- Trang chủ
- Thuốc A - Z
- Thuốc gốc và biệt dược theo vần R
- Retinol (Vitamin A)
Retinol (Vitamin A)
Vitamin A là vitamin tan trong dầu rất cần cho thị giác, cho sự tăng trưởng và cho sự phát triển và duy trì của biểu mô. Nhu cầu hằng ngày của trẻ em là 400 microgam (1330 đvqt), và của người lớn là 600 microgam (2000 đvqt).
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên quốc tế: Retinol.
Loại thuốc: Vitamin.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 50.000 đơn vị quốc tế.
Nang mềm 50.000 đơn vị quốc tế.
Dung dịch uống (siro).
Dung dịch tiêm bắp.
Kem, thuốc bôi.
Thuốc nhỏ mắt.
Một đơn vị quốc tế tương đương 0,3 microgam retinol.
Hàm lượng vitamin A trong thực phẩm thường được biểu thị dưới dạng đương lượng retinol (RE: Retinol equivalent). Một RE bằng 1 microgam retinol và bằng 3,3 đơn vị quốc tế.
Tác dụng
Vitamin A là vitamin tan trong dầu rất cần cho thị giác, cho sự tăng trưởng và cho sự phát triển và duy trì của biểu mô.
Chỉ định
Dự phòng và điều trị các triệu chứng thiếu vitamin A như bệnh khô mắt, quáng gà.
Bổ sung cho người bệnh xơ gan nguyên phát do mật hay gan ứ mật mạn tính, thường hay thiếu hụt vitamin A.
Một số bệnh về da (loét trợt, trứng cá, vẩy nến).
Chống chỉ định
Người bệnh thừa vitamin A.
Nhạy cảm với vitamin A hoặc thành phần khác trong chế phẩm.
Thận trọng
Cần thận trọng khi có dùng thuốc khác có chứa vitamin A.
Thời kỳ mang thai
Tránh dùng vitamin A hay các chế phẩm tổng hợp cùng loại như isotretinoin với liều cao cho phụ nữ có thai vì vitamin A liều cao ( 10.000 đvqt/ngày) có khả năng gây quái thai.
Thời kỳ cho con bú
Vitamin A có trong sữa mẹ. Khi cho con bú, các bà mẹ cần dùng hàng ngày 4000 - 4330 đvqt vitamin A.
Tác dụng phụ và xử trí
Các tác dụng phụ và tác dụng có hại sẽ xuất hiện khi dùng vitamin liều cao dài ngày hay khi uống phải một liều rất cao vitamin A (xem phần điều trị ngộ độc và quá liều ở dưới).
Cần ngừng dùng thuốc ngay khi có các triệu chứng của tác dụng phụ.
Liều lượng và cách dùng
Nhu cầu hằng ngày của trẻ em là 400 microgam (1330 đvqt), và của người lớn là 600 microgam (2000 đvqt) (theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam).
Thiếu vitamin A và hậu quả của nó là một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và trẻ em là những người đặc biệt dễ bị tác hại. Hàng năm, ở Việt Nam có chiến dịch cho trẻ em uống vitamin A trên quy mô toàn quốc. Những yếu tố chính làm cho tình trạng thiếu vitamin A xuất hiện là: chế độ ăn nghèo vitamin A, nhiễm khuẩn (đặc biệt là sởi, bệnh hô hấp cấp) và ỉa chảy. Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Tổ chức Y tế Thế giới khuyên nên cho trẻ 6 tháng tuổi uống thêm 100.000 đơn vị; liều này có tác dụng bảo vệ cho đến khi trẻ được tiêm phòng sởi vào lúc 9 tháng tuổi, và vào lúc này có thể cho trẻ ở những vùng có nguy cơ cao uống thêm một liều nữa. Ngoài ra, theo Chương trình chăm sóc sức khỏe, nên cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi cứ 3 - 6 tháng một lần uống một liều 200.000 đơn vị. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến dụ cho người mẹ uống 200.000 đơn vị ngay sau lúc sinh hoặc trong vòng 2 tháng sau khi sinh.
Có thể uống vitamin A hằng ngày với liều thấp hoặc có thể uống liều cao hơn nhưng phải cách quãng, thời gian cách nhau tùy theo liều uống nhiều hay ít để tránh liều gây ngộ độc cấp hay mạn tính.
Liều thường dùng cho người lớn và thiếu niên
Phòng ngừa thiếu vitamin A (uống hàng ngày):
Nam: 800 - 1000 microgam (2665 - 3330 đvqt).
Nữ: 800 microgam (2665 đvqt).
Người mang thai: 800 - 900 microgam (2665 - 3000 đvqt).
Người cho con bú: 1200 - 1300 microgam (4000 - 4330 đvqt).
Liều thường dùng cho trẻ em
Phòng ngừa thiếu vitamin A (uống hàng ngày):
Từ khi sinh đến 3 tuổi: 375 - 400 microgam (1250 - 1330 đvqt).
4 - 6 tuổi: 500 microgam (1665 đvqt).
7 - 10 tuổi: 700 microgam (2330 đvqt).
Ðiều trị và phòng ngừa thiếu vitamin A có thể uống liều cao cách quãng như sau:
Phòng ngừa thiếu vitamin A: Uống vitamin A (dạng dầu hay dạng nước, dạng nước thường được ưa chuộng hơn). Có thể tiêm bắp chế phẩm vitamin A dạng tan trong nước (dạng tan trong dầu được hấp thu kém). Ðể đề phòng bệnh khô mắt gây mù loà thì cứ 3 - 6 tháng một lần uống một liều tương đương với 200.000 đơn vị. Trẻ dưới 1 tuổi uống liều bằng một nửa liều trên.
Ðiều trị thiếu vitamin A: Ðể điều trị bệnh khô mắt thì sau khi chẩn đoán phải cho uống ngay lập tức 200.000 đơn vị vitamin A. Ngày hôm sau cho uống thêm một liều như thế. Sau hai tuần cho uống thêm một liều nữa. Nếu người bệnh bị nôn nhiều hay bị ỉa chảy nặng thì có thể tiêm bắp 100.000 đơn vị vitamin A dạng tan trong nước. Trẻ em dưới 1 tuổi dùng liều bằng nửa liều trên.
Ðối với bệnh xơ gan nguyên phát do mật hay bệnh gan mạn tính có ứ mật: Thường cho người bệnh uống thêm vitamin A vì những người này thường bị thiếu hụt vitamin A.
Một số bệnh về da: Thuốc bôi vitamin A được dùng để điều trị bệnh trứng cá hay vẩy nến; ngoài ra còn dùng phối hợp với vitamin D để điều trị một số bệnh thông thường của da kể cả loét trợt.
Tương tác
Neomycin, cholestyramin, parafin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A.
Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai. Ðiều này giải thích vì sao đôi khi khả năng thụ thai bị giảm trong thời gian ngay sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai steroid.
Vitamin A và isotretinoin dùng đồng thời thì có thể dẫn đến tình trạng như dùng vitamin A quá liều. Cần tránh dùng đồng thời hai thuốc trên như tránh dùng vitamin A liều cao.
Bảo quản
Vitamin A không bền vững, cần bảo vệ tránh ánh sáng và không khí. Các chế phẩm vitamin A cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 400C, tốt nhất là 15 – 300C; nút kín, tránh không khí và ánh sáng, không để đông lạnh.
Quá liều và xử trí
Ngộ độc mạn tính: Dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A. Các triệu chứng đặc trưng là: mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sút cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, gan - lách to, da bị biến đổi, rụng tóc, tóc khô ròn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, calci huyết cao, phù nề dưới da, đau ở xương và khớp. Ở trẻ em các triệu chứng ngộ độc mạn tính còn gồm cả tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài. Khi ngừng dùng vitamin A thì các triệu chứng cũng mất dần nhưng xương có thể ngừng phát triển do các đầu xương dài đã cốt hóa quá sớm.
Ngộ độc cấp: Uống vitamin A liều rất cao dẫn đến ngộ độc cấp với các dấu hiệu buồn ngủ, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, nôn, dễ bị kích thích, nhức đầu, mê sảng và co giật, ỉa chảy.... Các triệu chứng xuất hiện sau khi uống từ 6 đến 24 giờ.
Phải ngừng dùng thuốc. Ðiều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
Quy chế
Thuốc dạng tiêm kê đơn và bán theo đơn.
Bài viết cùng chuyên mục
Rabeprazol: thuốc ức chế bơm proton, Angati, Anrbe, Apbezo, Atproton
Sử dụng các chất ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn dạ dày ruột với Salmonella, Campylobacter và Clostridium difficile.
Recormon
Thành phần amino acid và carbohydrat của Epoetin beta giống như erythropoietin được phân lập từ nước tiểu của bệnh nhân thiếu máu
Remsima: thuốc ức chế miễn dịch chống thấp khớp
Không chỉ định cho bệnh Crohn với lỗ rò mủ cấp tính cho đến khi nguồn lây nhiễm nguy cơ, đặc biệt áp xe, đã được loại trừ
Rosiglitazon: thuốc chống đái tháo đường typ 2
Rosiglitazon là một thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 thuộc nhóm thiazolidindion, có tác dụng cải thiện sự nhạy cảm của insulin với tế bào đích, do đó cải thiện sự kiểm soát glucose huyết
Rantudil forte (Rantudil retard)
Viên nang Rantudil forte, Rantudil retard được dùng điều trị các tổn thương viêm và đau, đặc biệt tổn thương có liên quan với hệ cơ xương.
Rohto Kodomo Soft
Thuốc nhỏ mắt Rohto Kodomo Soft ngăn ngừa viêm mắt, bảo vệ mắt trẻ khỏi những bệnh do bơi lội, làm giảm triệu chứng đỏ mắt, ngứa và các triệu chứng khác.
Rifampicin
Rifampicin có hoạt tính với các vi khuẩn thuộc chủng Mycobacterium, đặc biệt là vi khuẩn lao, phong và Mycobacterium khác như M. bovis, M. avium.
Restasis: thuốc làm tăng sản sinh nước mắt ở bệnh nhân khô mắt
Restasis được chỉ định làm tăng sản sinh nước mắt ở những bệnh nhân do viêm mắt liên quan với viêm khô kết-giác mạc. Tăng sản sinh nước mắt không được nhận thấy ở các bệnh nhân đang dùng thuốc nhỏ mắt kháng viêm hay sử dụng nút điểm lệ.
Reserpin
Reserpin làm cạn kiệt dự trữ catecholamin và serotonin ở đầu tận cùng dây thần kinh giao cảm ngoại biên và làm cạn kiệt catecholamin và serotonin ở não, tim và nhiều cơ quan khác.
Rocamux: thuốc làm loãng đờm trong điều trị các bệnh đường hô hấp
Rocamux điều trị các rối loạn về tiết dịch trong các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi - họng, hen phế quản, tắc nghẽn đường hô hấp cấp và mạn tính. Điều trị hỗ trợ trong các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Ritonavir: thuốc kháng virus, Norvir
Sau khi uống, ritonavir được hấp thu ở ống tiêu hóa và nồng độ đỉnh huyết tương đạt được sau 2 đến 4 giờ, hấp thu phụ thuộc vào liều và tăng nếu uống thuốc cùng với thức ăn
Rocephine
Ceftriaxone rất bền vững với beta lactamase, kể cả pénicillinase và céphalosporinase. Ceftriaxone có tác dụng trên hầu hết các vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
Remicade
Người lớn hay trẻ em bệnh Crohn, người lớn bệnh Crohn gây ra lỗ rò: 5 mg/kg, tiếp nối 5 mg/kg vào tuần thứ 2 và thứ 6 sau liều đầu tiên, sau đó lặp lại điều trị mỗi 8 tuần.
Rituximab: thuốc chống ung thư, Mabthera
Rituximab phá hủy các lympho B và do đó được sử dụng để điều trị những bệnh có quá nhiều lympho B hoặc lympho B hoạt động quá mạnh hoặc bị rối loạn hoạt động
Recol
Recol là loại thuốc làm giảm cholesterol từ chủng Aspergillus terreus. Sau khi uống, lovastatin một lactone bất hoạt - được thủy phân thành dạng hydroxyacid tương ứng.
Rocgel
Điều trị triệu chứng những cơn đau do bệnh thực quản, dạ dày, tá tràng. Uống một gói khi có cơn đau, không uống quá 6 gói một ngày. Phần thuốc trong gói được uống trực tiếp, nguyên chất không phải pha loãng.
Rotarix: thuốc phòng ngừa viêm dạ dày ruột do rotavirus
Trong các thử nghiệm lâm sàng, hiệu quả Rotarix đã được chứng minh chống lại viêm dạ dày-ruột do rotavirus của các chủng phổ biến như G1P và các chủng rotavirus không phổ biến như G8P gây viêm dạ dày-ruột nặng và G12P gây viêm dạ dày-ruột ở bất kỳ mức độ.
Risperdal
Risperdal, có hoạt chất là risperidone, là thuốc chống loạn thần mới thuộc nhóm dẫn xuất benzisoxazole.
Reminyl
Phản ứng phụ. Giảm thèm ăn, biếng ăn, trầm cảm, choáng váng, đau đầu, run, ngất, hôn mê, buồn ngủ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau vùng trên bụng, khó tiêu, khó chịu ở bụng, tăng tiết mồ hôi, co thắt cơ, mệt mỏi.
Repaglinid: thuốc chống đái tháo đường, Dopect, Eurepa, Pranstad, Relinide, Ripar
Repaglinid làm giảm nồng độ đường huyết cả lúc đói và sau bữa ăn trên động vật thí nghiệm, người khỏe mạnh và trên bệnh nhân đái tháo đường. Đồng thời repaglinid làm giảm nồng độ đường và hemoglobin A1c
Renapril
Chống chỉ định mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc/thuốc cùng nhóm. Phù mạch (phù lưỡi, niêm mạc khoang miệng &/hoặc họng) sau khi dùng thuốc khác.
Mục lục các thuốc theo vần R
R - cin - xem Rifampicin, R - Hu EPO - xem Erythropoietin, Rabavert - xem Vaccin dại, Rabies immunoglobulin and Pasteur antirabies serum - xem Globulin miễn dịch kháng dại và huyết thanh kháng dại Pasteur.
Rocuronium Kabi
Tăng tác dụng với thuốc mê nhóm halogen hóa; liều cao thiopental, methohexital, ketamin, fentanyl, gammahydroxybutyrat, etomidat và propofol; thuốc giãn cơ không khử cực khác.
Retrovir
Zidovudine được phosphoryl hóa trên cả tế bào bị nhiễm hay không bị nhiễm thành dẫn xuất monophosphate (MP) do men thymidine kinase của tế bào.
Rhinathiol
Phối hợp thuốc tan đàm với thuốc ho hoặc các thuốc làm khô đàm (tác dụng atropinic) là không hợp lý.