Quy chế đối với người bệnh không có người nhận

2012-09-25 07:03 AM

Lập hồ sơ bệnh án, chụp ảnh báo cáo giám đốc bệnh viện và thông báo ngay cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Công an cơ sở gần nhất.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

Người bệnh không có người nhận là  những người đang ở trong tình trạng cấp cứu, bị tai nạn, bị bệnh tâm thần và trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện mà khi vào viện không có giấy tờ tuỳ thân, không có địa chỉ, không có người thân, cô đơn không nơi nương tựa hoặc bị bỏ rơi .

Bệnh viện phải tạo mọi điều kiện tiếp đón, chăm sóc, cứu chữa đến cùng, không phân biệt đối xử, không đun đẩy người bệnh, với tinh thần "Lương y phải như từ mẫu”.

Quy định cụ thể

Người bệnh cấp cứu, bị tai nạn và người bênh tâm thần không có người nhận

Bác sĩ có nhiệm vụ:

Tiếp nhận, thăm khám, làm hồ sơ bệnh án, điều trị, chăm sóc theo tình trạng bệnh.

Thông báo cho phòng kế hoạch tổng hợp, phòng hành chính quản trị và báo cáo giám đốc bệnh viện xin cấp tiền thuốc, tiền ăn hàng ngày.

Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm kiểm kê tài sản của người bệnh và cùng với người chuyển người bệnh đến bệnh viện lập biên bản kiểm kê có sự xác nhận của người thứ ba, sau đó báo cáo trưởng khoa.

Phòng hành chính quản lí có nhiệm vụ:

Lập hồ sơ bệnh án, chụp ảnh báo cáo giám đốc bệnh viện và thông báo ngay cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Công an cơ sở gần nhất.

Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm người nhà của người bệnh.

Trường hợp không tìm được người nhà phải lập hồ sơ gửi cơ quan Lao động thương binh xã hội cùng cấp để xin trợ cấp.

Liên hệ với Trung tâm bảo trợ xã hội địa phương để tiếp nhận nuôi dưỡng khi người bệnh ra viện.

Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Trưởng khoa sản phải bảo vệ trẻ sơ sinh cùng quần áo, vật dùng thấy ở trẻ sơ sinh, thông báo cho phòng kế hoạch tổng hợp, phòng hành chính quản trị và báo cáo giám đốc bện viện

Phân công người nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trong thời gian chờ đợi người nhận nuôi dưỡng và vận động mọi người xung quanh ủng hộ từ thiện, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ sơ sinh.

Trưởng phòng hành chính báo ngay cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Công an cơ sở gần nhất để tìm hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trong thời gian ngắn nhất.

Trường hợp người bệnh tủ vong không có người nhận

Bác sĩ thực hiện đúng quy chế giải quyết người bệnh tử vong.

Trưởng phòng hành chính tiến hành khai tử tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định của pháp luật về hộ tịch và xin phép mai táng .

Thực hiện chụp ảnh, lập hồ sơ báo cáo cho cơ quan Lao động - thương binh xã hội cung cấp, xin kinh phí mai táng.

Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp tục tìm thân nhân của người bệnh.

Sau khi mai táng có sơ đồ nơi chôn tại nghĩa trang.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh chết ngay sau khi sinh tại phòng đẻ mà người mẹ bỏ đi thì không phải khai sinh và khai tử. Trường hợp trẻ sơ sinh đã chuyển ra khỏi phòng đẻ bị chết mà người mẹ bỏ đi thì phải tiến hành khai sinh và khai tử theo quy định của pháp luật.

Bài viết cùng chuyên mục

Dược sỹ phụ trách cấp phát thuốc: nhiệm vụ quyền hạn

Nắm vững số lượng, hàm lượng, hạn dùng của thuốc, giới thiệu thuốc mới, biệt dược, hoá chất và y dụng cụ có trong kho để phục vụ công tác điều trị.

Y tá điều dưỡng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn

Cọ rửa, khử khuẩn, tiệt khuẩn, kiểm tra và đóng gói dụng cụ phẫu thuật theo cơ số quy định cho từng loại phẫu thuật.

Quy chế sửa chữa xây dựng bệnh viện

Tuỳ theo mức độ sửa chữa, xây dựng mà chủ công trình quyết định thành lập tổ xây dựng hay ban xây dựng để theo dõi giám sát chất lượng công trình.

Phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức

Phối hợp các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu khoa học.

Trưởng phòng vậy tư thiết bị y tế bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Giới thiệu các loại vật tư chuyên dùng và các thiết bị y tế để các trưởng khoa xem xét và dự trù; tổng hợp thành kế hoạch chung trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Kỹ thuật viên xét nghiệm bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Thống kê, ghi lại kết quả xét nghiệm vào sổ lưu trữ và chuyển các kết quả xét nghiệm tới các khoa. Gặp những tiêu bản xét nghiệm có kết quả bất thường hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay trưởng khoa.

Trưởng phòng y tá điều dưỡng: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm tra, đôn đốc y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kĩ thuật viên và hộ lí thực hiện Quy chế bệnh viện, quy định kĩ thuật bệnh viện các nhiệm vụ thường quy.

Trưởng khoa răng hàm mặt: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức công tác tuyên truyền phòng chống bệnh răng miệng tại khoa và tại cộng đồng, tổ chức công tác phẫu thuật tạo hình hàm mặt theo đúng quy định của Nhà nước.

Trưởng khoa nội tiêu hóa: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bênh và chữa bệnh theo đúng quy chế công lác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.

Quy chế công tác khoa lao

Khi phát hiện có nhiều người mắc bệnh lao trong cùng một khu vực có tính chất dịch tễ phải báo cáo ngay trưởng khoa, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.

Mười hai điều y đức

Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Quy chế cứu thương bệnh viện

Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá.

Trưởng khoa khám bệnh: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức tốt công tác hành chính khoa. Đảm bảo ghi chép, cập nhật chính xác số liệu người bệnh đến khám bệnh tại khoa. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy định.

Trưởng khoa truyền nhiễm: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức công tác khám bệnh và phát hiện sớm các trường hợp đầu tiên của bệnh gây dịch nguy hiểm. Khi phát hiện bệnh gây dịch nguy hiểm, trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo với giám đốc để giải quyết.

Quy chế công tác kiểm tra bệnh viện

Bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng khoa kiểm tra những hoạt động trong phạm vi trách nhiệm.

Bệnh viện chuyên khoa hạng I: một, vị trí, chức năng, nhiệm vụ

Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở cấp Đại học và trên Đại học, đồng thời có trách nhiệm tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc Đại học và trên đại học.

Trưởng khoa dược bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết toán và theo dõi quản lí tiêu chuẩn kinh phí sử dụng thuốc, hoá chất và sinh phẩm bảo đảm chính xác theo đúng các quy định hiện hành.

Quy chế công tác khoa mắt

Thăm khám người bệnh tỉ mỉ, thận trọng, nhẹ nhàng; khám xong ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án, có minh hoạ tổn thương bệnh lí trên hình vẽ cụ thể và chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.

Y tá điều dưỡng trưởng phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn

Phân công y tá điều dưỡng thực hiện công tác theo dõi, chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật khi còn ở trong khoa, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất.

Trưởng khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng (nhiệm vụ quyền hạn)

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh trong tập 1uyện và điều trị, Hướng về cộng đồng chỉ đạo kỹ thuật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Quy chế công tác khoa nội soi

Thực hiện các kỹ thuật nội soi theo sự phân công của trưởng khoa. Không được tự động tiến hành các kĩ thuật nội soi khi không có yêu cầu của bác sĩ điều trị.

Nữ hộ sinh: nhiệm vụ quyền hạn

Nữ hộ sinh trung cấp (nữ hộ sinh chính): thực hiện kĩ thuật chăm sóc sản phụ, người bệnh; vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công.

Quy chế công tác khoa y học hạt nhân

Thực hiện nghiệm pháp chẩn đoán bằng phóng xạ phải thăm khám, kiểm tra để có chỉ định đúng: về kĩ thuật, liều lượng, dược chất phóng xạ và loại trừ trường hợp chống chỉ định.

Trưởng khoa lâm sàng trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Khám lại người bệnh trước khi hội chẩn, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện Những trường hợp khó phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viện. xin ý kiến giải quyết.

Bác sỹ gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn

Sau phẫu thuật bác sĩ gây mê hồi sức phải theo dõi sát tình trạng sức khoẻ của người bệnh, cho đến khi các chỉ số sinh tồn của người bệnh ổn định.