- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế công tác xử lý chất thải bệnh viện
Quy chế công tác xử lý chất thải bệnh viện
Công ty môi trường hàng ngày đến thu dọn và vận chuyển chất thải chung không độc hại của bệnh viện đến bãi rác công cộng để xử lí theo hợp đồng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Chất thải bệnh viện bao gồm chất thải rắn, lỏng và khí; là những chất thải được thải ra trong quá trình điều trị, chẩn đoán, chăm sóc và sinh họat. Chất thải bệnh viện có đặc tính lí học, hoá học và sinh học vừa là nguồn gây ô nhiễm môi trường vừa là nguồn lây bệnh; vì vậy xử lí và kiểm soát nghiêm ngặt chết thải là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện.
Khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và giám sát việc xử lí chất thải trong toàn bệnh viện.
Nơi tập trung, bể chứa chất thải của bệnh viện phải có mái che, có tường bao quanh và ở phía tây bắc của bệnh viện.
Quy định cụ thể
Xử lí chất thải rắn
Mọi người làm phát sinh ra chất thải phải thu gom, phân loại bỏ vào đúng nơi quy định.
Chất thải rắn được phân làm 4 loại và đựng trong túi nylon hoặc hộp cứng theo quy định:
Túi nylon màu xanh đựng chất thải chung không độc.
Túi nylon màu vàng đựng chất thải nhiễm khuẩn.
Hộp cứng màu vàng đựng các vật sắc nhọn.
Túi nylon màu đen đựng các chất hoá học, chất phóng xạ và thuốc gây độc.
Hộ lí các khoa, buồng bệnh có cách nhiệm:
Đặt thùng rác kèm theo túi nylon tại các vị trí quy định.
Tập trung rác từ các buồng bệnh, buồng thuật vào thùng rác chung của khoa.
Buộc túi nylon khi rác đầy 2/3 túi và dán nhãn ghi rõ họ tên khoa, buồng bệnh trên nhãn.
Thu gom bỏ rác vào thùng nếu có rơi vãi ra ngoài.
Cọ rửa thùng đựng rác hàng ngày.
Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách nhiệm:
Vận chuyển chất thải bằng xe đẩy từ các khoa đến bể chứa rác của bệnh viện, không làm rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển.
Vận chuyển chất thải ngày hai lần : Buổi sáng, buổi chiều và khi cần thiết.
Tập trung riêng và vận chuyển đến nhà đại thể để chôn hoặc đốt chất thải là các mô, cơ quan nội hoặc các phần của cơ thể người bệnh cắt ra.
Xử lí chất thải
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
Bảo đảm bệnh viện có lò đốt chất thải đúng tiêu chuẩn công nghệ.
Bảo đảm các điều kiện xử lí chất thải.
Công ty môi trường hàng ngày đến thu dọn và vận chuyển chất thải chung không độc hại của bệnh viện đến bãi rác công cộng để xử lí theo hợp đồng.
Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách nhiệm:
Chôn sâu cách mặt đất 50cm hoặc đốt tại nơi quy định chất thải nhiễm khuẩn.
Tẩy uế, xử lí cơ học sau đó đốt hoặc chôn sâu cách mặt đất 50cm chất thải là các vật sắc nhọn.
Phân huỷ, hoá học hoặc xử lí theo quy định chất thải hoá học, các chất phóng xạ và thuốc gây độc.
Xử lí các dụng cụ sử dụng lại như thùng chứa, xe đẩy theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Xử lí chất thải lỏng
Giám đốc bệnh nên có trách nhiệm: Bảo đảm bệnh viện có hệ thống cống rãnh và bể ngầm để dẫn, chứa và xử lý chất thải từ các hoá chất lỏng được thải từ các buồng xét nghiệm, X-quang, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, các bộ phận phục vụ trong bệnh viện và nước mưa.
Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách nhiệm:
Định kì nạo vét hệ thống cống rãnh, bể chứa bảo đảm thông thoát không bị tắc nghẽn.
Xử lí nước thải bằng phương pháp lí học, hoá học hoặc sinh học trước khi cho chảy vào sông, suối, ao, hồ tự nhiên.
Nghiêm cấm mọi người trong bệnh viện đổ các chất thải nguy hiểm vào hệ thống nước thải công cộng khi chưa khử độc tính.
Xử tí chất thải khí
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
Bảo đảm xây dựng hệ thống ống khói lò đốt rác, lò hơi đạt tiêu chuẩn công nghệ.
Các buồng xét nhiệm hoá sinh phải có hệ thống (hotte) chụp hút khí thải theo quy định.
Tổ chức thực hiện
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
Tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, cá nhân trong dây chuyền xử lý chất thải.
Bảo đảm cung cấp đủ phương tiện làm việc, phương tiện phòng hộ, hoá chất để xử lý chất thải và bảo đảm an toàn cho người lao động.
Bảo đảm việc kiểm tra sức khoẻ định kì cho viên chức làm việc trong dây chuyền xử lí chất thải.
Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn có trách nhiệm tổ chức thực hiện, giám sát và xây dựng các văn bản hướng dẫn để mọi viên chức thực hiện xử lí chất thải theo quy định.
Các viên chức làm việc trong dây chuyền xử lí chất thải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về kĩ thuật, bảo hộ lao động và bảo quản sử dụng các phương tiện.
Bài viết cùng chuyên mục
Phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức
Phối hợp các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu khoa học.
Quy chế quản lý lao động bệnh viện
Hàng ngày cuối giờ làm việc, y tá (điều dưỡng) hành chính thực hiện chấm công, cuối tháng tổng kết ngày công theo quy định.
Quy chế công tác khoa khám bệnh
Bác sĩ chuyên khoa tại khoa khám bệnh được thực hiện các thủ thuật chuyên khoa cho người bệnh đã được khám bệnh tại khoa và có trách nhiệm.
Trưởng khoa nội tiêu hóa: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bênh và chữa bệnh theo đúng quy chế công lác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.
Y tá điều dưỡng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn
Cọ rửa, khử khuẩn, tiệt khuẩn, kiểm tra và đóng gói dụng cụ phẫu thuật theo cơ số quy định cho từng loại phẫu thuật.
Trưởng khoa trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn chung
Kiểm tra sát sao việc thực hiện Quy chế bệnh viện, Quy định kĩ thuật bệnh viện; Quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động.
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng: nhiệm vụ quyền hạn
Hướng dẫn động viên người bệnh và gia đình người bệnh biết cách luyện tập tại nhà theo đúng kĩ thuật bệnh viện và đảm bảo an toàn.
Quy chế công tác khoa tai mũi họng
Phẫu thuật viên Tai-Mũi-Họng phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.
Bệnh viện đa khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Trưởng khoa nhi: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nhi và quy chế công tác khoa nội, chỉ đạo và thực hiện công tác điều trị cho bệnh nhi mắc bệnh lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
Dược sỹ pha chế thuốc: nhiệm vu quyền hạn
Chỉ đạo, kiểm tra sản xuất nước cất, rửa chai lọ, tiệt khuẩn dụng cụ pha chế nhằm đảm bảo tuyệt đối vi khuẩn đối với thuốc tiêm.
Quy chế công tác khoa chẩn đoán hình ảnh
Thực hiện các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng các thiết bị: X-quang, siêu âm, cộng hưởng từ… theo yêu cầu của bác sĩ lâm sàng.
Quy định về hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.
Nữ hộ sinh: nhiệm vụ quyền hạn
Nữ hộ sinh trung cấp (nữ hộ sinh chính): thực hiện kĩ thuật chăm sóc sản phụ, người bệnh; vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công.
Quy chế công tác khoa truyền máu
Buồng truyền máu phải kiểm tra chất lượng tất cả các túi máu được sử dụng ở lâm sàng, không phân biệt túi máu do bệnh viện lấy trực tiếp hoặc nhập từ một cơ sở khác.
Trưởng khoa nội tim mạch: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bệnh và chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức.
Trưởng khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện đúng các quy định kĩ thuật bệnh viện. Theo dõi chăm sóc người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật.
Quy chế công tác khoa chống nhiễm khuẩn
Hướng dẫn các thành viên các khoa, phòng thực hiện các biên pháp phòng chống nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc và dung dịch khử khuẩn mới.
Bác sỹ khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn
Khi được phân công phẫu thuật phải kiểm tra lại người bệnh đã có trong kế hoạch và chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho cuộc phẫu thuật theo chỉ định.
Trưởng phòng tài chính kế toán bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Trong trường hợp thu, chi không đúng chế độ thì được quyền báo cáo giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên theo quy định hiện hành.
Y công bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Thu gom, xử lí chất thải đúng quy chế xử lí chất thải. Tẩy rửa khử khuẩn dụng cụ chuyên môn (thực hiện nhiệm vụ như hộ lí buồng bệnh).
Quy chế công tác khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Khám bệnh toàn diện, kết hợp khám lâm sàng, cận lâm sàng và khám chuyên khoa để giúp cho chẩn đoán đúng, loại trừ các bệnh không có chỉ định điều trị bằng phương pháp vật lí trị liệu.
Quy chế công tác khoa phụ sản
Theo dõi sát sản phụ, ghi đầy đủ các diễn biến vào hồ sơ bệnh án, khi có dấu hiệu cấp cứu về sản phụ và thai nhi phải xử lí kịp thời.
Trưởng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn
Phân công bác sĩ gây mê, phụ gây mê, y tá (điều dưỡng) tiếp dụng cụ và y tá (điều dưỡng phụ kíp phẫu thuật).
Quy chế quản lý biểu mẫu và sổ ghi chép thông tin y tế
Người được giao quản lí các biểu mẫu và sổ ghi chép phải bảo quản, giữ gìn không được làm hỏng hoặc mất Trường hợp để hỏng, để mất sổ ghi hoặc biểu mẫu thống kê phải báo cáo ngay.