Lưu ý lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm sinh hóa

2013-07-29 10:17 PM

Việc lấy huyết tương cho các xét nghiệm enzym là cần thiết vì trong thời gian đợi tách huyết thanh các enzym có nhiều trong hồng cầu, tiểu cầu dễ giải phóng ra trong quá trình đông máu làm cho kết quả sai lệch.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thiếu sót trong kỹ thuật lấy bệnh phẩm có thể cho kết quả xét nghiệm không đúng. Để có kết quả xét nghiệm xác thực, không bị sai số cần chú ý một số vấn đề khi lấy bệnh phẩm như sau:

Yêu cầu chung

Thông thường, lấy máu vào buổi sáng, sau một đêm ngủ dậy, chưa ăn. Tùy theo yêu cầu xét nghiệm cần có sự chuẩn bị dụng cụ, chất chống đông phù hợp để không gây sai số kết quả xét nghiệm. Mỗi mẫu bệnh phẩm cần ghi rõ họ tên bệnh nhân, khoa để tránh nhầm lẫn bệnh nhân; yêu cầu xét nghiệm.

Một số yêu cầu cụ thể

Lấy máu toàn phần hay huyết tương

Yêu cầu kỹ thuật cần lấy máu sao cho không hủy huyết, muốn vậy cần chú ý một số điểm sau: Khi bơm máu vào ống ly tâm cần bỏ kim, bơm nhẹ nhàng, cân bằng khi ly tâm. Nên tách huyết tương trong vòng một giờ sau khi lấy máu để tránh đường máu giảm, kali có thể từ hồng cầu ra làm tăng kali máu.

Việc lấy huyết tương cho các xét nghiệm enzym là cần thiết vì trong thời gian đợi tách huyết thanh các enzym có nhiều trong hồng cầu, tiểu cầu dễ giải phóng ra trong quá trình đông máu làm cho kết quả sai lệch.

Lấy huyết thanh

Lấy máu tĩnh mạch, lúc đói chưa ăn uống gì để tránh các thay đổi do ăn uống. Khi lấy máu xong, bỏ kim tiêm, bơm nhẹ nhàng máu vào ống nghiệm, để máu vào tủ ấm 37OC hoặc để ở nhiệt độ phòng xét nghiệm. Khi máu đã đông, dùng
một que thuỷ tinh nhỏ, đầu tròn tách nhẹ phần trên cục máu đông khỏi thành ống để huyết thanh được tách ra nhanh hơn. Để một thời gian cho huyết thanh tiết hết, lấy ra ly tâm 2500 - 3000 vòng/phút, hút huyết thanh ra ống nghiệm khác là tốt nhất.

Dùng chất chống đông

Lượng chất chống đông cho 1 ml máu như sau:

Oxalat:  2 - 3 mg.

Citrat:  5 mg.

Flourid: 10 mg.

Heparin: 50 - 70 đơn vị.

EDTA:  1 mg.

Chú ý:

Xét nghiệm các chất điện giải thì không dùng muối oxalat natri, hoặc citrat vì làm tăng hàm lượng natri, giảm Ca++.

Xét nghiệm fibrinogen thì nên dùng EDTA để chống đông máu, không dùng heparin.

Thời gian bảo quản cho phép đối với huyết thanh hoặc huyết tương là 4 giờ ở nhiệt độ phòng, 24 giờ ở 40C.

Đối với các xét nghiệm enzym

Sau khi lấy máu xong làm xét nghiệm càng sớm càng tốt, tránh làm tan máu (thường do kỹ thuật lấy máu và ly tâm). Máu để lâu làm tăng tính thấm của màng hồng cầu. Khi phải bảo quản mẫu bệnh phẩm cần chú ý thời gian cho phép bảo quản huyết thanh hoặc huyết tương ở 40C, theo bảng sau:

Bảng: Thời gian cho phép bảo quản để xác định các enzym huyết thanh.

Thời gian cho phép bảo quản để xác định các enzym huyết thanh

Khi lấy nước tiểu

Thông thường lấy nước tiểu giữa dòng, bỏ phần đầu để làm các xét nghiệm định tính, trong đó có xét nghiệm 10 thông số, 2 thông số và 3 thông số nước tiểu. Khi nghi ngờ có glucose niệu thì nên lấy nước tiểu sau bữa ăn 2 giờ.

Nước tiểu 24h (hoặc 12h) để làm xét nghiệm định lượng một số chất, thường phải thu góp vào dụng cụ đã được vô khuẩn và dùng chất bảo quản như dung dịch thymol 10% (5ml) và kết hợp bảo quản trong lạnh. Dung dịch thymol bảo quản để làm đa số các xét nghiệm nước tiểu (trừ 17-cetosteroid).

Xét nghiệm chuyên biệt

Xét nghiệm khí máu và cân bằng acid-base

Để làm xét nghiệm khí máu và cân bằng acid-base cần lấy máu đúng qui định, đúng kỹ thuật thì mới cho kết quả chính xác. Một số yêu cầu kỹ thuật là:

Vị trí lấy máu:

Lấy máu độmg mạch là tốt nhất, thường lấy máu động mạch trụ, động mạch quay, hoặc động mạch cánh tay. Cũng có thể lấy máu mao-động mạch hoá ở gót chân, ngón tay hoặc dái tai đã được làm nóng lên, kết quả cũng gần như như lấy máu động mạch. Lấy máu mao-động mạch hoá đặc biệt tốt đối với trẻ em.

Dụng cụ:

Lấy máu bằng dụng cụ chuyên biệt như microsampler, nó cho phép lấy máu động mạch tránh được bọt không khí làm hưởng đến kết quả xét nghiệm (pH, PaCO2, PaO2, SaO2...).

Lấy máu xong phải đo ngay trong vòng 30 phút. Muốn thế máy phải được chuẩn trước và luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng đo. Nếu do điều kiện không đo ngay được phải bảo quản mẫu máu trong nước đá, nhiệt độ ≤ 4OC và đo càng sớm càng tốt.

Bài viết cùng chuyên mục

Xét nghiệm về bệnh tuyến giáp và tuyến cận giáp

Việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm cần đúng thời gian, hợp lý và chuẩn bị mẫu xét nghiệm, trong một số xét nghiệm cần thiết phải tách.

Xét nghiệm sinh hóa rối loạn cân bằng acid base

Thiếu oxy máu là một trong các nguyên nhân dẫn đến rối loạn các quá trình oxy hóa sinh học, kết quả là gây thiếu năng lượng tế bào, dẫn đến hủy diệt tế bào.

Xét nghiệm hoá sinh về bệnh thận tiết niệu

Độ thanh lọc của một chất là số lượng ảo huyết tương đã được thận lọc và đào thải hoàn toàn chất đó ra nước tiểu trong 1 phút

Các xét nghiệm hoá sinh về bệnh tiểu đường

HbA1C là dạng kết hợp của glucose với HbA1, Nó chiếm hơn 70 phần trăm lượng hemoglobin được glycosyl hóa. Nồng độ HbA1C tương quan với nồng độ đường máu.

Xét nghiệm sinh hóa trong tăng huyết áp

Các xét nghiệm cận lâm sàng đôi khi phát hiện được nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp. Nếu phát hiện được nguyên nhân gây tăng huyết áp thì bệnh có thể điều trị được.

Xét nghiệm hoá sinh máu bệnh đường hô hấp

Bicarbonat thực là nồng độ thực tế bicarbonat của mẫu máu lấy trong điều kiện không tiếp xúc với không khí, nó tương ứng với pH và PaCO2 thực của mẫu máu.

Xét nghiệm về Tumor marker và chẩn đoán bệnh ung thư

Người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp vật lý, phương pháp giải phẫu bệnh và phương pháp hóa sinh thông qua việc xác định dấu ấn ung thư

Xét nghiệm hoá sinh rối loạn lipid máu và xơ vữa động mạch

Rối loạn lipid máu nói chung và các rối loạn lipoprotein là yếu tố nguy hại lớn liên quan tới sự phát triển bệnh tim mạch

Xét nghiệm sinh hoá về bệnh gan mật

Gan là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng như chuyển hóa các chất protid, glucid, lipid; là nơi sản xuất protein (albumin, fibrinogen) cho máu; tạo bilirubin liên hợp có vai trò khử độc ở gan.

Đơn vị SI dùng trong xét nghiệm y học

Đơn vị khối lượng là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những hỗn hợp phân tử có khối lượng phân tử thay đổi hoặc chưa được xác định. Ví dụ: protein nước tiểu 24 giờ = 90 mg.

Các xét nghiệm sinh hóa máu trong nhồi máu cơ tim cấp

Các xét nghiệm cần được làm nhắc lại ở các thời điểm hợp lý để phát hiện các triệu chứng tái phát, các triệu chứng mới

Xét nghiệm sinh hoá bệnh tuyến tụy

Hai xét nghiệm amylase, lipase huyết thanh là 2 xét nghiệm chính để đánh giá tổn thương chức năng tuyến tuỵ. Lipase chỉ do tuỵ sản xuất, còn amylase ngoài tuỵ còn do tuyến nước bọt sản xuất.