông khí phế nang giảm và ngược lại.
SaO2 - độ bão hòa oxy chức năng (functional oxygen saturation)
SaO2 là dạng kết hợp của oxy với hemoglobin.
Bình thường: SaO2 = 95 - 97% (95 - 99% nếu pH = 7,38 - 7,42; PaO2= 97%, PaCO2 = 40 mmHg).
Khi SaO2 giảm, nhỏ hơn 50% thì ái lực gắn của oxy với Hb giảm mạnh.
AaDO2- chênh lệch oxy giữa phế nang và động mạch (alveolar- arterial O2 gradient)
Bình thường: AaDO2 nhỏ hơn 15 mmHg. Từ trên 30 tuổi, cứ tăng thêm 10 tuổi thì AaDO2 tăng lên 3 mmHg.
AaDO2 tăng cho biết có rối loạn trao đổi khí.
pH máu động mạch
Bình thường: pH máu động mạch = 7,38 - 7,42.
pH < 7,38 là nhiễm acid.
pH > 7,42 là nhiễm base.
Bicarbonat (HCO3-)
Bicarbonat là lượng HCO3- có trong huyết tương, gồm bicarbonat thực (actual bicarbonat = AB) và bicarbonat chuẩn (standard bicarbonat= SB).
Bicarbonat thực là nồng độ thực tế bicarbonat của mẫu máu lấy trong điều kiện không tiếp xúc với không khí, nó tương ứng với pH và PaCO2 thực của mẫu máu.
Bình thường: AB = 25 mmol/l.
Bicarbonat chuẩn là lượng HCO3- (mmol/l) của huyết tương được qui về điều kiện chuẩn như PaCO2= 40 mmHg, To= 37oC, pH = 7,40.
Bình thường: SB = 24 ± 2 (mmol/l).
CO2 toàn phần (t.CO2) được tính theo công thức sau:
t.CO2 = CO2 hòa tan (PaCO2) + CO2 carbaminat + CO2/bicarbonat (chiếm tới 90% tổng CO2 trong máu).
Bình thường: t.CO2 = 25 - 30 (mmol/l). + Base dư (Base exess = BE).
BE là sự chênh lệch giữa base đệm của bệnh nhân và base đệm của người bình thường.
Bình thường: BE = 0 (pH = 7,40; PaCO2= 40 mmHg; Hb toàn phần = 150 g/l, nhiệt độ 37OC).
Sự thay đổi các thông số khí máu cho phép đánh giá tình trạng thiếu oxy máu và các bệnh có suy hô hấp.
Suy hô hấp
Các thông số khí máu và cân bằng acid-base thay đổi và có các trị số như sau:
Suy hố hấp khi
PaO2 < 70 mmHg.
PaCO2 > 44 mmHg.
SaO2 < 96%.
Suy hô hấp mạn tính
PaO2< 60 - 70 mmHg.
PaCO2 > 50 - 60 mmHg.
SaO2 < 80 - 90%.
pH giảm.
HCO3- tăng.
BE (+).
BB tăng.
Suy hô hấp mạn tính gặp trong một số bệnh về đường hô hấp như:
Trong phổi:
Giảm thông khí phế nang.
Phế quản-phế viêm.
Viêm phổi.
Hen.
Lao.
Hội chứng tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Khí phế thũng.
K phổi.
Hít phải khí CO2, hít lại không khí đã thở.
Bị ức chế thần kinh do uống thuốc ngủ, bại liệt.
Hít phải khí độc, nhiễm độc.
Ngoài phổi:
Dị dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống.
Béo bệu.
Trong một số trường hợp, suy hô hấp mạn tính như phế quản-phế viêm, viêm phổi trong cơn bùng phát dễ chuyển thành dạng suy hô hấp cấp tính.
Suy hô hấp cấp
PaO2< 50 mmHg.
PaCO2 > 60 mmHg.
pH máu giảm mạnh.
t.CO2 tăng.
HCO3- tăng cao.
BB tăng, BE dương và > 2.
Suy hô hấp cấp tính gặp trong một số bệnh hô hấp sau:
Ngoài phổi:
Tắc nghẽn khí quản do bị chèn ép.
Do tổn thương sọ não.
Do tai biến của thuốc mê.
Do chấn thương ngực.
Tại phổi:
Viêm phổi có bội nhiễm.
Hít phải khí độc.
Tắc nghẽn mạch phổi.
Tràn dịch tràn khí màng phổi.
Suy hô hấp típ I: chỉ giảm PaO2 máu:
PaO2 < 70 mmHg.
PaCO2< 45 mmHg.
Suy hô hấp típ II: PaCO2 tăng:
PaO2 < 70 mmHg.
PaCO2 > 45 mmHg.
Trụy hô hấp:
SaO2 < 50%.
PaCO2 > 100 mmHg.
Các xét nghiệm về khí máu và cân bằng acid-base cho phép đánh giá tình trạng thiếu oxy máu và trạng thái cân bằng acid-base trong cơ thể.
Bài viết cùng chuyên mục
Xét nghiệm sinh hoá bệnh tuyến tụy
Hai xét nghiệm amylase, lipase huyết thanh là 2 xét nghiệm chính để đánh giá tổn thương chức năng tuyến tuỵ. Lipase chỉ do tuỵ sản xuất, còn amylase ngoài tuỵ còn do tuyến nước bọt sản xuất.
Xét nghiệm sinh hóa rối loạn cân bằng acid base
Thiếu oxy máu là một trong các nguyên nhân dẫn đến rối loạn các quá trình oxy hóa sinh học, kết quả là gây thiếu năng lượng tế bào, dẫn đến hủy diệt tế bào.
Các xét nghiệm sinh hóa máu trong nhồi máu cơ tim cấp
Các xét nghiệm cần được làm nhắc lại ở các thời điểm hợp lý để phát hiện các triệu chứng tái phát, các triệu chứng mới
Xét nghiệm hoá sinh về bệnh thận tiết niệu
Độ thanh lọc của một chất là số lượng ảo huyết tương đã được thận lọc và đào thải hoàn toàn chất đó ra nước tiểu trong 1 phút
Lưu ý lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm sinh hóa
Việc lấy huyết tương cho các xét nghiệm enzym là cần thiết vì trong thời gian đợi tách huyết thanh các enzym có nhiều trong hồng cầu, tiểu cầu dễ giải phóng ra trong quá trình đông máu làm cho kết quả sai lệch.
Xét nghiệm hoá sinh rối loạn lipid máu và xơ vữa động mạch
Rối loạn lipid máu nói chung và các rối loạn lipoprotein là yếu tố nguy hại lớn liên quan tới sự phát triển bệnh tim mạch
Xét nghiệm sinh hóa trong tăng huyết áp
Các xét nghiệm cận lâm sàng đôi khi phát hiện được nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp. Nếu phát hiện được nguyên nhân gây tăng huyết áp thì bệnh có thể điều trị được.
Đơn vị SI dùng trong xét nghiệm y học
Đơn vị khối lượng là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những hỗn hợp phân tử có khối lượng phân tử thay đổi hoặc chưa được xác định. Ví dụ: protein nước tiểu 24 giờ = 90 mg.
Xét nghiệm về Tumor marker và chẩn đoán bệnh ung thư
Người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp vật lý, phương pháp giải phẫu bệnh và phương pháp hóa sinh thông qua việc xác định dấu ấn ung thư
Các xét nghiệm hoá sinh về bệnh tiểu đường
HbA1C là dạng kết hợp của glucose với HbA1, Nó chiếm hơn 70 phần trăm lượng hemoglobin được glycosyl hóa. Nồng độ HbA1C tương quan với nồng độ đường máu.
Xét nghiệm sinh hoá về bệnh gan mật
Gan là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng như chuyển hóa các chất protid, glucid, lipid; là nơi sản xuất protein (albumin, fibrinogen) cho máu; tạo bilirubin liên hợp có vai trò khử độc ở gan.
Xét nghiệm về bệnh tuyến giáp và tuyến cận giáp
Việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm cần đúng thời gian, hợp lý và chuẩn bị mẫu xét nghiệm, trong một số xét nghiệm cần thiết phải tách.