- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế thường trực bệnh viện
Quy chế thường trực bệnh viện
Các phiên thường trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ các phương tiện vận chuyển, thiết bị , dụng cụ y tế và thuốc để kịp thời cấp cứu người bệnh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Chế độ thường trực ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày nghỉ phải được bệnh viện tổ chức bảo đảm liên tục 24 giờ, để kịp thời cấp cứu, khám bệnh, chẩn đoán và điều trị ngay cho người bệnh.
Danh sách các thành viên thường trực phải được phân công theo lịch từ tuần trước do lãnh đạo bệnh viện kí duyệt và được ghi trên bảng ở mỗi vị trí thường trực và lịch thường trú của các chuyên gia đầu ngành, riêng khoa ngoại phải có danh sách kíp phẫu thuật và thường trực buồng phẫu thuật.
Các phiên thường trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ các phương tiện vận chuyển, thiết bị , dụng cụ y tế và thuốc để kịp thời cấp cứu người bệnh.
Các vị trí thường trực phải có biển, bảng, mũi tên hướng dẫn, đèn sáng và có sổ ghi chép tình hình phiên thường trực, có danh sách nơi ở, điện thoại của giám đốc, trưởng các khoa, trưởng các phòng, chuyên gia của các chuyên khoa để mời hội chẩn khi có yêu cầu.
Người thường trực phải có mặt đầy đủ, đúng giờ để nhận bàn giao của phiên thường trực trước và khi hết giờ phải bàn giao cho phiên thường trực sau, không được rời bỏ vị trí thường trực và phải thực hiện mệnh lệnh thường trực của cấp trên.
Thường trực chính phải là người có đủ trình độ, độc lập giải quyết công việc. Bác sĩ đang trong thời gian tập sự không được phân công thường trực chính.
Quy định cụ thể
Tổ chức và nhiệm vụ của người thường trực
Tổ chức thường trực tại bệnh viện gồm:
Thường trực lãnh đạo.
Thường trực lâm sàng.
Thường trực cận lâm sàng.
Thường trực hành chính, bảo vệ.
Nhiệm vụ của người thường trực
Thường trực lãnh đạo:
Giám đốc, phó giám đốc và trưởng khoa, trưởng phòng được giám đốc chỉ định tham gia thường trực lãnh đạo. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tham gia thường trực ít nhất 1 tuần 1 lần; có nhiệm vụ:
Kiểm tra đôn đốc các phiên thường trực trong bệnh viện.
Trực tiếp giải quyết các vụ việc bất thường về an ninh xảy ra trong bệnh viện. Thông báo cho cơ quan công an để phối hợp theo mức độ của vụ việc.
Báo cáo ngay lên cấp trên trực tiếp quản lí bệnh viện về những trường hợp đặc biệt, đột xuất xảy ra vượt quá thẩm quyền giải quyết.
Thường trực lâm sàng:
Trưởng phiên thường trực là trưởng khoa đối với các bệnh viện hạng I, II và Trưởng khoa hoặc một số bác sĩ khác do giám đốc chỉ định đối với bệnh viện hạng III; có nhiệm vụ:
Điều hành nhân lực trong phiên thường trực để hoàn thành nhiệm vụ.
Cho y lệnh giải quyết các trường hợp cấp cứu, người bệnh mới đến và người bệnh nặng đang điều trị có diễn biến bất thường.
Báo cáo và xin ý kiến thường trực lãnh đạo trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết về chuyên môn và các trường hợp đặc biệt như tự sát dịch bệnh, thảm hoạ, cấp cứu hàng loạt…
Thông báo với thường trực bảo vệ, đồng thời báo cáo thường trực lãnh đạo trong trường hợp mất an ninh, trật tự trong bệnh viện.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc viên chức thường trực ít nhất 3 lần trong phiên thường trực.
Bác sĩ thường trực là các bác sĩ tham gia điều trị của khoa có nhiệm vụ:
Tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu.
Theo dõi xử lý người bệnh được bàn giao.
Hướng dẫn đôn đốc mọi thành viên trong phiên thường trực thực hiện đầy đủ các y lệnh.
Phân công trách nhiệm cho một thành viên thường trực theo dõi sát sao, xử lí kịp thời các diễn biến xấu đối với người bệnh nặng diện chăm sóc cấp I.
Thăm người bệnh thuộc diện chăm sóc cấp 1 ít nhất 2 giờ một lần và ghi hồ sơ bệnh án sau mỗi lần thăm khám.
Y tá (điều dưỡng) thường trực là y tá (điều dưỡng) của từng khoa đối với bệnh viện hạng I, và II. Bệnh viện hạng III có thể tổ chức thường trực y tá (điều dưỡng) liên khoa do giám đốc bệnh viện quyết định; có nhiệm vụ:
Thực hiện y lệnh, chăm sóc theo dõi người bệnh.
Đôn đốc người bệnh thực hiện nội qui bệnh viện.
Bảo quản hồ sơ, tủ thuốc, tài sản của khoa.
Phát hiện người bệnh có diễn biến bất thường, có nguy cơ tử vong, báo cáo bác sĩ thường trực, đồng thời ghi đầy đủ các diễn biến vào phiếu theo dõi.
Thường trực cận lâm sàng
Phải được tổ chức riêng từng chuyên khoa, tuỳ theo khối lượng công việc mà bố trí số người thường trực cho phù hợp; có nhiệm vụ:
Làm các xét nghiệm cấp cứu và các kỹ thuật cận lâm sàng để phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị theo yêu cầu của thường trực cận lâm sàng.
Thường trực hành chính, bảo vệ
Thường trực lái xe phải bảo đảm có xe ô tô cứu thương sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có lệnh.
Thường trực điện, nước bảo đảm cho máy phát điện hoạt động ngay sau khi mất điện đột xuất 5 phút; sửa chữa điện, nước hỏng bất thường để bảo đảm đủ điện, nước dùng cho cấp cứu, điều trị, sinh hoạt của người bệnh.
Thường trực hành chính phaỉ đảm bảo thông tin liên lạc về điện thoại, điện tín và các hình thức thông tin khác.
Thường trực bảo vệ có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trong bệnh viện.
Nội dung báo cáo tình hình phiên thường trực
Sau phiên thường trực, các khoa, phòng phải tổ chức giao ban để nghe báo cáo tình hình thường trực của các bộ phận thường trực : lâm sàng, cận lâm sàng, hành chính, bảo vệ.
Nội dung báo cáo tình hình phiên thường trực được ghi đầy đủ vào sổ thường trực trong buổi họp giao ban như sau:
Thường trực lâm sàng: Báo cáo đầy đủ tình hình người bệnh về:
Tử vong: Ghi rõ diễn biến của người bệnh, cách xử lý, nguyên nhân, thời gian tử vong và những việc làm cụ thể sau khi người bệnh tử vong.
Cấp cứu: Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, chẩn đoán và cách giải quyết đối với từng người bệnh đến cấp cứu.
Diễn biến nặng của người bệnh nội trú: Ghi rõ các diễn biến về bệnh tật, cách xử lý đối với từng người bệnh.
Thuốc: Ghi rõ thuốc đã sử dụng cho từng người bệnh trong phiên trực.
Pháp y: Trường hợp người bệnh có liên quan đến pháp y, bác sĩ thường trực có trách nhiệm:
Ghi rõ đầy đủ tình trạng người bệnh, các thương tích, lời khai của người bệnh, gia đình người bệnh, người chuyên chở, người làm chứng nếu có.
Trường hợp chỉ có người chuyên trở thì phải ghi thêm họ, tên, địa chỉ người chuyên chở, số chứng minh thư nhân dân, biển số xe...
Lập biên bản kiểm kê tư trang của người bệnh, có chữ ký của trưởng phiên trực và người chuyên chở.
Báo cáo giám đốc bệnh viện và trưởng phòng hành chính quản trị để báo ngay cho gia đình người bệnh nếu người bệnh có giấy tờ tuỳ thân hoặc báo cơ quan công an gần nhất nếu không có giấy tờ tuỳ thân.
Thường trực cận lâm sàng:
Báo cáo tình hình xét nghiệm cấp cứu và các kĩ thuật cận lâm sàng đã thực hiện trong phiên thường trực.
Thường trực hành chính, bảo vệ:
Báo cáo tình hình điện, nước, điện thoại, vệ sinh, xe ô tô cứu thương và an ninh trật tự trong phiên thường trực.
Thường trực lãnh đạo:
Có nhận xét chung về tình hình phiên thường trực tại giao ban toàn bệnh viện.
Bài viết cùng chuyên mục
Trưởng khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện đúng các quy định kĩ thuật bệnh viện. Theo dõi chăm sóc người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật.
Trưởng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn
Phân công bác sĩ gây mê, phụ gây mê, y tá (điều dưỡng) tiếp dụng cụ và y tá (điều dưỡng phụ kíp phẫu thuật).
Quy chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu, phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.
Phòng y tá điều dưỡng: vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Đôn đốc, kiểm tra y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lí thực hiện đúng các kỹ thuật bệnh viện và Quy chế Bệnh viện.
Quy chế đối với người bệnh không có người nhận
Lập hồ sơ bệnh án, chụp ảnh báo cáo giám đốc bệnh viện và thông báo ngay cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Công an cơ sở gần nhất.
Trưởng khoa ung bướu: nhiệm vụ quyền hạn
Trực tiếp kiểm tra an toàn bức xạ, có kế hoạch phòng chống sự cố bức xạ, tổ chức tốt công tác tiêu độc, tẩy uế và xử lí chất thải phóng xạ theo đúng pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.
Trưởng khoa nội cơ xương khớp: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nội, tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh cơ xương khớp trong bệnh viện và tại cộng đồng.
Trưởng khoa xét nghiệm trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện công tác bảo quản chất lượng thuốc thử công tác khử khuẩn, tẩy uế, tiêu độc xử lí các chất thải của khoa theo quy chế công tác xử lí chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Quy chế điều trị ngoại trú bệnh viện
Làm hồ sơ bệnh án đầy đủ như người bệnh nội trú và theo dõi quản lý tại khoa khám bệnh và các khoa được giám đốc bệnh viện giao nhiệm vụ.
Quy chế công tác khoa xét nghiệm
Mặt bàn xét nghiệm phải lát gạch men kính, chịu acid, có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn.
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng: nhiệm vụ quyền hạn
Hướng dẫn động viên người bệnh và gia đình người bệnh biết cách luyện tập tại nhà theo đúng kĩ thuật bệnh viện và đảm bảo an toàn.
Trưởng phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Nhận xét về tinh thần thái độ, trách nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem xét, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng và kỉ luật.
Quy chế công tác nghiên cứu khoa học công nghệ
Hội đồng khoa học kỹ thuật hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, họp định kỳ hàng quý, họp bất thường do giám đốc bệnh viện yêu cầu.
Quy chế công tác khoa hồi sức cấp cứu
Nếu gặp trường hợp khó chẩn đoán, khó thực hiện kĩ thuật phải báo cáo trưởng khoa xin hội chẩn để có ý kiến chỉ đạo.
Quy chế sửa chữa xây dựng bệnh viện
Tuỳ theo mức độ sửa chữa, xây dựng mà chủ công trình quyết định thành lập tổ xây dựng hay ban xây dựng để theo dõi giám sát chất lượng công trình.
Bác sỹ khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn
Khi được phân công phẫu thuật phải kiểm tra lại người bệnh đã có trong kế hoạch và chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho cuộc phẫu thuật theo chỉ định.
Trưởng khoa huyết học: nhiệm vụ quyền hạn
Đối với các bệnh viện có khoa huyết học lâm sàng, tổ chức buồng bệnh theo đúng quy chế quản lí buồng bệnh và buồng thủ thuật.
Quy chế trang phục y tế
Viên chức hành chính và lái xe thực hiện theo quy định của Nhà nước về trang phục công tác cho các cơ quan hành chính.
Trưởng khoa hồi sức cấp cứu: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiên tốt việc tiếp nhận và cấp cứu người bệnh theo đúng quy chế cấp cứu. Phối hợp với các trưởng khoa chỉ đạo chuyên môn hệ thống cấp cứu trong bệnh viện.
Phòng tổ chức cán bộ bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương để phối hợp công tác trong công việc có liên quan.
Quy chế công tác khoa dược
Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.
Dược sỹ phụ trách cấp phát thuốc: nhiệm vụ quyền hạn
Nắm vững số lượng, hàm lượng, hạn dùng của thuốc, giới thiệu thuốc mới, biệt dược, hoá chất và y dụng cụ có trong kho để phục vụ công tác điều trị.
Quy chế công tác khoa y học cổ truyền
Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại kết hợp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp.
Trưởng khoa thần kinh: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức khám bệnh và chữa bệnh cho người mắc bệnh thần kinh lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm, tổ chức tuyên truyền và tham gia phòng chống bệnh thần kinh lây nhiễm như viêm màng não, viêm não.
Quy chế công tác khoa ngoại
Trường hợp người bệnh có diễn biến xấu cần phẫu thuật cấp cứu được đưa thẳng vào buồng phẫu thuật, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án.