- Trang chủ
- Thuốc A - Z
- Thuốc gốc và biệt dược theo vần S
- Spironolacton
Spironolacton
Spironolacton là chất đối kháng mineralocorticoid, tác dụng qua việc ức chế cạnh tranh với aldosteron, và các mineralocorticoid khác.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên quốc tế: Spironolactone.
Loại thuốc: Thuốc lợi tiểu giữ kali.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 25 mg; 50 mg; 100 mg spironolacton.
Tác dụng
Spironolacton là chất đối kháng mineralocorticoid, tác dụng qua việc ức chế cạnh tranh với aldosteron và các mineralocorticoid khác, tác dụng chủ yếu ở ống lượn xa, kết quả là tăng bài tiết natri và nước. Spironolacton làm giảm bài tiết các ion kali, amoni (NH4+) và H+. Cả tác dụng lợi tiểu và chống tăng huyết áp đều qua cơ chế đó. Spironolacton bắt đầu tác dụng tương đối chậm, cần phải 2 hoặc 3 ngày mới đạt tác dụng tối đa và thuốc giảm tác dụng chậm trong 2 - 3 ngày khi ngừng thuốc. Vì vậy không dùng spironolacton khi cần gây bài niệu nhanh. Sự tăng bài tiết magnesi và kali của các thuốc lợi tiểu thiazid và lợi tiểu quai (furosemid) sẽ bị giảm khi dùng đồng thời với spironolacton.
Chỉ định
Cổ trướng do xơ gan. Phù gan, phù thận, phù tim khi các thuốc chữa phù khác kém tác dụng, đặc biệt khi có nghi ngờ chứng tăng aldosteron.
Tăng huyết áp, khi cách điều trị khác kém tác dụng hoặc không thích hợp.
Tăng aldosteron tiên phát, khi không thể phẫu thuật.
Chống chỉ định
Suy thận cấp, suy thận nặng, vô niệu, tăng kali huyết, mẫn cảm với spironolacton.
Thận trọng
Tình trạng có nguy cơ tăng kali huyết như khi suy giảm chức năng thận và khi phối hợp với các thuốc lợi tiểu thông thường khác. Toan chuyển hóa do tăng clor máu có thể hồi phục (thường đi kèm với tăng kali huyết) có thể xảy ra trong xơ gan mất bù dù chức năng thận bình thường.
Các thuốc lợi tiểu nói chung chống chỉ định ở người mang thai, trừ khi bị bệnh tim, vì thuốc không phòng được và cũng không chữa được phù do nhiễm độc thai nghén và thuốc còn làm giảm tưới máu cho nhau thai.
Thời kỳ mang thai
Spironolacton có thể dùng cho người mang thai khi bị bệnh tim.
Thời kỳ cho con bú
Spironolacton có thể sử dụng cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú.
Tác dụng phụ
Thường gặp
Mệt mỏi, đau đầu, liệt dương, ngủ gà.
Tăng prolactin, to vú đàn ông, chảy sữa nhiều, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu sau mãn kinh.
Ỉa chảy, buồn nôn.
Ít gặp
Ban đỏ, ngoại ban, mày đay.
Tăng kali huyết, giảm natri huyết.
Chuột rút/ co thắt cơ, dị cảm.
Tăng creatinin huyết thanh.
Hiếm gặp
Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.
Xử trí
Giảm natri huyết thường biểu hiện: Khô miệng, khát nước, mệt mỏi, buồn ngủ. Ðiều này phải được xem xét thận trọng, đặc biệt khi dùng phối hợp với các loại thuốc lợi tiểu khác. Cần phải điều chỉnh liều lượng và kiểm tra định kỳ điện giải đồ.
Liều lượng và cách dùng
Người lớn
Lợi tiểu khi phù kháng trị do xơ gan, hội chứng thận hư, suy tim sung huyết, đặc biệt nghi ngờ có tăng aldosteron, thường phối hợp với furosemid, các thiazid hoặc các thuốc lợi tiểu tương tự: Liều ban đầu là uống 25 - 200 mg/ngày, chia 2 - 4 lần, dùng ít nhất 5 ngày, liều duy trì là 75 - 400 mg/ngày, chia 2 - 4 lần.
Chống tăng huyết áp: Liều ban đầu uống 50 - 100 mg/ngày, chia 2 - 4 lần, dùng ít nhất 2 tuần; liều duy trì điều chỉnh theo từng người bệnh. Nhưng hiện nay ít được dùng để điều trị tăng huyết áp.
Tăng aldosteron tiên phát: 100 - 400 mg/ngày, chia 2 - 4 lần trước khi phẫu thuật. Liều thấp nhất có hiệu quả có thể duy trì trong thời gian dài đối với người bệnh không thể phẫu thuật.
Trẻ em
Lợi tiểu hoặc trị tăng huyết áp, cổ trướng do xơ gan: liều ban đầu uống 1 - 3 mg/kg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia 2 - 4 lần; liều được điều chỉnh sau 5 ngày.
Tương tác
Sử dụng đồng thời spironolacton với các chất ức chế enzym chuyển (ACE - 1) có thể dẫn tới ''tăng kali huyết" nặng, đe dọa tính mạng, đặc biệt ở người có suy thận. Tác dụng chống đông của coumarin, hay dẫn chất indandion hay heparin bị giảm khi dùng cùng với spironolacton. Các thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của spironolacton. Sử dụng đồng thời lithi và spironolacton có thể dẫn đến ngộ độc lithi, do giảm độ thanh thải. Sử dụng đồng thời các thuốc có chứa kali với spironolacton làm tăng kali huyết. Nửa đời sinh học của digoxin và các glycosid tim có thể tăng khi dùng đồng thời với spironolacton.
Quá liều và xử trí
Biểu hiện: Lo lắng, lẫn lộn, yếu cơ, khó thở.
Xử lý: Rửa dạ dày, dùng than hoạt.
Kiểm tra cân bằng điện giải và chức năng thận.
Ðiều trị hỗ trợ. Nếu tăng kali huyết có thay đổi điện tâm đồ: Tiêm tĩnh mạch natri bicarbonat, calci gluconat; cho uống nhựa trao đổi ion (natri polystyren sulfonat - biệt dược Kayexalate....) để thu giữ các ion kali, làm giảm nồng độ kali máu.
Quy chế
Thuốc độc bảng B.
Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên có hàm lượng tối đa là 75 mg.
Bài viết cùng chuyên mục
Silvirin kem bôi
Sulfadiazine bạc là một chất sát khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn Gram âm lẫn Gram dương và có hiệu lực kháng nấm men. Sulfadiazine bạc ức chế được các vi khuẩn kháng.
SP Lostal
Cải thiện triệu chứng, khoảng cách đi bộ trong chứng khập khễnh cách hồi không đau lúc nghỉ và không có dấu hiệu hoại tử mô ngoại biên (bệnh lý động mạch ngoại biên Fontaine giai đoạn II).
Serevent
Serevent là một chất chủ vận tác động trên thụ thể b2-adrenergic mới và có tính chọn lọc. Với liều điều trị, thuốc có rất ít hay không có tác động có thể đo lường được trên tim mạch.
Sporal
Khả dụng sinh học khi uống của Sporal đạt tối đa khi viên nang Sporal được uống ngay sau khi ăn no. Nồng độ đỉnh ở huyết tương đạt được 3-4 giờ sau một liều uống.
Selsun
Không được sử dụng khi có viêm hoặc tiết dịch vì có thể gia tăng hấp thu thuốc. Chỉ dùng ngoài da. Không sử dụng trên da bị trầy xước hoặc những vùng da bị viêm.
Singulair: thuốc dự phòng và điều trị hen phế quản và viêm mũi dị ứng
Singulair được chỉ định cho người bệnh lớn tuổi và trẻ em trên 6 tháng tuổi để dự phòng và điều trị hen phế quản mạn tính và viêm mũi dị ứng, điều trị người hen nhạy cảm với aspirin, và dự phòng cơn thắt phế quản do gắng sức.
SP Merocin
Người bệnh suy thận có ClCr 25 - 50 mL/phút: dùng liều thông thường mỗi 12 giờ, ClCr 10 - 25 mL/phút: dùng nửa liều thông thường mỗi 12 giờ, ClCr < 10 mL/phút: dùng nửa liều thông thường mỗi 24 giờ.
Stérogyl: thuốc phòng ngừa và điều trị thiếu hụt Vitamin D
Kết hợp canxi liều cao cần theo dõi canxi niệu để tránh trường hợp quá liều. Nên cho uống nhiều nước hoặc truyền dịch để làm tăng thể tích nước tiểu, nhằm tránh tạo sỏi thận ở người tăng canxi niệu.
Smecta
Smecta có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa, smecta tương tác với glycoprotein của chất nhầy, làm tăng sức chịu đựng của lớp gel trên niêm mạc.
Shinpoong Fugacin
Viêm phế quản nặng/viêm phổi; nhiễm Chlamydia cổ tử cung hoặc niệu đạo có/không kèm lậu, lậu không biến chứng, viêm tuyến tiền liệt; nhiễm trùng da/mô mềm; viêm đại tràng.
Spersacet C
Cả hai thành phần hoạt chất của Spersacet C có tác dụng kìm khuẩn bằng cách can thiệp vào quá trình chuyển hoá của tế bào vi trùng.
Spasfon
Không nên phối hợp phloroglucinol với các thuốc giảm đau mạnh như morphine và các dẫn xuất do các thuốc này có tác dụng gây co thắt.
Succinimide Pharbiol
Succinamide được hấp thu nhanh. Dùng 3 g succinamide mỗi 8 giờ cho người có thể trọng nặng 75 kg, sau 7 liều nồng độ trong máu đạt được từ 0,06 đến 0,11 mg/l.
Selexid
Khả năng viêm đại tràng màng giả nếu tiêu chảy xảy ra sau khi dùng thuốc, bị thiếu hụt carnitine trong điều trị dài hạn
Stablon
Nên lưu ý chỉ bắt đầu điều trị bằng Tianeptine sau khi đã ngưng IMAO 15 ngày, và bắt đầu điều trị bằng IMAO sau khi đã ngưng tianeptine 24 giờ.
Spiramycin
Spiramycin là kháng sinh nhóm macrolid có phổ kháng khuẩn tương tự phổ kháng khuẩn của erythromycin và clindamycin. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn trên vi khuẩn đang phân chia tế bào.
SP Glimepiride
Nếu metformin, glimepirid liều tối đa không hiệu quả, duy trì liều thuốc cũ, thêm glimepirid với liều khởi đầu thấp, rồi điều chỉnh nếu cần.
Stadloric: thuốc điều trị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp
Stadloric điều trị triệu chứng của thoái hóa khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA). Giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA). Giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng của viêm cột sống dính khớp.
Ferrous sulfate (sắt II sulfat)
Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Sắt được hấp thu qua thức ăn, hiệu quả nhất từ sắt trong thịt.
Somatosan: thuốc điều trị xuất huyết cấp tính nặng do loét dạ dày-tá tràng
Somatosan ức chế sự tăng tiết sau phẫu thuật dò tá - tụy. Dự phòng các biến chứng hậu phẫu sau phẫu thuật tụy tạng. Xuất huyết cấp tính nặng do loét dạ dày-tá tràng. Xuất huyết cấp tính nặng do loét hoặc viêm dạ dày cấp tính.
Scodilol
Bệnh nhân có phản ứng quá mẫn nặng, co thắt phế quản không do dị ứng (như viêm phế quản, khí thũng, tăng năng giáp), bệnh vẩy nến. Thuốc làm che giấu các dấu hiệu hạ đường huyết.
Sevofluran: thuốc gây mê, Sevoflurane, Sevorane
Sevofluran có tác dụng gây giãn cơ, tác dụng này có thể đủ để tiến hành một số phẫu thuật mà không cần dùng thuốc chẹn thần kinh cơ, tuy nhiên, thuốc không có tác dụng giảm đau
Sindoxplatin
Thận trọng khi có thai, suy thận, tiền sử dị ứng platin, trong trường hợp thoát mạch oxaliplatin nên ngưng truyền ngay lập tức và điều trị triệu chứng, theo dõi độc tính thần kinh và công thức máu.
Spersallerg
Sự phối hợp các hoạt chất chính trong Spersallerg nhằm mục đích điều trị triệu chứng các tình trạng dị ứng của kết mạc, gây ra do phóng thích histamin.
Sumakin: thuốc có tác dụng diệt khuẩn dạng phối hợp
Thuốc kháng khuẩn (đường toàn thân) Sumakin là thuốc có tác dụng diệt khuẩn đối với các vi khuẩn nhạy cảm với amoxicilin, sự phối hợp amoxicilin với sulbactam giúp cho amoxicilin không bị beta-lactamase phá hủy.