Staclazide MR: thuốc điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (type 2)

2021-02-09 07:57 AM

Staclazide MR điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (type 2) ở người lớn khi không kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn kiêng, luyện tập thể lực và giảm cân. Staclazide MR được uống mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhà sản xuất

Stellapharm J.V.

Thành phần

Mỗi viên: Gliclazid 30mg hoặc 60mg.

Mô tả

Staclazide 30 MR: Viên nén hình oval, màu trắng, hai mặt trơn.

Staclazide 60 MR: Viên nén hình oval, màu trắng hay trắng ngà, hai mặt khum, một mặt trơn.

Dược lực học

Gliclazid là một thuốc chống đái tháo đường dạng uống thuộc nhóm sulfonylurê có tác dụng hạ glucose huyết, có cấu trúc dị vòng chứa nitơ khác với các sulfonylurê khác.

Gliclazid làm giảm nồng độ glucose huyết bằng cách kích thích sự tiết insulin từ các tế bào bêta của đảo Langerhans. Sự tăng insulin sau khi ăn và tiết C-peptid vẫn kéo dài sau hai năm điều trị.

Ngoài những đặc tính chuyển hóa, gliclazid còn có các đặc tính huyết mạch.

Ảnh hưởng trên sự phóng thích insulin

Ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2, gliclazid phục hồi đỉnh tiết sớm của insulin trong đáp ứng với glucose và làm tăng tiết insulin ở pha thứ 2. Có sự tăng đáng kể đáp ứng tiết insulin khi có kích thích bởi bữa ăn hay glucose.

Các đặc tính huyết mạch

Gliclazid làm giảm quá trình hình thành vi huyết khối theo hai cơ chế có thể liên quan đến các biến chứng của bệnh đái tháo đường:

Ức chế một phần sự kết tập và kết dính tiểu cầu, với việc giảm các chất đánh dấu sự hoạt hóa tiểu cầu (beta thromboglobulin, thromboxan B2).

Tác động lên hoạt tính tiêu giải fibrin ở nội mô mạch máu với sự tăng hoạt tính tPA.

Dược động học

Hấp thu

Sau khi uống, nồng độ thuốc trong huyết tương tăng từ từ trong 6 giờ đầu thì đạt trạng thái ổn định, trạng thái này được duy trì từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 12. Ít có sự khác biệt giữa các cá thể. Gliclazid được hấp thu hoàn toàn. Thức ăn không ảnh hưởng đến tốc độ cũng như mức độ hấp thu.

Phân bố

Gliclazid gắn kết với protein huyết tương khoảng 95%. Thể tích phân phối khoảng 30 lít. Uống 1 liều duy nhất/ngày Staclazide MR cho phép duy trì nồng độ hữu hiệu của gliclazid trong huyết tương trong 24 giờ.

Biến đổi sinh học

Gliclazid được chuyển hóa chủ yếu ở gan và bài tiết qua nước tiểu: dưới 1% được tìm thấy dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Không có một chất chuyển hóa có hoạt tính nào được tìm thấy trong huyết tương.

Thải trừ

Thời gian bán thải của gliclazid trong khoảng 12-20 giờ.

Tính tuyến tính/không tuyến tính: Giữa liều dùng (lên đến 120 mg) và diện tích dưới đường cong (AUC) có quan hệ tuyến tính với nhau.

Đối tượng đặc biệt

Người cao tuổi: Không ghi nhận có những thay đổi lâm sàng nào đáng kể trên các thông số dược động ở người cao tuổi.

Chỉ định và công dụng

Ðái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ 2) ở người lớn khi không kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn kiêng, luyện tập thể lực và giảm cân.

Liều lượng và cách dùng

Staclazide MR được uống mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Nuốt nguyên viên thuốc, không nhai, bẻ hay làm vỡ viên thuốc trước khi uống.

Liều dùng hàng ngày có thể dao động từ 1 viên Staclazide 30 MR đến 2 viên Staclazide 60 MR, tương ứng với 30-120 mg gliclazid.

Nếu quên dùng thuốc, không tăng liều vào ngày kế tiếp.

Cũng như với tất cả các thuốc hạ glucose huyết khác, phải chỉnh liều theo đáp ứng chuyển hóa đối với từng bệnh nhân (glucose huyết, HbA1c).

Liều khởi đầu

Liều khởi đầu khuyến cáo là 30 mg/ngày (1 viên Staclazide 30 MR).

Nếu glucose huyết được kiểm soát thỏa đáng, có thể dùng liều này trong điều trị duy trì.

Nếu glucose huyết không được kiểm soát thỏa đáng, có thể tăng liều lên 60 mg/ngày (2 viên Staclazide 30 MR hoặc 1 viên Staclazide 60 MR), 90 mg/ngày (3 viên Staclazide 30 MR) hoặc 120 mg/ngày (4 viên Staclazide 30 MR hoặc 2 viên Staclazide 60 MR), bằng cách tăng liều từng nấc. Mỗi lần tăng liều cách nhau ít nhất 1 tháng, ngoại trừ ở những bệnh nhân có glucose huyết không giảm sau 2 tuần điều trị. Trong trường hợp này, có thể tăng liều ngay ở cuối tuần thứ hai điều trị.

Liều khuyến cáo tối đa là 120 mg/ngày (4 viên Staclazide 30 MR hoặc 2 viên Staclazide 60 MR).

Chuyển từ viên nén gliclazid 80mg thông thường sang viên nén phóng thích kéo dài Staclazide 30 MR

1 viên nén gliclazid 80 mg thông thường có hiệu quả tương đương với 1 viên nén phóng thích kéo dài Staclazide 30 MR. Do đó có thể thực hiện việc chuyển đổi nhưng phải theo dõi glucose huyết cẩn thận.

Chuyển từ một thuốc chống đái tháo đường dạng uống khác sang viên nén phóng thích kéo dài Staclazide MR

Có thể sử dụng viên nén phóng thích kéo dài Staclazide MR để thay thế thuốc chống đái đường dạng uống khác.

Nên lưu ý đến liều lượng và thời gian bán thải của thuốc chống đái tháo đường dùng trước đó khi chuyển sang viên nén phóng thích kéo dài Staclazide MR.

Thông thường không cần giai đoạn chuyển tiếp. Nên bắt đầu ở liều 30 mg (1 viên Staclazide 30 MR), sau đó điều chỉnh tùy theo đáp ứng glucose huyết của từng bệnh nhân như đã nêu ở trên.

Nếu chuyển tiếp từ một sulfonylurê hạ glucose huyết có thời gian bán thải dài, có thể có một giai đoạn không điều trị trong vài ngày nhằm tránh tác động cộng hợp của hai thuốc, dẫn đến hạ glucose huyết. Khi chuyển từ thuốc khác sang Staclazide MR, nên áp dụng như khi mới bắt đầu điều trị, có nghĩa là nên bắt đầu ở liều 30 mg/ngày (1 viên Staclazide 30 MR), sau đó tăng liều từng nấc, tùy theo đáp ứng chuyển hóa.

Phối hợp với các thuốc chống đái tháo đường khác

Staclazide MR có thể được dùng phối hợp với biguanid, các thuốc ức chế alpha-glucosidase hoặc insulin.

Ở những bệnh nhân không đủ kiểm soát bệnh với Staclazide MR, có thể phối hợp với insulin nhưng phải theo dõi chặt chẽ.

Các đối tượng đặc biệt

Người cao tuổi

Dùng chế độ liều Staclazide MR tương tự như đối với bệnh nhân dưới 65 tuổi.

Bệnh nhân suy thận

Ở những bệnh nhân suy thận nhẹ đến vừa, dùng chế độ liều tương tự như đối với bệnh nhân có chức năng thận bình thường nhưng phải theo dõi cẩn thận. Các dữ liệu này đã được chứng minh qua các thử nghiệm trên lâm sàng.

Bệnh nhân có nguy cơ hạ glucose huyết

Do dinh dưỡng kém hoặc suy dinh dưỡng.

Do mắc các rối loạn nội tiết nặng hoặc còn bù kém (suy tuyến yên, suy tuyến giáp, suy thượng thận).

Đang trong giai đoạn ngưng corticoid sau khi dùng kéo dài và/hoặc liều cao.

Bệnh mạch máu nặng (bệnh mạch vành nặng, tổn thương động mạch cảnh nặng, bệnh mạch máu lan tỏa);

Khuyến cáo dùng liều khởi đầu tối thiểu là 30 mg/ngày (1 viên 30 MR).

Trẻ em

Tính an toàn và hiệu quả của Staclazide MR ở trẻ em và trẻ vị thành niên chưa được thiết lập. Hiện chưa có dữ liệu.

Quá liều

Quá liều sulfonylurê có thể gây tụt glucose huyết.

Trường hợp nhẹ, điều trị tụt glucose huyết bằng cách cho uống ngay glucose hoặc đường 20-30g hòa vào một cốc nước và theo dõi glucose huyết. Cứ sau 15 phút lại cho uống một lần cho đến khi glucose huyết trở về bình thường.

Tụt glucose huyết vừa phải, không mất ý thức hoặc các dấu hiệu thần kinh, cần bổ sung carbohydrat, điều chỉnh liều và/hoặc thay đổi chế độ ăn.

Phản ứng tụt glucose huyết nặng với tình trạng hôn mê, co giật hoặc rối loạn thần kinh thì có thể hoặc cần thiết cấp cứu, yêu cầu nhập viện ngay.

Nếu tụt glucose huyết kèm hôn mê được chẩn đoán hoặc nghi ngờ, bệnh nhân nên được tiêm tĩnh mạch nhanh 50 mL dung dịch glucose nồng độ cao (20-30%). Sau đó nên tiếp tục truyền dung dịch glucose nồng độ loãng hơn (10%) với tốc độ có thể duy trì nồng độ glucose huyết khoảng 1g/L. Bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ và tùy vào tình trạng từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định có cần thiết phải theo dõi tiếp hay không.

Sự thẩm tách không hiệu quả do gliclazid gắn kết mạnh với protein.

Chống chỉ định

Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Đái tháo đường typ 1.

Tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường, nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

Nhiễm khuẩn nặng hoặc chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.

Suy gan, thận nặng.

Đang điều trị với miconazol.

Phụ nữ đang cho con bú.

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai

Không có hoặc có ít dữ liệu về việc sử dụng gliclazid trên phụ nữ có thai, ngay cả các sulfonylurê khác cũng có rất ít dữ liệu.

Trong các nghiên cứu trên động vật, gliclazid không gây quái thai.

Như một biện pháp phòng ngừa, tốt nhất nên tránh sử dụng gliclazid trong thai kỳ.

Cần kiểm soát bệnh đái tháo đường trước khi có thai để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh do không kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Trong thai kỳ, không nên sử dụng các thuốc hạ glucose huyết dạng uống, insulin là thuốc được lựa chọn đầu tiên để điều trị đái tháo đường. Cần phải chuyển ngay thuốc hạ glucose huyết dạng uống sang insulin trước khi muốn có thai hay ngay khi phát hiện có thai.

Phụ nữ cho con bú

Chưa biết gliclazid hay các chất chuyển hóa có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Với nguy cơ gây tụt glucose huyết ở trẻ sơ sinh, chống chỉ định dùng thuốc này cho các bà mẹ cho con bú. Không loại trừ nguy cơ đối với trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ.

Tương tác

Giảm tác dụng hạ glucose huyết của thuốc, có thể cần tăng liều nhóm sulfonylurê như Adrenalin, aminoglutethimid, clorpromazin, corticosteroid, diazoxid, thuốc tránh thai đường uống, rifamycin, thuốc lợi tiểu thiazid và các hormon tuyến giáp.

Tăng tác dụng hạ glucose huyết: Thuốc ức chế enzym chuyển (ACE), rượu, allopurinol, các thuốc giảm đau (đặc biệt là azapropazon, phenylbutazon và salicylat), các thuốc trị nấm có chứa nitơ (fluconazol, ketoconazol và miconazol), cloramphenicol, cimetidin, clarithromycin, clofibrat và các hợp chất liên quan, thuốc chống đông coumarin, fluoroquinolon, heparin, các IMAO, ranitidin, sulfinpyrazon, các sulfonamid (bao gồm co-trimoxazol), tetracycllin và các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Beta blocker có thể làm giảm hiệu quả của sulfonylurê do làm giảm sự phóng thích insulin từ tuyến tụy. Beta blocker còn có thể ức chế đáp ứng sinh lý bình thường đối với tình trạng hạ glucose huyết và che dấu các dấu hiệu giao cảm cảnh báo điển hình.

Ritodrin, salbutamol, terbutalin (đường tĩnh mạch): Các thuốc kích thích beta-2 làm tăng nồng độ glucose huyết. Tăng cường kiểm tra nồng độ glucose huyết. Nếu cần, có thể chuyển sang dùng insulin.

Tương kỵ

Do không có các nghiên cứu về tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.

Tác dụng ngoại ý

Thường gặp (1/100 ≤ ADR <1/10)

Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tụt glucose huyết.

Thần kinh trung ương: Ðau đầu.

Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

Da: Phát ban.

Ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100)

Rối loạn máu: Giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu có hồi phục.

Da: Phản ứng da, niêm mạc.

Hiếm gặp (1/10000 ≤ ADR <1/1000)

Thần kinh trung ương: Trạng thái lơ mơ, đổ mồ hôi.

Tim mạch: Tăng nhịp tim.

Da: Tái xanh.

Tiêu hóa: Nôn, đói cồn cào.

Thận trọng

Sulfonylurê không được sử dụng trong điều trị đái tháo đường typ 1. Khi dùng trong điều trị đái tháo đường typ 2, chống chỉ định với bệnh nhân đã vào giai đoạn nhiễm toan ceton và nhiễm trùng nặng, chấn thương hoặc các tình trạng nặng khác mà thuốc nhóm sulfonylurê không thể kiểm soát được sự tăng glucose huyết.

Khi cần dùng sulfonylurê cho bệnh nhân tăng nguy cơ tụt glucose huyết, một thuốc tác động ngắn như gliclazid thích hợp hơn; gliclazid bị bất hoạt chủ yếu ở gan nên có thể thích hợp cho bệnh nhân suy thận, mặc dù vậy, cần theo dõi cẩn thận nồng độ glucose huyết.

Sulfonylurê nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân thiếu hụt G6PD vì có nguy cơ gây thiếu máu tan huyết.

Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Bệnh nhân nên được cảnh báo về những nguy hiểm của việc tụt glucose huyết trong lúc đang lái xe và có cách xử lý thích hợp trong tình trạng này (ngừng lái xe sớm nhất có thể, nhanh chóng bổ sung carbohydrat và rời ghế xe, tắt máy). Bệnh nhân bị mất nhận thức khi tụt glucose huyết hoặc bị tụt glucose huyết thường xuyên không nên lái xe.

Bảo quản

Trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC.

Trình bày và đóng gói

Viên nén phóng thích kéo dài: hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 6 vỉ x 10 viên.

Bài viết cùng chuyên mục

SP Merocin

Người bệnh suy thận có ClCr 25 - 50 mL/phút: dùng liều thông thường mỗi 12 giờ, ClCr 10 - 25 mL/phút: dùng nửa liều thông thường mỗi 12 giờ, ClCr < 10 mL/phút: dùng nửa liều thông thường mỗi 24 giờ.

Saquinavir: thuốc kháng virus, Invirase

Saquinavir có cấu trúc tương tự như một đoạn protein nên có thể cạnh tranh và làm ảnh hưởng tới sự sao chép, ngăn chặn sự phát triển của virus

Succinimide Pharbiol

Succinamide được hấp thu nhanh. Dùng 3 g succinamide mỗi 8 giờ cho người có thể trọng nặng 75 kg, sau 7 liều nồng độ trong máu đạt được từ 0,06 đến 0,11 mg/l.

Sulfasalazin

Sulfasalazin là sulfonamid tổng hợp bằng diazo hóa sulfapyridin và ghép đôi muối diazoni với acid salicylic. Sulfasalazin được coi là một tiền dược chất.

Sustanon

Thuốc có thể gây cương đau dương vật, các dấu hiệu kích thích tình dục thái quá, làm giảm thiểu tinh trùng, giảm thể tích phóng tinh, giữ nước và muối.

Spasfon

Không nên phối hợp phloroglucinol với các thuốc giảm đau mạnh như morphine và các dẫn xuất do các thuốc này có tác dụng gây co thắt.

Thuốc nhóm Statin: những sự khác biệt

Tất cả các statin được phân bố chủ yếu vào gan, tuy vậy, một số statin, lovastatin, pravastatin, cũng có thể cả atorvastatin cũng được phân bố vào các mô ngoài gan như lách, thận, tuyến thượng thận

Thuốc nhóm statin: các chất ức chế HMG CoA reductase inhibitors

Statin thuộc nhóm thuốc điều hòa lipid huyết. Statin còn gọi là thuốc ức chế HMG CoA reductase, vì thuốc ức chế cạnh tranh với HMG CoA reductase

Sorbitol Delalande

Sau khi uống, sorbitol được chuyển hóa thành fructose nhờ vào men sorbitol-deshydrogenase, sau đó chuyển thành glucose.

Streptase

Streptokinase, chất làm tan huyết khối, là một protéine rất tinh khiết, chiết từ dịch lọc canh cấy liên cầu tán huyết bêta thuộc nhóm C.

Sevofluran: thuốc gây mê, Sevoflurane, Sevorane

Sevofluran có tác dụng gây giãn cơ, tác dụng này có thể đủ để tiến hành một số phẫu thuật mà không cần dùng thuốc chẹn thần kinh cơ, tuy nhiên, thuốc không có tác dụng giảm đau

Siderfol viên nang

Ngoài việc chất sắt là một thành phần của huyết sắt tố, có nhiều nghiên cứu ủng hộ giả thuyết cho rằng việc thiếu chất sắt có ảnh hưởng bất lợi đến khả năng học tập.

Semprex

Acrivastine có tác dụng làm giảm triệu chứng trong những bệnh lý phụ thuộc toàn bộ hay một phần sự phóng thích ồ ạt histamine.

Silygamma

Thận trọng khi có biến đổi màu da từ vàng nhạt đến đậm, tròng trắng mắt có màu vàng. Không dùng điều trị nhiễm độc cấp. Song song việc điều trị phải tránh xa các nguyên nhân gây tổn thương gan (rượu).

Shinclop

Đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không có sóng Q, nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên có điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết.

Solmux Broncho (Solmux Pediatric)

Khi sử dụng đồng thời, carbocyst ine tăng sự hấp thu của amoxicilline sodium. Nếu trước đó điều trị bằng cimetidine sẽ làm giảm thải trừ carbocyst ine sulfoxid trong nước tiểu.

Sulfacetamid natri

Sulfacetamid natri là một dẫn chất sulfonamid dễ tan trong nước, cho dung dịch trung tính nên ít kích ứng kết mạc hơn các sulfonamid khác và thường được dùng làm thuốc nhỏ mắt.

Spexib: thuốc điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ

Spexib là một thuốc dùng đường uống ức chế mạnh và rất chọn lọc trên ALK kinase. Spexib được chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) tiến xa tại chỗ hoặc di căn, dương tính với ALK (anaplastic lymphoma kinase).

Ferrous sulfate (sắt II sulfat)

Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Sắt được hấp thu qua thức ăn, hiệu quả nhất từ sắt trong thịt.

Symbicort Turbuhaler: thuốc điều trị bệnh hen và CPOD

Symbicort được chỉ định cho người lớn và trẻ vị thành niên trong điều trị thường xuyên bệnh hen và COPD khi cần điều trị kết hợp corticosteroid dạng hít và chất chủ vận beta-2 có tác dụng kéo dài dạng hít.

Subsyde CR

Diclofenac là một thuốc chống viêm không phải steroid (NSAID) rất hiệu lực kèm theo tác dụng giảm đau và hạ sốt. Thuốc cũng có một chút tác dụng tăng uric niệu.

Sedacoron

Lắng đọng màu vàng nâu ở giác mạc, suy hoặc cường giáp, nổi mẩn da, mẫn cảm ánh sáng, rối loạn dạ dày. Hiếm gặp: nhức đầu, hạ huyết áp, toát mồ hôi, buồn nôn, mệt mỏi, ảo giác, ngủ gà, dị ứng.

SP Lerdipin

Tương tác với nước bưởi, rượu (tăng hạ huyết áp); chất cảm ứng CYP3A4 như phenytoin, carbamazepin; rifampicin (giảm nồng độ và hiệu lực lercanidipin); chất ức chế CYP3A4.

Sirdalud

Sirdalud là thuốc dãn cơ tác động tại hệ thần kinh trung ương. Vị trí tác dụng chủ yếu tại tủy sống, kích thích thụ thể a2 tại vùng tiền synape.

Spectrila

Người lớn và trẻ em > 1 tuổi: 5000 U/m2 da mỗi 3 ngày. Nếu nồng độ đáy asparaginase trong huyết thanh trong 3 ngày sau khi dùng thuốc không đạt nồng độ đích: cân nhắc chuyển sang chế phẩm asparaginase khác.