Quy chế giải quyết người bệnh tử vong

2012-09-25 07:05 AM

Thông thường việc mai táng người bệnh tử vong do gia đình người bệnh thực hiện, nếu người bệnh tử vong mắc các bệnh truyền nhiễm phải được tẩy uế.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

Người bệnh đã tử vong được xác định bằng chết sinh học: ngừng thở, ngừng tim; kết quả điện tim, điện não thể hiện bằng một đường thẳng đẳng điện được ít nhất 2 bác sĩ khám và kết luận.

Các thủ tục giải quyết người bệnh tử vong phải thực hiện khẩn trương, nghiêm túc trân trọng và theo đúng quy định của pháp luật.

Quy định cụ thể

Giải quyết thi thể người bệnh tử vong

Y tá (điều dưỡng) của khoa có người bệnh tử vong phải thực hiện các công việc vệ sinh đối với thi thể người bệnh.

Trưởng khoa hoặc bác sĩ điều trị báo cho khoa giải phẫu bệnh. (Bệnh viện hạng I và II) sau khi nhận được giấy báo tử, khoa giải phẫu bệnh phải cử người và đẩy xe đến khoa có người bệnh tử vong nhận thi thể người bệnh tử vong đưa về nhà thi thể người bệnh tử vong đưa về nhà đại thể; các bệnh viện khác, viên chức khoa có người bệnh tử vong chuyển thi thể người bệnh xuống nhà đại thể.  

Nhà đại thể phải trang nghiêm, an toàn, vệ sinh, đủ ánh sáng.

Việc khâm liệm và nhập quan phải do viên chức nhà đại thể làm.

Trường hợp cần lưu giữ trên 24 giờ phải có nhà lạnh.

Thông thường việc mai táng người bệnh tử vong do gia đình người bệnh thực hiện, nếu người bệnh tử vong mắc các bệnh truyền nhiễm phải được tẩy uế và do viên chức nhà đại thể khâm liệm, nhập quan.

Trường hợp người bệnh tử vong không có người nhận, trưởng phòng hành chính quản trị bệnh viện phải thực hiện chụp ảnh, báo công an, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sau 24 giờ vẫn không có người nhận, bệnh viện thực hiện việc mai táng. Kinh phí do cơ quan Lao động - thương binh xã hội cung cấp giải quyết.

Việc di chuyển thi hài phải thực hiện theo quy định của luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Giải quyết tư trang của người bệnh tử vong

Trường hợp người bệnh tử vong có gia đình đi theo thì đại diện của gia đình trực tiếp kí nhận

Trường hợp người bệnh tử vong không có gia đình đi theo: y tá (điều dưỡng) trưởng khoa hoặc y tá (điều dưỡng) thường trực thu thập, thống kê và lập biên bản có đại diện khoa và đại diện cho người bệnh trong buồng bệnh chứng kiến.Tư trang phải lưu giữ tại kho của bệnh viện để trao lại cho gia đình người bệnh.

Hồ sơ tử vong

Bác sĩ điều trị hay bác sĩ thường trực phải tập hợp, bổ sung đầy đủ các chi tiết quy định. Ghi rõ: ngày, giờ, diễn biến bệnh; cách xử lí; ngày, giờ, phút tử vong, chẩn đoán bệnh và nguyên nhận tử vong, kí có ghi rõ họ tên. Hồ sơ tử vong phải được lưu trữ theo quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án.

Khám nghiệm tử thi

Việc khám nghiệm tử thi phải được thực hiện theo đúng quy chế của Bộ luật dân sự và Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Bác sĩ giải phẫu bệnh có nhiệm vụ:

Trước khi khám nghiệm tử thi phải nghiên cứu hồ sơ bệnh án về chẩn đoán lâm sàng nguyên nhân tử vong và yêu cầu khám nghiệm tử thi.

Chỉ được khám nghiệm tử thi tại khoa giải phẫu bệnh và chỉ thực hiện khám nghiệm sau khi người bệnh tử vong được 2 giờ, phải bảo đảm vệ sinh và an toàn kíp khám nghiệm phải có ít nhất là 3 người.

Bệnh phẩm phải được bảo quản trong lọ có dung dịch cố định. Trên lọ phải có nhãn ghi rõ bệnh án, tuổi người bệnh tử vong, chẩn đoán lâm sàng, ngày giờ lấy bệnh phẩm và khối lượng bệnh phẩm.

Phải phục hồi tử thi sau khi khám nghiệm và giải quyết các phủ tạng lấy xét nghiệm thừa theo quy chế công tác xử lí chất thải.

Phải làm biên bản tỉ mỉ về kết quả khám nghiệm đại thể: toàn thân, từng bộ phận và kết luận bước đầu về nguyên nhân lử vong. Có đủ chữ kí, họ, tên và chức danh của những người thực hiện. Trường hợp người bệnh tử vong có liên quan đến pháp y, do cơ quan giám định pháp y giải quyết theo quy định của pháp luật.

Kiểm điểm tử vong

Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh tử vong có nhiệm vụ:

Tiến hành kiểm điểm tử vong các khâu: tiếp đón, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc đối với mọi trường hợp người bệnh tử vong. Chậm nhất không để quá lâu ngày sau khi người bệnh tử vong.

Chủ trì các cuộc kiểm điểm tử vong trong khoa.

Chỉ định một bác sĩ điều trị làm thư kí.

Mời toàn khoa tham dự. Nếu người bệnh tử vong trong giờ thường trực, mời toàn bộ phiên trực tham dự kiểm điểm tử vong.

Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực có nhiệm vụ viết và báo cáo kiểm điểm tử vong theo mầu quy định.

Thư kí có nhiệm vụ:

Ghi chép vào sổ kiểm điểm tử vong rõ ràng, đầy đủ các phần mục quy định.

Lấy đủ chữ kí và ghi rõ họ tên của tất cả các thành viên đã tham dự.

Lập biên bản kiểm điểm tử vong trích từ sổ kiểm điểm tử vong theo mẫu quy định để đính vào hồ sơ tử vong, có chữ kí của người chủ trì và thư kí. ghi rõ họ tên và chức danh.

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm: Chủ trì kiểm điểm tử vong liên khoa, toàn bệnh viện hoặc liên bệnh viện.

Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ:

Quản lí sổ kiểm điểm tử vong, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, bảo quản lưu trữ sổ kiểm điểm tử vong theo quy định.

Làm thư kí khi kiểm điểm tử vong liên khoa, toàn bệnh viện hoặc liên bệnh.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhiệm vụ chung của bệnh viện

Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định.

Trưởng khoa thần kinh: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức khám bệnh và chữa bệnh cho người mắc bệnh thần kinh lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm, tổ chức tuyên truyền và tham gia phòng chống bệnh thần kinh lây nhiễm như viêm màng não, viêm não.

Quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án

Người bệnh ra viện trong 24 giờ, khoa phải hoàn chỉnh các thủ tục hành chính của hồ sơ bệnh án theo quy chế, chuyển đến phòng kế hoạch tổng hợp.

Bệnh viện đa khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Phòng y tá điều dưỡng: vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Đôn đốc, kiểm tra y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lí thực hiện đúng các kỹ thuật bệnh viện và Quy chế Bệnh viện.

Bác sỹ điều trị: nhiệm vụ quyền hạn

Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo cáo đáy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng dẫn của trưởng khoa.

Mười hai điều y đức

Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Y tá điều dưỡng trưởng phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn

Phân công y tá điều dưỡng thực hiện công tác theo dõi, chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật khi còn ở trong khoa, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất.

Quy chế công tác khoa thần kinh

Khi các kĩ thuật đặc biệt có liên quan đến các khoa khác phải liên hệ trước để phối hợp thực hiện, theo dõi chu đáo và xử lí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh.

Quy chế thông tin báo cáo bệnh viện

Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp tổng hợp các báo cáo của các khoa, phòng, trình giám đốc phê duyệt để gửi lên cấp trên quản lí trực tiếp theo quy định.

Quy chế đối với người bệnh không có người nhận

Lập hồ sơ bệnh án, chụp ảnh báo cáo giám đốc bệnh viện và thông báo ngay cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Công an cơ sở gần nhất.

Bác sỹ giải phẫu bệnh: nhiệm vụ quyền hạn

Đọc các tiêu bản tổ chức tế bào học, kí xác nhận kết quả của các tiêu bản giải phẫu bệnh, trường hợp khó phải báo cáo bác sĩ trưởng khoa.

Quy chế công tác khoa dược

Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.

Nữ hộ sinh: nhiệm vụ quyền hạn

Nữ hộ sinh trung cấp (nữ hộ sinh chính): thực hiện kĩ thuật chăm sóc sản phụ, người bệnh; vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công.

Trưởng khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng (nhiệm vụ quyền hạn)

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh trong tập 1uyện và điều trị, Hướng về cộng đồng chỉ đạo kỹ thuật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức, sắp xếp các nơi làm việc của khoa liên hoàn và hợp lí để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng theo bệnh lí và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quy chế công tác khoa phụ sản

Theo dõi sát sản phụ, ghi đầy đủ các diễn biến vào hồ sơ bệnh án, khi có dấu hiệu cấp cứu về sản phụ và thai nhi phải xử lí kịp thời.

Quy chế công tác khoa hồi sức cấp cứu

Nếu gặp trường hợp khó chẩn đoán, khó thực hiện kĩ thuật phải báo cáo trưởng khoa xin hội chẩn để có ý kiến chỉ đạo.

Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm tra sát sao việc thực hiện kĩ thuật chiếu, chụp X-quang, siêu âm,... và duyệt kết quả chẩn đoán của các bác sĩ trong khoa, đảm bảo kết quả chính xác, đúng thời gian.

Quy chế quản lý biểu mẫu và sổ ghi chép thông tin y tế

Người được giao quản lí các biểu mẫu và sổ ghi chép phải bảo quản, giữ gìn không được làm hỏng hoặc mất Trường hợp để hỏng, để mất sổ ghi hoặc biểu mẫu thống kê phải báo cáo ngay.

Trưởng khoa y học hạt nhân: nhiệm vụ quyền hạn

Khi đưa được chất phóng xạ vào cơ thể của người bệnh phải đảm bảo quy định vô khuẩn theo đúng quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Trưởng khoa dược bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết toán và theo dõi quản lí tiêu chuẩn kinh phí sử dụng thuốc, hoá chất và sinh phẩm bảo đảm chính xác theo đúng các quy định hiện hành.

Quy chế hội chẩn bệnh viện

Các trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán xác định, sau 3 ngày điều trị trong khoa không biến chuyển bác sĩ điều trị có trách nhiệm mời bác sĩ trưởng khoa thăm lại người bệnh.

Quy chế thường trực bệnh viện

Các phiên thường trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ các phương tiện vận chuyển, thiết bị , dụng cụ y tế và thuốc để kịp thời cấp cứu người bệnh.

Trưởng khoa nội thận tiết niệu: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bệnh và chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.