Ranitidin
Ranitidin ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách, làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin, hoặc pentagastrin.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên quốc tế: Ranitidine.
Loại thuốc: Ðối kháng thụ thể histamin H2.
Dạng thuốc và hàm lượng
Dạng ranitidin hydroclorid.
Viên nang chứa 150 mg, 300 mg ranitidin.
Dung dịch uống 75 mg trong 5 ml: gói bột 150 mg.
Viên nén chứa 75 mg, 150 mg, 300 mg.
Viên sủi bọt: 150 mg, 300 mg.
Thuốc tiêm chứa 50 mg trong 2 ml.
Dạng viên 400 mg ranitidin bismuth citrat tương đương 162 mg ranitidin.
Tác dụng
Ranitidin là thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin. Bốn thuốc đối kháng thụ thể H2 được dùng là cimetidin, ranitidin, famotidin và nizatidin. Các thuốc này có khả năng làm giảm 90% acid dịch vị tiết ra sau khi uống 1 liều điều trị, có tác dụng làm liền nhanh vết loét dạ dày tá tràng, và ngăn chặn bệnh tái phát. Hơn nữa, chúng có vai trò quan trọng trong kiểm soát hội chứng Zollinger - Ellison và trạng thái tăng tiết dịch vị quá mức.
Ranitidin ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách, làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin, hoặc pentagastrin.
Chỉ định
Ranitidin được dùng để điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison và dùng trong các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid như: Phòng chảy máu dạ dày - ruột, vì loét do stress ở người bệnh nặng, phòng chảy máu tái phát ở người bệnh đã bị loét dạ dày - tá tràng có xuất huyết và dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở người bệnh có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson) đặc biệt ở người bệnh mang thai đang chuyển dạ.
Ranitidin còn được chỉ định dùng trong điều trị triệu chứng khó tiêu.
Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng ranitidin ở người bệnh có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng
Người bệnh suy thận cần giảm liều.
Người bệnh suy gan nặng, người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, có nguy cơ tăng tác dụng không mong muốn và nguy cơ quá liều.
Người bệnh có bệnh tim có thể bị nguy cơ chậm nhịp tim.
Viên ranitidin sủi bọt trong nước có chứa natri, dễ làm quá tải natri, nên cần chú ý ở người bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận.
Ðiều trị với các kháng histamin H2 có thể che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày và làm chậm chẩn đoán bệnh này. Do đó khi có loét dạ dày cần loại trừ khả năng bị ung thư trước khi điều trị bằng ranitidin.
Ranitidin được đào thải qua thận, nên khi người bệnh bị suy thận thì nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao, vì vậy phải cho các người bệnh này tiêm những liều thấp, 25 mg, hoặc chỉ uống 1 liều 500 mg vào các buổi tối, trong 4 - 8 tuần.
Tuy hiếm nhưng cũng có những trường hợp khi tiêm nhanh ranitidin có thể gây nhịp tim chậm và thường xảy ra ở những người bệnh có những yếu tố dễ gây rối loạn nhịp tim.
Cần tránh dùng ranitidin cho người có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Thời kỳ mang thai
Ranitidin qua được nhau thai nhưng trên thực tế dùng với liều điều trị không thấy tác hại nào đến người mẹ mang thai, quá trình sinh đẻ và sức khoẻ thai nhi.
Thời kỳ cho con bú
Ranitidin bài tiết qua sữa. Tương tự như các thuốc khác, ranitidin cũng chỉ dùng khi cần thiết trong thời kỳ cho con bú.
Tác dụng phụ
Thường gặp
Ðau đầu, chóng mặt, yếu mệt.
Ỉa chảy.
Ban đỏ.
Ít gặp
Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Ngứa, đau ở chỗ tiêm.
Tăng men transaminase.
Hiếm gặp
Các phản ứng quá mẫn xảy ra như mề đay, co thắt phế quản, sốt choáng phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp.
Mất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu, kể cả giảm sản tủy xương.
Làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, blốc nhĩ thất, suy tâm thu sau khi tiêm nhanh.
To vú ở đàn ông.
Viêm tụy.
Ban đỏ đa dạng.
Gan: Viêm gan, đôi khi có vàng da.
Rối loạn điều tiết mắt.
Liều lượng và cách dùng
Ranitidin hydroclorid thường được dùng để uống, ngoài ra thuốc cũng còn được dùng để tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch chậm cách quãng hoặc liên tục cho người bệnh điều trị tại bệnh viện.
Ðường uống: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 150 mg vào sáng và tối hoặc 1 lần 300 mg vào tối. Người bệnh loét dạ dày lành tính và loét tá tràng uống từ 4 đến 8 tuần; với người bệnh viêm dạ dày mạn tính uống tới 6 tuần; với người bệnh loét do dùng thuốc kháng viêm không steroid, uống thuốc 8 tuần; với người bệnh loét tá tràng, có thể uống liều 300 mg, 2 lần/ngày, trong 4 tuần để chóng lành vết loét.
Trẻ em: Bị loét dạ dày tá tràng, liều 2 - 4 mg/ kg thể trọng, uống 2 lần/ngày, tối đa uống 300 mg/ngày.
Liều dùng duy trì là 150 mg/ngày, uống vào đêm.
Loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn Helicobacter pylori: áp dụng phác đồ 2 thuốc hoặc 3 thuốc dưới đây trong 2 tuần lễ, sau đó dùng thêm ranitidin 2 tuần nữa.
Phác đồ điều trị bằng 3 thuốc, thời gian 2 tuần lễ:
Amoxicilin: 750 mg, 3 lần/ngày, cộng với:
Metronidazol: 500 mg, 3 lần/ngày, cộng với:
Ranitidin: 300 mg, lúc tối (hoặc 150 mg, 2 lần/ngày) uống trong 14 ngày.
Phác đồ điều trị bằng 2 thuốc, thời gian 2 tuần lễ:
Ranitidin bismuth citrat: 400 mg, 2 lần/ngày, cộng với, hoặc:
Amoxicilin: 500 mg, 4 lần/ngày, hoặc:
Clarithromycin: 250 mg, 4 lần/ngày (hoặc 500 mg, 3 lần/ngày), uống trong 14 ngày.
Chú ý: Phác đồ 3 thuốc diệt H. pylori hiệu quả hơn phác đồ 2 thuốc.
Ðề phòng loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid: Uống liều 150 mg, ngày 2 lần.
Ðiều trị trào ngược dạ dày, thực quản: Uống 150 mg, 2 lần 1 ngày hoặc 300 mg 1 lần vào đêm, trong thời gian 8 tới 12 tuần. Khi đã khỏi, để điều trị duy trì dài ngày, uống 150 ngày 2 lần.
Ðiều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Uống 150 mg, ngày 3 lần. Có thể uống đến 6 g/ngày, chia làm nhiều lần uống.
Ðể giảm acid dạ dày (đề phòng hít phải acid) trong sản khoa: Cho uống 150 mg ngay lúc chuyển dạ, sau đó cứ cách 6 giờ uống 1 lần; trong phẫu thuật: tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 1 liều 50 mg (pha loãng trong 20 ml, tiêm ít nhất trong 2 phút) trước khi gây mê 45 - 60 phút hoặc cho uống liều 150 mg trước khi gây mê 2 giờ và nếu có thể, uống 150 mg cả vào tối hôm trước.
Tiêm bắp thịt: Tiêm 50 mg (trong 2 ml dung dịch nước); cứ 6 - 8 giờ tiêm 1 lần.
Tiêm tĩnh mạch chậm: Tiêm 50 mg, hòa tan thành 20 ml dung dịch, tiêm chậm trong tối thiểu 2 phút; cứ 6 - 8 giờ, có thể tiêm nhắc lại.
Truyền tĩnh mạch: Liều 25 mg/giờ, truyền trong 2 giờ; cứ 6 - 8 giờ, có thể truyền nhắc lại.
Ðề phòng chảy máu khi loét dạ dày do stress ở các người bệnh nặng: Ðầu tiên tiêm tĩnh mạch chậm liều 50 mg như trên, rồi truyền liên tục liều 125 - 250 microgam/kg/giờ. Sau đó có thể cho uống ngày 2 lần, mỗi lần 150 mg khi người bệnh đã ăn được.
Tương tác
Ranitidin ức chế rất ít sự chuyển hóa ở gan của một số thuốc (như các thuốc chống đông máu cumarin, theophylin, diazepam, propranolol). Ái lực của ranitidin với men cytochrom P450 vào khoảng 10% so với cimetidin và mức độ ức chế men gan ít hơn cimetidin
2 - 4 lần.
Tác dụng làm hạ đường huyết khi dùng phối hợp glipizid với ranitidin hoặc cimetidin có gặp nhưng dường như không nhiều.
Khi dùng phối hợp các kháng sinh quinolon với các thuốc đối kháng H2 thì hầu hết các kháng sinh này không bị ảnh hưởng, riêng có enoxaxin bị giảm sinh khả dụng khi dùng cùng với ranitidin, nhưng sự thay đổi này không quan trọng về mặt lâm sàng.
Khi dùng ketoconazol, fluconazol và itraconazol với ranitidin thì các thuốc này bị giảm hấp thu do ranitidin làm giảm tính acid cuả dạ dày.
Khi dùng theophylin phối hợp với cimetidin thì nồng độ theophylin trong huyết thanh và độc tính tăng lên, nhưng với ranitidin thì tác dụng này rất ít.
Ranitidin + clarithromycin: làm tăng nồng độ ranitidin trong huyết tương (57%).
Propanthelin bromid làm tăng nồng độ đỉnh của ranitidin trong huyết thanh và làm chậm hấp thu, có thể do làm chậm sự chuyển vận thuốc qua dạ dày, sinh khả dụng tương đối của ranitidin tăng khoảng 23%.
Dùng cùng một lúc ranitidin với thức ăn hoặc với một liều thấp các thuốc kháng acid (khả năng trung hòa 10 - 15 mili đương lượng HCl trong 10 ml) không thấy giảm hấp thu hay nồng độ đỉnh trong huyết tương của ranitidin.
Bảo quản
Bảo quản dung dịch uống ranitidin ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
Bảo quản ranitidin viên sủi dưới 35 độ C ở nơi khô ráo.
Có thể phối hợp ranitidin tiêm với các dịch truyền sau đây: dung dịch natri clorid 0,9%, dung dich glucose 5% và dung dịch Hartmann. Các dung dịch phối hợp này được đựng trong bao gói bằng chất dẻo polyvinyl clorid và bộ dây truyền dịch bằng chất dẻo này được coi là phù hợp nhất. Các dung dịch đã hòa trộn này còn lại không sử dụng, phải thải bỏ sau 24 giờ. Bảo quản dưới 25 độ C, tránh ánh sáng. Không được hấp tiệt trùng ranitidin tiêm.
Quá liều và xử lý
Hầu như không có vấn đề gì đặc biệt khi dùng quá liều ranitidin. Trường hợp dùng viên sủi bọt cần quan tâm đến nồng độ natri. Do không có thuốc giải độc đặc hiệu nên cần điều trị hỗ trợ và triệu chứng như sau:
Giải quyết co giật: Dùng diazepam tĩnh mạch;
Giải quyết chậm nhịp tim: Tiêm atropin;
Giải quyết loạn nhịp thất: Tiêm lidocain;
Theo dõi, khống chế tác dụng không mong muốn.
Nếu cần thiết, thẩm tách máu để loại thuốc khỏi huyết tương.
Bài viết cùng chuyên mục
Rotarix: thuốc phòng ngừa viêm dạ dày ruột do rotavirus
Trong các thử nghiệm lâm sàng, hiệu quả Rotarix đã được chứng minh chống lại viêm dạ dày-ruột do rotavirus của các chủng phổ biến như G1P và các chủng rotavirus không phổ biến như G8P gây viêm dạ dày-ruột nặng và G12P gây viêm dạ dày-ruột ở bất kỳ mức độ.
Restasis: thuốc làm tăng sản sinh nước mắt ở bệnh nhân khô mắt
Restasis được chỉ định làm tăng sản sinh nước mắt ở những bệnh nhân do viêm mắt liên quan với viêm khô kết-giác mạc. Tăng sản sinh nước mắt không được nhận thấy ở các bệnh nhân đang dùng thuốc nhỏ mắt kháng viêm hay sử dụng nút điểm lệ.
Rovacor
Rovacor có hoạt chất chính là lovastatin, có tên hóa học là acid butanoic 2-methyl-1, 2, 3, 7, 8, 8a-hexahydro-3,7-dimethyl-8-[2-(tetrahydro-4-hydroxy-6-oxo-2H-pyran-2-yl)-ethyl]-1naphthalenyl ester.
Roxithromycin
Roxithromycin là kháng sinh macrolid, có phổ tác dụng rộng với các vi khuẩn Gram dương và một vài vi khuẩn Gram âm. Trên lâm sàng roxithromycin thường có tác dụng đối với Streptococcus pyogenes.
Risperidon
Risperidon là một thuốc chống loạn thần loại benzisoxazol, có tác dụng đối kháng chọn lọc với thụ thể serotonin typ 2 (5 HT2) và thụ thể dopamin typ 2 (D2). Risperidon cũng gắn với thụ thể adrenergic alpha1.
Rohto Antibacterial
Thuốc nhỏ mắt Rohto Antibacterial có tính ổn định cao, đảm bảo tác dụng trong suốt quá trình sử dụng. Thuốc làm giảm cảm giác đau đớn khó chịu và trẻ em dùng cũng được.
Rocuronium Kabi
Tăng tác dụng với thuốc mê nhóm halogen hóa; liều cao thiopental, methohexital, ketamin, fentanyl, gammahydroxybutyrat, etomidat và propofol; thuốc giãn cơ không khử cực khác.
Renapril
Chống chỉ định mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc/thuốc cùng nhóm. Phù mạch (phù lưỡi, niêm mạc khoang miệng &/hoặc họng) sau khi dùng thuốc khác.
Ringer lactate
Dung dịch Ringer lactat, có thành phần điện giải, và pH tương tự như của các dịch ngoại bào của cơ thể, Ion lactat được nhanh chóng chuyển hóa thành ion bicarbonat.
Rodogyl
Rodogyl là thuốc phối hợp spiramycine, kháng sinh họ macrolide, và métronidazole, kháng sinh họ 5 nitroimidazole, đặc trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng.
Riboflavin (Vitamin B2)
Riboflavin không có tác dụng rõ ràng khi uống hoặc tiêm. Riboflavin được biến đổi thành 2 co - enzym là flavin mononucleotid (FMN) và flavin adenin dinucleotid (FAD).
Reserpin
Reserpin làm cạn kiệt dự trữ catecholamin và serotonin ở đầu tận cùng dây thần kinh giao cảm ngoại biên và làm cạn kiệt catecholamin và serotonin ở não, tim và nhiều cơ quan khác.
Relestat: thuốc điều trị ngứa mắt liên quan với viêm kết mạc dị ứng
Relestat (Epinastine) là một chất đối kháng thụ thể H1 trực tiếp, có hoạt tính tại chỗ và là chất ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào. Epinastine có hoạt tính chọn lọc đối với thụ thể histamin H1 và có ái lực đối với thụ thể histamin H2.
Rituximab: thuốc chống ung thư, Mabthera
Rituximab phá hủy các lympho B và do đó được sử dụng để điều trị những bệnh có quá nhiều lympho B hoặc lympho B hoạt động quá mạnh hoặc bị rối loạn hoạt động
Rocamux: thuốc làm loãng đờm trong điều trị các bệnh đường hô hấp
Rocamux điều trị các rối loạn về tiết dịch trong các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi - họng, hen phế quản, tắc nghẽn đường hô hấp cấp và mạn tính. Điều trị hỗ trợ trong các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Rocgel
Điều trị triệu chứng những cơn đau do bệnh thực quản, dạ dày, tá tràng. Uống một gói khi có cơn đau, không uống quá 6 gói một ngày. Phần thuốc trong gói được uống trực tiếp, nguyên chất không phải pha loãng.
Rusartin
Tăng huyết áp: 80 mg, 1 lần/ngày; tăng tới 160 mg hoặc thêm thuốc lợi tiểu nếu huyết áp không được khống chế tốt; có thể phối hợp thuốc chống tăng huyết áp khác.
Rhinathiol Promethazine
Các thuốc kháng histamine có đặc tính chung là đối kháng, do đối kháng tương tranh ít nhiều mang tính thuận nghịch, với tác dụng của histamine, chủ yếu trên da, mạch máu, phế quản và ruột.
Risedronate Stada
Thuốc được nuốt nguyên viên và không được ngậm hay nhai. Để thuốc vào được dạ dày, bệnh nhân nên uống thuốc với nhiều nước (khoảng 120 ml) ở tư thế đứng.
Rohto Kodomo Soft
Thuốc nhỏ mắt Rohto Kodomo Soft ngăn ngừa viêm mắt, bảo vệ mắt trẻ khỏi những bệnh do bơi lội, làm giảm triệu chứng đỏ mắt, ngứa và các triệu chứng khác.
Remicade
Người lớn hay trẻ em bệnh Crohn, người lớn bệnh Crohn gây ra lỗ rò: 5 mg/kg, tiếp nối 5 mg/kg vào tuần thứ 2 và thứ 6 sau liều đầu tiên, sau đó lặp lại điều trị mỗi 8 tuần.
Rulid
Khi dùng kháng sinh macrolide kết hợp với các alcaloid gây co mạch của nấm cựa gà, co mạch ở các đầu chi có thể dẫn đến hoại tử đã được ghi nhận.
Renova
Renova nên được dùng trong một chương trình chăm sóc da toàn diện: Chăm sóc da nói chung, tránh nắng, mặc quần áo tránh nắng, sử dụng kem chống nắng và các sản phẩm làm ẩm da.
Rocuronium bromid: thuốc giãn cơ, Esmeron, Rocuronium Kabi, Rocuronium hameln
Rocuronium không tác động đến ý thức, ngưỡng đau và não nên được sử dụng để giãn cơ trong phẫu thuật sau khi người bệnh đã mê và để đặt nội khí quản do tác dụng nhanh
Ribomustin: thuốc điều trị bệnh bạch cầu lympho mạn
U lympho không Hodgkin thể diễn tiến chậm ở bệnh nhân bệnh tiến triển sau điều trị với rituximab hoặc hóa trị phối hợp rituximab