Quy chế công tác kiểm tra bệnh viện

2012-09-24 08:03 PM

Bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng khoa kiểm tra những hoạt động trong phạm vi trách nhiệm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

 Kiểm tra là một biện pháp để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Trách nhiệm kiểm tra:

Giám đốc bệnh viện.

Trưởng khoa, trưởng phòng.

Các đoàn kiểm tra do Bộ Y tế, Sở Y tế tổ chức.

Đại diện cấp trên kiểm tra, có kế hoạch giúp đỡ và giải quyết các tồn tại.

Các thành viên trong bệnh viện có trách nhiệm thực hiện và giám sát kiểm tra.

Quy định cụ thể

Trách nhiệm kiểm tra

Giám đốc có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của bệnh viện.

Trưởng khoa, trưởng phòng có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động trong khoa, phòng.

Bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng khoa kiểm tra những hoạt động trong phạm vi trách nhiệm.

Hình thức kiểm tra

Tự kiểm tra tại các khoa, phòng và toàn bệnh viện. Giám đốc thành lập các đoàn kiểm tra của bệnh viện để kiểm tra từng vụ, việc hoặc các hoạt động trong bệnh viện.

Kiểm tra của cấp trên do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế trực tiếp hoặc uỷ nhiệm các đoàn đến kiểm tra bệnh viện.

Tính chất kiểm tra

Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch.

Kiểm tra đột xuất.

Nội dung kiểm tra

Kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện, tiến độ và chất lượng thực hiện kế hoạch công tác.

Các quy định khác của Nhà nước.

Sau khi kiểm tra có làm biên bản theo mẫu.

Phương pháp kiểm tra

Phỏng vấn bằng bảng điểm kiểm tra.

Phiếu tham dò.

Kiểm tra trực tiếp cơ sở, tài liệu, hồ sơ, sổ ghi chép.

Tiến trình kiểm tra

Đoàn kiểm tra phải có nội dung kiểm tra cụ thể.

Đơn vị, cá nhân được kiểm tra có trách nhiệm báo cáo và cung cấp các tài liệu theo nội dung của đoàn kiểm tra.

Đoàn kiểm tra phải xem xét đối chiếu, xác minh thật cụ thể các tài liệu và tình hình thực tế do đơn vị được kiểm tra cung cấp.

Nếu phát hiện những vụ, việc phát sinh mới ngoài nội dung kiểm tra thì đoàn kiểm tra phải báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền để chỉ đạo giải quyết

Đoàn kiểm tra cùng đơn vị được kiểm tra đánh giá ưu, khuyết điểm, tồn tại, thống nhất biên bản kiểm tra và đoàn kiểm tra viết báo cáo kết quả kiểm tra báo cáo cấp trên quản lý trực tiếp.

Quyền được khiếu nại

Trong trường hợp những kết luận của đoàn kiểm tra chưa thoả đáng, đơn vị được kiểm tra có quyền khiếu nại lên cấp trên quản lý trực tiếp, đề nghị tổ chức phúc tra.

Bài viết cùng chuyên mục

Lái xe ô tô cứu thương bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Sau khi chuyên chở người bệnh truyền nhiễm hoặc tử vong phải tiến hành ngay việc tẩy uế, khử khuẩn theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Trưởng khoa nội tiết: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống các bệnh nội tiết hay gặp như bệnh đái tháo đường, bệnh do thiếu hụt iod tại khoa và tại cộng đồng.

Phòng tổ chức cán bộ bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức

Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương để phối hợp công tác trong công việc có liên quan.

Thủ kho bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm soát hàng nhập, xuất đúng số lượng, chất lượng ghi trên tờ phiếu không sửa chữa tẩy xoá. Hàng nhập trước xuất trước, chú ý thời hạn sử dụng.

Quy chế công tác khoa xét nghiệm

Mặt bàn xét nghiệm phải lát gạch men kính, chịu acid, có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn.

Trưởng phòng tổ chức cán bộ bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Phối hợp với các khoa, phòng tổ chức sinh hoạt văn hoá, tư tưởng cho người bệnh. Phổ biến, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người bệnh.

Y tá điều dưỡng trưởng phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn

Phân công y tá điều dưỡng thực hiện công tác theo dõi, chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật khi còn ở trong khoa, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất.

Quy chế công tác khoa chống nhiễm khuẩn

Hướng dẫn các thành viên các khoa, phòng thực hiện các biên pháp phòng chống nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc và dung dịch khử khuẩn mới.

Quy chế chỉ đạo tuyến bệnh viện

Hướng dẫn và tạo điều kiện cho tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện đúng tuyến kĩ thuật; thông báo kịp thời các sai sót về chuyên môn kĩ thuật.

Quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức

Trước khi khâu kín nơi phẫu thuật phải kiểm tra các chỗ cầm máu, khâu nối, bảo đảm không chảy máu, không còn sót dụng cụ, gạc, ống dẫn lưu trong cơ thể người bệnh.

Quy định về hội đồng thuốc và điều trị

Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.

Quy chế họp giao ban bệnh viện

Nội dung: Các trưởng khoa, trưởng phòng báo cáo tình hình trong 24 giờ qua. Người chủ trì nhận xét rút kinh nghiệm và thông báo công việc trong ngày.

Kỹ thuật viên xét nghiệm bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Thống kê, ghi lại kết quả xét nghiệm vào sổ lưu trữ và chuyển các kết quả xét nghiệm tới các khoa. Gặp những tiêu bản xét nghiệm có kết quả bất thường hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay trưởng khoa.

Quy chế giải quyết người bệnh tử vong

Thông thường việc mai táng người bệnh tử vong do gia đình người bệnh thực hiện, nếu người bệnh tử vong mắc các bệnh truyền nhiễm phải được tẩy uế.

Quy chế công tác khoa tâm thần

Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh.

Quy chế công tác khoa lọc máu thận nhân tạo

Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết về khả năng và diễn biến xấu có thể xảy ra và kí vào giấy đề nghị được lọc máu.

Quy chế khen thưởng kỷ luật trong bệnh viện

Cá nhân, tập thể vi phạm kỉ luật phải viết bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật, thông qua khoa, phòng góp ý kiến, lập biên bản chuyển đến phòng tổ chức cán bộ để trình giám đốc bệnh viện.

Hội đồng khoa học bệnh viện: nhiệm vụ và quyền hạn

Các uỷ viên hội đồng bao gồm những cán bộ có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm quản lí thuộc các lĩnh vực chuyên khoa do giám đốc lựa chọn và quyết định.

Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm tra sát sao việc thực hiện kĩ thuật chiếu, chụp X-quang, siêu âm,... và duyệt kết quả chẩn đoán của các bác sĩ trong khoa, đảm bảo kết quả chính xác, đúng thời gian.

Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn

Khi có sự cố phải ngừng máy, không được tự động sửa chữa, phải báo ngay cho kĩ thuật viên trưởng khoa và trưởng khoa.

Quy chế điều trị ngoại trú bệnh viện

Làm hồ sơ bệnh án đầy đủ như người bệnh nội trú và theo dõi quản lý tại khoa khám bệnh và các khoa được giám đốc bệnh viện giao nhiệm vụ.

Quy chế công tác khoa nhi

Các thành viên của khoa đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội; khỉ mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp dù nhẹ cũng phải tự giác không tiếp xúc với bệnh nhi.

Quy chế cứu thương bệnh viện

Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá.

Trưởng khoa xét nghiệm trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện công tác bảo quản chất lượng thuốc thử công tác khử khuẩn, tẩy uế, tiêu độc xử lí các chất thải của khoa theo quy chế công tác xử lí chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Bác sỹ vật lý trị liệu phục hồi chức năng: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện các kĩ thuật về vật lí trị liệu - phục hồi chức năng theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện, hướng dẫn kĩ thuật viên giúp đỡ người bệnh thực hiện các kĩ thuật phục hồi sử dụng các phương pháp vật lí trị liệu.