Quy chế hội chẩn bệnh viện

2012-09-24 08:44 PM

Các trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán xác định, sau 3 ngày điều trị trong khoa không biến chuyển bác sĩ điều trị có trách nhiệm mời bác sĩ trưởng khoa thăm lại người bệnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

Hội chẩn là hình thức tập trung tài năng trí tuệ của thầy thuốc để cứu chữa người bệnh kịp thời, trong những trường hợp:

Khó chẩn đoán và điều trị.

Tiên lượng dè dặt.

Cấp cứu.

Chỉ định phẫu thuật.Hội chẩn phải được chuẩn bị chu đáo và đảm bảo các thủ tục qui định.

Quy định cụ thể

Khi cần hội chẩn

Các trường hợp khó chẩn đoán xác định nguyên nhân bệnh.

Các trường hợp cấp cứu.

Các trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu thuật.

Các trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán xác định, sau 3 ngày điều trị trong khoa không biến chuyển bác sĩ điều trị có trách nhiệm mời bác sĩ trưởng khoa thăm lại người bệnh và cho ý kiến hướng dẫn điều trị tiếp.

Hình thức hội chẩn

Hội chẩn khoa:

Người đề xuất: Bác sĩ điều trị người bệnh.

Người chủ trì: Bác sĩ trưởng khoa.

Thành phần dự: Các bác sĩ điều trị trong khoa, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa.

Thư ký: Do trưởng khoa chỉ định.

Tiến hành trong trường hợp: Khi việc chẩn đoán xác đinh nguyên nhân bệnh chưa được rõ ràng, tiên lượng còn dè dặt.

Hội chẩn liên khoa:

Người đề xuất: Bác sĩ điều trị người bệnh đề nghị và trưởng khoa đồng ý.

Người chủ trì: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh.

Thành phần dự:

Các bác sĩ điều trị và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa.

Bác sĩ trưởng khoa có liên quan và mời chuyên gia.

Thư ký: Do trưởng khoa có người bệnh chỉ định.

Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc thêm một bệnh thuộc chuyên khoa khác.

Hội chẩn toàn bệnh viện:

Người đề xuất: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh.

Người chủ trì: Giám đốc bệnh viện.

Thành phần dự: Các bác sĩ trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phòng y tá (điều dưỡng), y tá (điều dưỡng) trưởng khoa có liên quan và các chuyên gia.

Thư ký: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.

Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc bệnh nặng liên quan đến nhiều chuyên khoa khó chẩn đoán và điều trị chưa có hiệu quả.

Hội chẩn liên bệnh viện:

Người đề xuất: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh đề nghị, giám đốc bệnh viện đồng ý.

Người chủ trì: Giám đốc bệnh viện.

Thành phần dự.

Các bác sĩ, trưởng khoa, phó trưởng khoa, bác sĩ có người bệnh và trưởng phòng y tá (điều dưỡng), y tá (điều dưỡng) trưởng khoa có người bệnh.

Các chuyên gia, giáo sư được mời.

Thư ký: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp

Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc bệnh nặng, hiếm gặp, cần ý kiến của chuyên khoa sâu.

Trình tự và nội dung hội chẩn

Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, các kết quả cận lâm sàng, các phương tiện thăm khám người bệnh.

Chuẩn bị người bệnh, thông báo thời gian và nội dung hội chẩn. Tuỳ tình trạng người bệnh mà tổ chức hội chẩn lại giường hoặc tại buồng riêng cho phù hợp.

Người được mời tham gia hội chẩn phải có trình độ chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm, trường hợp mà đích danh mà không tham gia được phải cử người có trình độ tương đương đi thay phải được nghiên cứu hồ sơ bệnh án và thăm khám người bênh trước.

Người chủ trì hội chẩn có trách nhiệm:

Giới thiệu thành phấn người tham dự, báo cáo tóm tắt quá trình điều trị, chăm sóc và yêu cầu hội chẩn.

Kết luận rõ ràng từng vấn đề để ghi vào biên bản. Khi kết thúc phải đọc lại thông qua biên bản hội chẩn và từng thành viên kí, ghi rõ họ tên và chức danh.

Thư ký có trách nhiệm:

Ghi chép đầy đủ các ý kiến của từng người vào sổ biên bản.

Căn cứ vào kết luận ghi trong sổ biên bản hội chẩn, trích lập phiếu "biên bản hội chẩn" đính vào hồ sơ bệnh án; phiếu biên bản hội chẩn này do thư ký và người chủ tịch ký, ghi rõ họ tên và chức danh.

Trường hợp có ý kiến chưa thống nhất thư ký phải ghi lại và báo cáo giám đốc bệnh viện giải quyết.

Hội chẩn cấp cứu phải được thực hiện ngay trong giờ hành chính cũng như trong phiên thường trực, tuỳ tình trạng bệnh mà có hình thức hội chẩn thích hợp.

Khi người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải được hội chẩn để xác định. Hội chẩn phải có đầy đủ các phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê hồi sức, bác sĩ điều trị khoa ngoại và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa ngoại và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.

 Nghiêm cấm các trường hợp: Tiến hành phẫu thuật mà không hội chẩn.

Bài viết cùng chuyên mục

Quy chế vào viện chuyển khoa chuyển viện ra viện

Thực hiện các tủ tục vào viện cho người bệnh, thông báo cho khoa nhận người bệnh biết trước để chuẩn bị điều kiện phục vụ.

Quy chế thông tin báo cáo bệnh viện

Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp tổng hợp các báo cáo của các khoa, phòng, trình giám đốc phê duyệt để gửi lên cấp trên quản lí trực tiếp theo quy định.

Quy chế công tác hợp tác quốc tế bệnh viện

Trao đổi thư công tác, báo cáo khoa học, tài liệu nghiên cứu gửi ra nước ngoài và nhận từ nước ngoài phải theo đúng quy định của pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước.

Bác sỹ khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn

Khi được phân công phẫu thuật phải kiểm tra lại người bệnh đã có trong kế hoạch và chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho cuộc phẫu thuật theo chỉ định.

Trưởng khoa tai mũi họng: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức công tác phẫu thuật bệnh tai mũi họng theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện và quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức mũi họng theo đúng quy định của Nhà nước.

Trưởng khoa xét nghiệm trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện công tác bảo quản chất lượng thuốc thử công tác khử khuẩn, tẩy uế, tiêu độc xử lí các chất thải của khoa theo quy chế công tác xử lí chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Trưởng khoa hóa sinh: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa hoá sinh có nhiệm vụ, quyền hạn sau.

Phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức

Phối hợp các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu khoa học.

Quy định về hội đồng thuốc và điều trị

Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.

Trưởng phòng y tá điều dưỡng: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm tra, đôn đốc y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kĩ thuật viên và hộ lí thực hiện Quy chế bệnh viện, quy định kĩ thuật bệnh viện các nhiệm vụ thường quy.

Quy chế công tác khoa truyền nhiễm

Trường hợp người bệnh tử vong phải thực hiện đúng quy chế giải quyết người bệnh tử vong đối với người mắc bệnh truyền nhiễm.

Quy chế công tác khoa dược

Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.

Bệnh viện chuyên khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ

Kết hợp với y tế dự phòng thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình hoạt động chuyên khoa tại cộng đồng.

Trưởng khoa nhi: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nhi và quy chế công tác khoa nội, chỉ đạo và thực hiện công tác điều trị cho bệnh nhi mắc bệnh lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm.

Trưởng khoa vi sinh: nhiệm vụ quyền hạn

Có trách nhiệm quản lí các hoá chất độc, các chủng virus, vi khuẩn phân lập theo đúng kĩ thuật bệnh viện, đảm bảo an toàn tuyệt đối, chống lây nhiễm.

Quy chế công tác khoa lao

Khi phát hiện có nhiều người mắc bệnh lao trong cùng một khu vực có tính chất dịch tễ phải báo cáo ngay trưởng khoa, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.

Kỹ thuật viên xét nghiệm bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Thống kê, ghi lại kết quả xét nghiệm vào sổ lưu trữ và chuyển các kết quả xét nghiệm tới các khoa. Gặp những tiêu bản xét nghiệm có kết quả bất thường hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay trưởng khoa.

Trưởng khoa da liễu: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức công tác tuyên truyền và tham gia phòng chống bệnh phong, nhiễm HIV/AIDS, bệnh da, bệnh lây truyền theo đường tình dục tại khoa và tại cộng đồng.

Y tá điều dưỡng hành chính khoa: nhiệm vụ quyền hạn

Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh.

Hộ lý chung: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện vệ sinh sạch, đẹp, ngăn nắp, trật tự trong các buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang, buồng làm việc của khoa.

Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Phối hợp và các khoa, phòng có liên quan tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy định kĩ thuật bệnh viện về vô khuẩn và thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện theo định kì hoặc đột xuất.

Bệnh viện đa khoa hạng II (hai): vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các ngành

Trưởng khoa mắt: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa mắt, quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công tác phẫu thuật gây mê hồi sức.

Bác sỹ xét nghiệm cận lâm sàng: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm tra tại kết quả xử nghiệm của kĩ thuật viên trong phạm vi được phân công. Kí phiếu kết quả xét nghiệm để trình trưởng khoa duyệt.

Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn

Những trường hợp khó chẩn đoán, không rõ ràng, kĩ thuật thực hiện phức tạp phải báo cáo ngay với trưởng khoa để xin ý kiến giải quyết.