- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế cứu thương bệnh viện
Quy chế cứu thương bệnh viện
Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Cấp cứu là một nhiệm vụ rất quan trọng, giám đốc bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức cấp cứu kịp thời trong mọi trường hợp:
Người bệnh mới đến tại khoa khám bệnh hoặc vào thẳng các khoa lâm sàng.
Người bệnh đang theo dõi điều trị tại các khoa lâm sàng có diễn biến nặng, nguy kịch.
Tuyến dưới có yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp.
Cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện.
Trong tất cả các trường hợp cấp cứu, bác sĩ, y tá (điều dưỡng) phải khẩn trương và kịp thời cấp cứu ngay; không được gây phiền hà trong thủ tục hành chính và không được đun đẩy người bệnh.
Phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện, phương tiện tốt nhất cho việc cấp cứu người bệnh:
Cán bộ chuyên môn có trình độ, có kinh nghiệm.
Thiết bị y tế, phương tiện phục vụ tốt.
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật thuận tiện, phương tiện vận chuyển tốt...
Công tác cấp cứu phải bảo đảm hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày.
Quy định cụ thể
Yêu cầu cấp bách của cấp cứu
Người bệnh cấp cứu vào bất cứ khoa nào trong bệnh viện cũng phải được tiếp đón ngay; những khoa lâm sàng không có buồng cấp cứu thì viên chức của khoa phải kết hợp cùng với gia đình người bệnh đưa người bệnh đến buồng cấp cứu thích hợp nhất.
Y tá (điều dưỡng) phải chuẩn bị sẵn sàng phương tiện cấp cứu khi có người bệnh cấp cứu phải thực hiện ngay nhiệm vụ tiếp đón, lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp... mời bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ trực đến cấp cứu ngay.
Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực phải khám xét khẩn cấp và ra y lệnh xử lý kịp thời.
Người bệnh trong tình trạng nguy kịch phải tập trung sơ cứu , mời bác sĩ hồi sức hỗ trợ.
Người bệnh có chỉ định chuyển khoa hồi sức cấp cứu hoặc chuyển khoa thích hợp, phải vừa chuyển vừa hồi sức.
Tại buồng cấp cứu khoa khám bệnh
Bác sĩ cấp cứu phải tập trung sơ cứu , hội chẩn và xử trí kịp thời.
Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá (điều dưỡng) khoa nhận người bệnh cấp cứu.
Người bệnh đang điều trị nội trú có diễn biến nặng:
Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực có trách nhiệm khám xét ngay, chẩn đoán tiên lượng và xử trí kịp thời.
Trường hợp người bệnh có diễn biến nặng hoặc khi gia đình người bệnh yêu cầu: y tá (điều dưỡng) phải mời bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực đến ngay.
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực phải xin hội chẩn gấp để có biện pháp xử trí kịp thời.
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tổ chức ứng cứu kịp thời vào bất cứ thời gian nào:
Khi tuyến dưới xin hỗ trợ.
Khi có tai nạn hàng loạt, thảm hoạ.
Hệ thống cấp cứu trong bệnh viện
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động:
Buồng cấp cứu tại khoa khám bệnh.
Khoa hồi sức cấp cứu trong bệnh viện.
Bệnh viện hạng I và hạng II, một số khoa lâm sàng phải có buồng cấp cứu người bệnh nặng.
Quy định sự phối hợp hỗ trợ công tác cấp cứu giữa các khoa trong bệnh viện.
Đào tạo đội ngũ bác sĩ, y tá (điều dưỡng) cấp cứu thành thạo về nghiệp vụ chuyên môn cấp cứu.
Trưởng phòng hành chính quản trị, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa cận lâm sàng có trách nhiệm thực hiện:
Buồng cấp cứu phải có:
Biển báo, mũi tên chỉ dẫn, ban đêm phải có đèn báo, có đầy đủ ánh sáng, có máy phát điện dư trữ hoặc đèn dầu để thay thế khi mất điện.
Sổ khám bệnh và hồ sơ bệnh án để ghi chép, theo dõi người bệnh đến cấp cứu
Bình oxy, thuốc, thiết bị y tế theo danh mục quy định phù hợp với từng loại bệnh viện.
Trưởng khoa lâm sàng, trưởng buồng cấp cứu có nhiệm vụ :
Xây dựng danh mục cơ số thuốc, dụng cụ cấp cứu, được giám đốc bệnh viện duyệt, danh mục cơ số thuốc cấp cứu được dán ngay mặt sau cánh cửa tủ thuốc.
Đảm bảo tủ thuốc có đủ ánh sáng, dễ thấy, dễ lấy.
Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện để ngăn tủ riêng, 2 lần cửa, 2 lần khoá.
Thuốc và dụng cụ thường trực phải ghi chép rõ ràng và thực hiện giao, nhận hàng ngày.
Bác sĩ khoa cấp cứu có nhiệm vụ:
Được đào tạo và thực hiện thành thạo các kĩ thuật cấp cứu.
Có phác đồ điều trị cấp cứu.
Sắp xếp dụng cụ y tế, phương tiện cấp cứu đúng vị trí qui định, khi sử dụng phải bổ sung và để lại vị trí cũ.
Bác sĩ, kĩ thuật viên các khoa cận lâm sàng có nhiệm vụ:
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu xét nghiệm của bác sĩ thường trực cấp cứu.
Đảm bảo kết quả xét nghiệm, X quang chính xác, kịp thời gian theo yêu cầu của bác sĩ thường trực cấp cứu.
Trong trường hợp khó khăn không thực hiện được các yêu cầu của các bác sĩ thường trực cấp cứu phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viện để xin ý kiến, không được để chậm hoặc không làm, không báo cáo.
Y tá (điều dưỡng) cấp cứu có nhiệm vụ:
Chuẩn bị: Các dụng cụ, thuốc và phương tiện cấp cứu sẵn sàng theo qui định; giường chiếu, chăn màn sạch sẽ; quần áo, đồ dùng cho người bệnh cấp cứu sử dụng; sắp xếp theo dạng thuốc, dễ thấy, dễ lấy; thuốc phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, số lượng.
Khẩn trương thực hiện y lệnh theo đúng các qui định kĩ thuật bệnh viện.
Theo dõi và chăm sóc người bệnh sát sao.
Sau khi sử dụng, thuốc phải được bổ sung đầy đủ theo số lượng quy định; bảo quản thuốc và dụng cụ cấp cứu, giữ chìa khoá tủ thuốc cấp cứu, nhận và bàn giao thuốc, dụng cụ cấp cứu giữa các phiên thường trực.
Dược sĩ phát thuốc có nhiệm vụ:
Thực hiện cấp phát thuốc khẩn trương theo y lệnh.
Đảm bảo cơ số thuốc và dụng cụ đã được giám đốc duyệt.
Định kì kiểm tra thuốc cấp cứu, thực hiện đảo thuốc, bảo đảm chất lượng thuốc.
Nếu có thuốc thay thế, thuốc mới phải thông báo cho bác sĩ biết để khi sử dụng không bị lúng túng.
Người lái xe ô tô cứu thương có nhiệm vụ :
Đảm bảo xe tốt, đủ xăng và lốp dự phòng.
Quản lí các thiết bị y tế đã gắn săn trong xe ô tô cứu thương.
Nhận được lệnh, sau 5 phút xe lăn bánh được ngay.
Người bệnh cấp cứu phải chuyển viện
Bác sĩ thường trực cấp cứu có trách nhiệm vụ:
Thông báo trước cho bệnh viện tuyến trên bằng điện thoại để chuẩn bị tiếp đón.
Kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển và chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.
Ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án: chẩn đoán bệnh, thuốc đã dùng, tình trạng người bệnh, những diễn biến mới nhất, lí do chuyển viện và phải ghi rõ họ tên chức vụ người làm hồ sơ bệnh án.
Bác sĩ hoặc y tá (điều dưỡng) đưa người bệnh có nhiệm vụ:
Thực hiện y lệnh, chăm sóc người bệnh trên đường vận chuyển.
Nhận và bàn giao hồ sơ bệnh án tóm tắt, tư trang của người bệnh, giải quyết tất cả các thủ tục cần thiết liên quan đến việc tiếp nhận người bệnh ở tuyến trên.
Người đưa chỉ được ra về sau khi người bệnh được bệnh viện tiếp nhận và kí vào phiếu hoặc sổ chuyển người bệnh.
Bác sĩ cấp cứu bệnh viện tuyến trên có nhiệm vụ:
Tiếp nhận người bệnh và cấp cứu ngay.
Thông báo cho bệnh viện tuyến dưới biết kết quả cấp cứu và điều trị người bệnh những trường hợp cần để rút kinh nghiệm và có nhận xét về chẩn đoán, xử lí, thời gian gửi, cách chăm sóc người bệnh trên đường vận chuyển.
Yêu cầu bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu:
Trong trường hợp người bệnh cấp cứu không thể chuyển vận được vì:
Có thể chết dọc đường do bệnh nặng, đường quá xa.
Không có phương tiện vận chuyển.
Thảm hoạ có nhiều người bị nạn.
Bác sĩ thường trực cấp cứu ở tuyến xin cấp cứu:
Thông báo cho gia đình người bệnh biết những khó khăn của cơ sở.
Điện mời bệnh viện tuyến trên hoặc bệnh viên chuyên khoa về hỗ trợ cấp cứu, khi điện lên tuyến trên cần thông báo rõ tình trạng người bệnh và yêu cầu xin hỗ trợ.
Trong khi chờ tuyến trên về hỗ trợ vẫn phải hồi sức cấp cứu cho người bệnh theo khả năng cao nhất của cơ sở.
Bệnh viện tuyến trên được yêu cầu hỗ trợ:
Chuẩn bị đầy đủ thuốc, phương tiện cấp cứu và cán bộ chuyên môn kĩ thuật để sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới.
Sau khi cấp cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch, có thể để người bệnh tiếp tục điều trị ở tuyến dưới với y lệnh điều trị cùng với sự hỗ trợ về thuốc và phương tiện cấp cứu nếu có hoặc đưa người bệnh về tuyến trên điều trị tiếp.
Phải khắc phục khó khăn để đến nơi có yêu cầu hỗ trợ trong thời gian ngắn nhất.
Công tác cấp cứu ngoài bệnh viện
Tổ chức cấp cứu:
Giám đốc bênh viện, giám đốc trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 có trách nhiệm:
Phân công người thường trực cấp cứu khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu người bệnh phải :
Hỏi rõ địa điểm, số lượng người bệnh hoặc người bị nạn, tình trạng người bệnh hiện tại.
Cử đội cấp cứu khẩn trương đi làm nhiệm vụ ngay.
Tổ chức các đội cấp cứu nội khoa, ngoại khoa sẵn sàng hoạt động ngoài bệnh viện:
Các thành viên đội cấp cứu được bồi dưỡng thành thạo các kĩ thuật cấp cứu.
Có đủ phương tiện, dụng cụ y tế và thuốc cấp cứu.
Có sổ ghi chép, phiếu garô, phiếu chuyển viện, phiếu phân loại người bị nạn.
Có máy điện thoại di động khu vực.
Có bản đồ hành chính khu vực.
Phương tiện vận chuyển cấp cứu, sẵn sàng và trang bị như quy định tại điểm 2-b
Cấp cứu tại hiện trường
Bác sĩ đội trưởng có trách nhiệm:
Tổ chức đưa người bệnh, người bị nạn ra khỏi khu vực đang bị đe doạ.
Khẩn trương triển khai cấp cứu.
Tập trung sơ cứu người bệnh, ra y lệnh xử trí kịp thời.
Người bệnh cấp cứu được ghi vào phiếu đầy đủ nội dung theo qui định, kí rõ họ tên và chức vụ.
Đối với người bệnh sau khi được cấp cứu, tuỳ theo tình trạng người bệnh sẽ giải quyết:
Người bệnh nhẹ ổn định điều trị chăm sóc tại nhà.
Người bệnh nặng sẽ chuyển đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất.
Trường hợp phải cấp cứu hàng loạt,quá khả năng của đội cấp cứu, phải khẩn cấp báo cáo giám đốc bệnh viện, giám đốc trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 để xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời thông báo cho các tổ chức y tế đóng tại địa phương đến hỗ trợ. Trong khi chờ đợi phải cấp cứu hết khả nàng của đội, phân loại ưu tiên, tập trung cấp cứu người bị nạn ưu tiên loại một.
Y tá (điều dưỡng) thực hiện:
Bảo đảm chất lượng, số lượng phương tiện, dụng cụ, thuốc cấp cứu sẵn sàng lên đường ngay và có sổ ghi chép, các loại phiếu theo qui định, sắp xếp ngăn nắp dễ thấy, dễ lấy.
Tại điểm cấp cứu , thực biện ngay:
Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp, nắm tình trạng người bị nạn.
Phụ bác sĩ làm các thủ thuật cấp cứu.
Thực hiện y lệnh của bác sĩ.
Vận chuyển người bệnh tới bệnh viện chuyên khoa gần nhất:
Thực hiện đúng theo qui chế chuyển viện.
Bài viết cùng chuyên mục
Quy chế công tác xử lý chất thải bệnh viện
Công ty môi trường hàng ngày đến thu dọn và vận chuyển chất thải chung không độc hại của bệnh viện đến bãi rác công cộng để xử lí theo hợp đồng.
Y tá điều dưỡng chăm sóc: nhiệm vụ quyền hạn
Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lí vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định.
Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức, sắp xếp các nơi làm việc của khoa liên hoàn và hợp lí để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng theo bệnh lí và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn
Những trường hợp khó chẩn đoán, không rõ ràng, kĩ thuật thực hiện phức tạp phải báo cáo ngay với trưởng khoa để xin ý kiến giải quyết.
Quy chế quản lý lao động bệnh viện
Hàng ngày cuối giờ làm việc, y tá (điều dưỡng) hành chính thực hiện chấm công, cuối tháng tổng kết ngày công theo quy định.
Dược sỹ pha chế thuốc: nhiệm vu quyền hạn
Chỉ đạo, kiểm tra sản xuất nước cất, rửa chai lọ, tiệt khuẩn dụng cụ pha chế nhằm đảm bảo tuyệt đối vi khuẩn đối với thuốc tiêm.
Trưởng khoa mắt: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa mắt, quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công tác phẫu thuật gây mê hồi sức.
Trưởng khoa lâm sàng trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Khám lại người bệnh trước khi hội chẩn, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện Những trường hợp khó phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viện. xin ý kiến giải quyết.
Trưởng khoa phụ sản: nhiệm vụ quyền hạn
Tồ chức tốt phẫu thuật sản phụ khoa theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa gây mê - hồi sức.
Bác sĩ dinh dưỡng: nhiệm vụ quyền hạn
Nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa dinh dưỡng, quy chế xử lí chất thải và quy chế chống nhiễm.
Trưởng phòng đẻ: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức thực hiện việc đỡ đẻ, theo dõi chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh bảo đảm an toàn, vô khuẩn từ khi sản phụ chuyển dạ vào buồng đỡ đẻ buồng sinh cho tới khi kết thúc cuộc đẻ.
Quy chế quản lý buồng bệnh buồng thủ thuật
Tổ chức họp với người bệnh và gia đình người bệnh để thu nhận và giải quyết ý kiến góp ý về công tác điều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh.
Quy chế công tác khoa phụ sản
Theo dõi sát sản phụ, ghi đầy đủ các diễn biến vào hồ sơ bệnh án, khi có dấu hiệu cấp cứu về sản phụ và thai nhi phải xử lí kịp thời.
Trưởng khoa lao: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh mắc bệnh lao tại khoa. Tham gia tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh lao tại cộng đồng.
Quy chế công tác khoa lao
Khi phát hiện có nhiều người mắc bệnh lao trong cùng một khu vực có tính chất dịch tễ phải báo cáo ngay trưởng khoa, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.
Phòng hành chính quản trị bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức
Định kỳ báo cáo giám đốc về nhận xét việc sử dụng hợp lý vật tư tiêu hao ở các khoa, phòng trong bệnh viện để giám đốc xem xét quyết định việc khen thưởng, kỷ luật.
Trưởng khoa truyền nhiễm: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác khám bệnh và phát hiện sớm các trường hợp đầu tiên của bệnh gây dịch nguy hiểm. Khi phát hiện bệnh gây dịch nguy hiểm, trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo với giám đốc để giải quyết.
Bác sỹ sản phụ khoa: nhiệm vụ quyền hạn
Đối với người bệnh đến khám phụ khoa phải hỏi tỉ mỉ về bệnh sử, thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị.
Quy chế công tác khoa thần kinh
Khi các kĩ thuật đặc biệt có liên quan đến các khoa khác phải liên hệ trước để phối hợp thực hiện, theo dõi chu đáo và xử lí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh.
Quy chế công tác khoa lọc máu thận nhân tạo
Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết về khả năng và diễn biến xấu có thể xảy ra và kí vào giấy đề nghị được lọc máu.
Quy chế công tác khoa nội soi
Thực hiện các kỹ thuật nội soi theo sự phân công của trưởng khoa. Không được tự động tiến hành các kĩ thuật nội soi khi không có yêu cầu của bác sĩ điều trị.
Quy chế học tập và giảng dạy tại bệnh viện
Giáo viên của các trường tham gia công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh lại bệnh viện được hưởng chế độ công tác của bệnh viện.
Trưởng khoa hóa sinh: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa hoá sinh có nhiệm vụ, quyền hạn sau.
Quy chế công tác khoa mắt
Thăm khám người bệnh tỉ mỉ, thận trọng, nhẹ nhàng; khám xong ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án, có minh hoạ tổn thương bệnh lí trên hình vẽ cụ thể và chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.
Trưởng phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Nhận xét về tinh thần thái độ, trách nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem xét, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng và kỉ luật.