- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế trang phục y tế
Quy chế trang phục y tế
Viên chức hành chính và lái xe thực hiện theo quy định của Nhà nước về trang phục công tác cho các cơ quan hành chính.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Trang phục được quy định thống nhất cho các thành viên trong bệnh viện, kể cả học viên, người bệnh nhằm đảm bảo vệ sinh, trật tự, thẩm mỹ trong bệnh viện.
Trang phục y tế phải đảm bảo đồng bộ bao gồm : quần áo, mũ, giày, hoặc dép đế bằng và biển chức danh. Bệnh viện có trang bị gương lớn cho các khoa, phòng để chỉnh đốn trang phục.
Các thành viên trong bệnh viện, học viên phải mặc trang phục theo đúng quy định trong giờ làm việc và trực, người bệnh nội trú phải mặc quần áo bệnh viện.
Quy định cụ thể
Trang phục y tế
Phải thống nhất, đồng bộ theo chức danh về mầu và kiểu.
Số lượng
Các thành viên trong bệnh viện một năm được bệnh viện cấp hai bộ trang phục.
Màu và kiểu
Bác sĩ, dược sĩ: Màu trắng, kiểu áo choàng, quần dài.
Y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên màu trắng, kiểu :
Nam: Áo ngắn, quần dài.
Nữ: Áo ngắn, quần dài hoặc váy dài liền áo, mặc với tất dài.
Hộ lý và y công: Màu xanh nước biển, kiểu áo ngắn, quần dài, nhưng áo phải khác kiểu với y tá (điều dưỡng).
Học viên thực tập: Tự trang bị trang phục y tế theo mẫu quy định cho từng đối tượng công lác của bệnh viện, phải đeo biển chức danh, phía trái ngực.
Viên chức hành chính và lái xe thực hiện theo quy định của Nhà nước về trang phục công tác cho các cơ quan hành chính.
Viên chức bảo vệ: Thực hiện theo quy định của bảo vệ.
Công nhân y tế bao gồm: Công nhân sửa chữa, công nhân cơ khí, công nhân vệ sinh môi trường được trang bị trang phục màu xanh thẫm.
Viên chức làm việc tại khoa dinh dưỡng: Màu trắng, kiểu áo ngắn, quần dài nhưng phải may khác kiểu với y tá (điều dưỡng), bên ngoài khoác tạp dề màu xanh công nhân, mũ kiểu đầu bếp.
Người bệnh nội trú: Được trang bị đủ quần áo, bảo đảm sạch, đủ ấm, may kiểu quần áo ngủ, yêu cầu một số khoa đặc biệt có màu riêng:
Khoa truyền nhiễm và khoa lao: Màu xanh hoà bình.
Khoa da liễu: Màu xanh lá cây.
Khoa phụ sản: Áo, váy màu trắng.
Khoa nội: Màu quần áo vải hoa.
Các khoa còn lại: Quần áo, vải kẻ sọc.
Sử dụng
Các thành viên trong bệnh viện, trong giờ làm việc phải mặc trang phục đeo biển phía trái ngực đảm bảo sạch, đẹp.
Chỉ mặc trang phục y tế trong bệnh viện và khi thi hành nhiệm vụ y tế ngoài bệnh viện. Nghiêm cấm mặc trang phục y tế khi không thừa hành nhiệm vụ kể cả trong và ngoài bệnh viện.
Phải đeo khẩu trang khi làm việc trong môi trường vô khuẩn và khi tiếp xúc với người bệnh truyền nhiễm.
Bảo quản
Các thành viên y tế làm việc tại buồng phẫu thuật, buồng đẻ, buồng trẻ sơ sinh, buồng pha chế thuốc, khoa hồi sức cấp cứu, khoa xét nghiệm, khoa truyền nhiễm, khoa lao, khoa bỏng, phải thay giặt quần áo hàng ngày; các thành viên các khoa khác và người bệnh được thay giặt quần áo ít nhất hai ngày một lần và khi bẩn.
Bệnh viện phải tổ chứa giặt là tập trung; nhưng phải giặt riêng :
Quần áo các thành viên trong bệnh viện.
Quần áo đồ vải người bệnh.
Quần áo đồ vải của khoa truyền nhiễm và khoa lao.
Bệnh viện phải trang bị, tủ đựng quần áo cho các thành viên trong bệnh viện.
Bài viết cùng chuyên mục
Quy chế công tác khoa tai mũi họng
Phẫu thuật viên Tai-Mũi-Họng phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.
Trưởng khoa huyết học lâm sàng: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác tuyền truyền giáo dục phòng chống các bệnh lây lan theo đường máu và vân động hiến máu nhân đạo.
Quy chế quản lý lao động bệnh viện
Hàng ngày cuối giờ làm việc, y tá (điều dưỡng) hành chính thực hiện chấm công, cuối tháng tổng kết ngày công theo quy định.
Trưởng khoa nội tiêu hóa: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bênh và chữa bệnh theo đúng quy chế công lác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.
Quy chế công tác khoa khám bệnh
Bác sĩ chuyên khoa tại khoa khám bệnh được thực hiện các thủ thuật chuyên khoa cho người bệnh đã được khám bệnh tại khoa và có trách nhiệm.
Quy chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu, phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.
Quy chế công tác khoa dược
Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.
Y tá điều dưỡng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn
Cọ rửa, khử khuẩn, tiệt khuẩn, kiểm tra và đóng gói dụng cụ phẫu thuật theo cơ số quy định cho từng loại phẫu thuật.
Quy chế học tập và giảng dạy tại bệnh viện
Giáo viên của các trường tham gia công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh lại bệnh viện được hưởng chế độ công tác của bệnh viện.
Trưởng khoa nội cơ xương khớp: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nội, tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh cơ xương khớp trong bệnh viện và tại cộng đồng.
Quy chế công tác khoa y học cổ truyền
Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại kết hợp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp.
Trưởng phòng tổ chức cán bộ bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Phối hợp với các khoa, phòng tổ chức sinh hoạt văn hoá, tư tưởng cho người bệnh. Phổ biến, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người bệnh.
Trưởng khoa huyết học: nhiệm vụ quyền hạn
Đối với các bệnh viện có khoa huyết học lâm sàng, tổ chức buồng bệnh theo đúng quy chế quản lí buồng bệnh và buồng thủ thuật.
Trưởng khoa phụ sản: nhiệm vụ quyền hạn
Tồ chức tốt phẫu thuật sản phụ khoa theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa gây mê - hồi sức.
Phòng tài chính kế toán bệnh viện: vị trí, chứng năng nhiệm vụ, tổ chức
Theo kế hoạch ngân sách và các nguồn thu khác, tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh viện.
Trưởng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn
Phân công bác sĩ gây mê, phụ gây mê, y tá (điều dưỡng) tiếp dụng cụ và y tá (điều dưỡng phụ kíp phẫu thuật).
Bác sĩ dinh dưỡng: nhiệm vụ quyền hạn
Nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa dinh dưỡng, quy chế xử lí chất thải và quy chế chống nhiễm.
Quy chế công tác khoa mắt
Thăm khám người bệnh tỉ mỉ, thận trọng, nhẹ nhàng; khám xong ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án, có minh hoạ tổn thương bệnh lí trên hình vẽ cụ thể và chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.
Bệnh viện đa khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Y tá điều dưỡng chăm sóc: nhiệm vụ quyền hạn
Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lí vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định.
Dược sỹ phụ trách cấp phát thuốc: nhiệm vụ quyền hạn
Nắm vững số lượng, hàm lượng, hạn dùng của thuốc, giới thiệu thuốc mới, biệt dược, hoá chất và y dụng cụ có trong kho để phục vụ công tác điều trị.
Quy chế quản lý tài chính bệnh viện
Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra sát sao việc thực hiện kĩ thuật chiếu, chụp X-quang, siêu âm,... và duyệt kết quả chẩn đoán của các bác sĩ trong khoa, đảm bảo kết quả chính xác, đúng thời gian.
Trưởng khoa răng hàm mặt: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác tuyên truyền phòng chống bệnh răng miệng tại khoa và tại cộng đồng, tổ chức công tác phẫu thuật tạo hình hàm mặt theo đúng quy định của Nhà nước.
Quy chế kế hoạch bệnh viện
Sau khi được cấp trên duyệt kế hoạch, giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch công tác của bệnh viện.