Hình ảnh rung thất, rung nhĩ trên điện tâm đồ

2012-10-15 08:11 AM

Rung nhĩ cũng giống như rung thất, là tình trạng nhĩ không bóp nữa mà từng thớ của nó rung lên, do tác động của những xung động rất nhanh, và rất không đều.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rung thất

Rung thất là tình trạng thất không bóp nữa mà từng vùng hay từng thớ cơ thất rung lên vì co bóp khác nhau do những ổ ngoại vị trong thất phát xung động loạn xạ gây ra. Kết quả là tuần hoàn bị ngừng hẳn, bệnh nhân ngất đi và sẽ chết sau mấy phút.

Đặc điểm hình ảnh

 Rung thất

Không còn thấy dấu vết gì của các phức bộ PQRST nữa, mà chỉ thấy những dao động ngoằn ngoèo với hình dạng, biên độ, thời gian và tần số không đều, luôn luôn thay đổi khoảng 300 – 400/phút.

Có khi có những đợt ngắn dao động rất cao và đều hơn, với tần số khoảng 250/phút và gọi là cuồng thất.

Nguyên nhân và tiên lượng

Rung thất là một “siêu  cấp cứu”  nội khoa, nghĩa  là nếu không khẩn trương xử lý trong khoảng mấy phút thì bệnh nhân sẽ chết không cứu vãn được.

Tùy theo nguyên nhân, rung thất:

Có thể khỏi hẳn (tiên lượng tốt), nếu do điện giật, chết đuối (mới), chấn thương, mổ tim, thông dò tim, gây mê, dùng quinidin, procainamide…

Khó hồi phục (tiên lượng xấu) nếu là do một bệnh tim có suy tim nặng với tim to nhiều, cơn ngất của hội chứng Adams Stokes, nhồi máu cơ tim, nhịp nhanh thất kéo dài do ngộ độc digitan…

Điều trị

Sốc điện (300 – 400W/s) kết hợp với xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo với oxy dưới áp lực.

Mở lồng ngực, xoa bóp tim trực tiếp.

Rung nhĩ

Rung nhĩ cũng giống như rung thất là tình trạng nhĩ không bóp nữa mà từng thớ của nó rung lên do tác động của những xung động rất nhanh (khoảng  400/phút) và rất không đều.

Các xung động này trước kia được Lewis chứng minh là xuất phát từ một vận động vòng tròn xung quanh gốc tĩnh mạch chủ trên. Nhưng gần đây Rothberger, rồi Prinzmetal đã dùng những phương pháp nghiên cứu hiện đại chứng minh chúng cũng xuất phát từ ổ lạc chỗ trong cơ tâm nhĩ như trong nhịp nhanh kịch phát trên thất. Tần số của chúng quá nhanh nên nhĩ không bóp theo kịp và rung lên.

Còn thất thì cũng đập rất không đều nhưng chậm hơn nhĩ nhiều vì thời kỳ trơ của các đường dẫn truyền nhĩ thất (nút Tawara, bó His…) cản bớt lại rất nhiều các xung động của nhĩ muốn truyền xuống thất (blốc nhĩ – thất sinh lý).

Nguyên nhân

Trong lâm sàng, chúng ta rất hay gặp rung nhĩ, thứ nhất là trong hẹp hai lá, rồi đến thấp tim nói chung, cường giáp trạng, thiểu năng vành. Đôi khi gặp trong viêm màng ngoài tim đặc biệt là hội chứng Pick, ngộ độc digitan, bạch hầu, thương hàn…

Đặc điểm hình ảnh

Rung nhĩ

Sóng P và đường đồng điện đều biến mất và được thay thế bởi những sóng “f” là những sóng ngoằn ngoèo méo mó, to nhỏ, dài ngắn rất không đều với tần số khoảng 400/phút. Hình ảnh này thường thấy rõ nhất ở V1, V3R, S5.

Các khoảng RR rất không đều: đó là hình ảnh “loạn nhịp hoàn toàn”. Trường hợp nó đều và chậm thì là có phối hợp blốc nhĩ – thất cấp 3. Tần số QRS có thể nhanh (100 -160/phút), bình thường hay chậm. Nó tăng lên khi gắng sức và chậm đi khi ấn nhãn cầu.

Hình dạng các phức bộ QRST trên cùng một chuyển đạo có thể có những chi tiết hơi khác nhau; cái này hơi cao hơn, có móc, cái hơi rộng hơn, trát đậm… do các sóng f chồng lên.

Cũng có khi có một phức bộ hay một loạt phức bộ có hình dạng khác hẳn đi theo kiểu block nhánh phải (giãn rộng, có móc) và rất giống ngoại tâm thu thất, đó là loại dẫn truyền lệch hướng thường xuất hiện khi tần số thất tăng nhanh lên. Dạng này chỉ khác ngoại tâm thu thất ở chỗ không có khoảng ghép cố định, thất đồ biến dạng ít hơn, không có khoảng nghỉ bù, đây là chẩn đoán phân biệt quan trọng vì ngoại tâm thu thất có chống chỉ định tương đối digital còn dẫn truyền lệch hướng thì không.

Cuồng động nhĩ

(Cuồng động nhĩ)

Điều trị

Sốc điện (50 – 100, có khi tới 350W/s): kết quả thường rất tốt.

Propranolol: cũng có nhiều ca kết quả tốt.

Quinidin: Cũng có kết quả, nhưng sử dụng phiền phức và nguy hiểm hơn. Khi nhịp nhanh thì nên cho một đợt digitan trước, rồi hãy cho quinidin thì k ết quả hơn.

Bài viết cùng chuyên mục

Cách xác định trục điện tim (điện tâm đồ)

Nhìn trên điện tâm đồ, tìm trong 6 chuyển đạo ngoại biên, xem phức bộ QRS ở chuyển đạo nào có biên độ nhỏ nhất, và gọi nó là chuyển đạo A.

Ghi điện tâm đồ sai kỹ thuật

Dán nhầm thứ tự các chuyển đạo, hoặc dán nhầm điện tâm đồ của người này sang người khác, khi dán băng điện tâm đồ vào tờ hồ sơ của từng bệnh nhân.

Các bước đọc điện tâm đồ

Kiểm tra kỹ thuật ghi điện tâm đồ, phát hiện ghi sai, ảnh hưởng tạp, milivôn lấy đúng 1cm hay không? Tốc độ ghi bao nhiêu? Nghĩa là các đường kẻ dọc cách nhau bao nhiêu phần trăm giây.

Hình ảnh nhịp bộ nối, thoát bộ nối và phân ly nhĩ thất

P và QRS không có liên hệ gì với nhau, P lúc thì đứng trước, lúc thì đứng sau, lúc thì chồng lên QRS, nhưng các khoảng PP vẫn bằng nhau, cả các khoảng RR cũng thế.

Sóng P bình thường và bệnh lý trên điện tâm đồ

Thời gian tức là bề rộng của P thường cũng tiêu biểu ở D2, P tiêu biểu có bề rộng trung bình là 0,08s, tối đa 0,11s, tối thiểu 0,05s.

Khoảng QT bình thường và bệnh lý trên điện tâm đồ

Khi có sóng U quá cao chồng tiếp vào sườn của T, người ta dễ lầm U là phần đuôi của T và đo QT lầm sang QU nghĩa là xác định QT dài ra một cách sai lầm.

Nhĩ đồ và thất đồ trên điện tâm đồ

Khi nhĩ tái cực, nó phát ra một dòng điện ghi lên máy bằng một sóng âm nhỏ gọi là sóng Ta (auricular  T), nhưng ngay lúc này cũng xuất hiện khử cực thất (QRS với điện thế mạnh hơn nhiều nên trên điện tâm đồ thông thường ta không nhìn thấy được sóng Ta.

Điện tâm đồ chẩn đoán các rối loạn nhịp tim

Bình thường, nút xoang giữ vai trò chủ nhịp vì nó phát xung nhanh nhất: 70 mỗi phút, các ổ khác, càng ở thấp càng phát xung chậm hơn.

Hình ảnh bệnh động mạch vành trên điện tâm đồ

ST chênh xuống, thẳng đuỗn, đây là tổn thương dưới nội tâm mạc, thường có trong chứng nhồi máu dưới nội tâm mạc hay chứng đau thắt ngực.

Hình ảnh ngoại tâm thu thất, nhĩ (trên thất) điện tâm đồ

Trường hợp là ngoại tâm thu nghỉ bù, ta có thể thấy đi kèm vào thất đồ ngoại tâm thu, có một sóng P nó có thể rơi vào bất kỳ trước, trong hay sau thất đồ mà không có liên hệ gì với nó.

Hình ảnh nhồi máu cơ tim: giai đoạn, các loại trên điện tâm đồ

Thường thường, vùng cơ tim bị nhồi máu có một vùng đứng giữa bị hoại tử, rồi đến một vùng tổn thương bao quanh nó và ngoài cùng là một vùng thiếu máu bao quanh vùng tổn thương.

Hình ảnh chủ nhịp lưu động trên điện tâm đồ

P biến đổi hình dạng, từ dương sang hai pha, có móc rồi âm hay ngược lại, trong khi đó PQ và tần số tim cũng hơi biến đổi theo, còn QRST thì không biến đổi gì cả.

Quá trình điện học và hình thành điện tâm đồ

Khi tim ở trạng thái nghỉ, không có dòng điện tim nào qua máy, và bút sẽ chỉ ghi lên giấy một đường thẳng ngang, ta gọi đó là đường đồng điện.

Phức bộ QRS bình thường và bệnh lý trên điện tâm đồ

Nếu phức bộ QRS có nhiều sóng dương, thì lấy hình chiếu của đỉnh sóng dương cuối cùng, thời gian đó thường được đo ở V1, V2, V5, V6.

Phân tích hình dạng sóng điện tâm đồ

Về mỗi sóng hay khoảng đó, người ta đều đồng thời phân tích ở tất cả các chuyển đạo đã ghi (thường là 12 chuyển đạo thông dụng) và thường chọn lọc ra những dấu hiệu và yếu tố tiêu biểu.

Hình ảnh tăng gánh nhĩ trái, nhĩ phải và hai nhĩ trên điện tâm đồ

Tăng gánh hai nhĩ, hay gặp nhất trong bệnh van hai lá, ba lá, bao gồm các triệu chứng của dày nhĩ trái, và dày nhĩ phải phối hợp thành rất nhiều hình thái.

Hình ảnh nhịp xoang trên điện tâm đồ

Không đều, ta gọi là loạn nhịp xoang, thường gặp ở trẻ em (do hô hấp), loạn trương lực thần kinh thực vật. Đặc điểm chung của các loại nhịp xoang là tần số và nhịp điệu của chúng bị biến đổi khi gắng sức, cảm xúc, ấn mắt, hô hấp, tiêm atropin.

Các tư thế điện học của tim trên điện tâm đồ

Khi tim xoay theo lối tư thế nằm nhưng không nằm hẳn, mà mới nửa chừng thì aVL cũng dương, nhưng aVF thì chưa âm và biên độ tương đối chỉ giảm xuống gần 0.

Tính tần số tim trên điện tâm đồ

Khi nhịp tim không đều, ta phải chọn vài khoảng RR dài ngắn khác nhau mà tính lấy trung bình cộng rồi hãy tính ra tần số tim trung bình.

Phương pháp ghi và định chuẩn điện tâm đồ

Người ta in sẵn lên giấy những đường kẻ ngang cách nhau 1mm, trước khi cho dòng điện tim chạy vào máy, người ta phóng vào một dòng điện 1mv và vặn nút điều chỉnh.

Sóng T bình thường và bệnh lý trên điện tâm đồ

Tuy nhiên, đến V5, V6, T có thể hơi thấp xuống do điện cực đã xa tim hơn, ở các chuyển đạo thực quản cao, và trong buồng tim, sóng T đều âm.

Hình ảnh hội chứng Wolf Parkinson White (WPW) trên điện tâm đồ

Hội chứng này có thể gặp ở người bình thường ở một số bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng, thoái hóa hay ở các bệnh mạch vành, thấp tim, tim bẩm sinh, nhất là bệnh Ebstein.

Cách đặt các chuyển đạo điện tâm đồ

Các trục chuyển đạo RL, RF, và LF của D1, D2, D3 lập thành 3 cạnh của một hình tam giác, có thể coi như tam giác đều với mỗi góc bằng 600 gọi là tam giác Einthoven.

Truyền đạt nhĩ thất trên điện tâm đồ

Người ta không đo thời gian của T, vì nó rất thay đổi, tùy từng người, hơn nữa, chỗ khởi điểm của nó tiếp với ST rất thoai thoải, khó đo.

Hình ảnh nhịp nhanh kịch phát trên thất, thất

QRS giãn rộng, trát đậm, có móc, mỗi phức bộ có thể có một vài chi tiết khác nhau, ST và T trái chiều với QRS.