- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế công tác khoa y học hạt nhân
Quy chế công tác khoa y học hạt nhân
Thực hiện nghiệm pháp chẩn đoán bằng phóng xạ phải thăm khám, kiểm tra để có chỉ định đúng: về kĩ thuật, liều lượng, dược chất phóng xạ và loại trừ trường hợp chống chỉ định.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Khoa y học hạt nhân thực hiện các kĩ thuật chẩn đoán, điều trị bằng phóng xạ và các nguồn bức xạ khác.
Việc quản lí các thiết bị y tế phải chặt chẽ theo đúng quy chế quản lí và sử dụng vật tư thiết bị y tế, và sử dụng đạt hiệu quả cao.
Cơ sở hạ tầng của khoa phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các thành viên y tế, người bệnh và môi trường theo đúng pháp lệnh an toàn kiểm soát bức xạ.
Quy định cụ thể
Trưởng khoa y học hạt nhân có trách nhiệm bố trí:
Nơi tiếp đón người bệnh.
Nơi người bệnh ngồi chờ.
Buồng khám bệnh.
Buồng đặt thiết bị chẩn đoán in vivo.
Buồng đặt thiết bị để phát tia điều trị.
Buồng đặt thiết bị ghi đo phóng xạ khác.
Buồng hoá dược phóng xạ có chụp hút khí thải (Hotte).
Buồng tiêm, uống dược chất phóng xạ.
Buồng vật lí và điện tử hạt nhân.
Dược chất phóng xa có tủ chì, hòn chì bảo vệ.
Buồng điều trị nội trú với yêu cầu đặc biệt, buồng điều trị người bệnh chỉ bố trí một giường.
Nước rửa các dụng cụ nhiễm phóng xạ phải được dẫn vào hệ thống hai bể ngầm để chất phóng xạ có thời gian tự phân huỷ.
Bác sĩ y học hạt nhân có trách nhiệm:
Khám chẩn đoán in vivo và chỉ định điều trị người bệnh bằng phóng xạ.
Thực hiện nghiệm pháp chẩn đoán bằng phóng xạ phải thăm khám, kiểm tra để có chỉ định đúng: về kĩ thuật, liều lượng, dược chất phóng xạ và loại trừ trường hợp chống chỉ định.
Phải thăm khám người bệnh tỉ mỉ, làm các xét nghiệm cần thiết và ghi vào hồ sơ bệnh án hàng ngày. Ghi lí do chỉ định nghiệm pháp, liều lượng điều trị bằng phóng xạ cụ thể từng vị trí trên cơ thể người bệnh và mời trưởng khoa trực tiếp thăm khám kiểm tra lại toàn bộ để quyết định và phân công kíp điều trị.
Phải giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh về nghiệm pháp chẩn đoán và điều trị bằng phóng xạ để người bệnh hiểu và kí giấy cam đoan, trong khi điều trị phải chuẩn bị đầy đủ thuốc và phương tiện cấp cứu để xử lí kịp thời các diễn biến bất thường của người bệnh.
Phải trực tiếp tiêm, truyền dược chất phóng xạ vào cơ thể người bệnh.
Theo dõi người bệnh sau chẩn đoán và điều trị bằng phóng xạ. Việc đánh giá các nghiệm pháp chẩn đoán và kết quả điều trị phải trung thực chính xác.
Sơ kết, tổng kết từng vấn đề chẩn đoán hoặc điều trị bằng phóng xạ theo thời gian để phục vụ nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Kiểm tra đôn đốc kĩ thuật viên, y tá (điều dưỡng) y học hạt nhân thực hiện nghiêm chỉnh quy chế bệnh viện, thao thác kĩ thuật an toàn bức xạ.
Kĩ thuật viên và y tá (điều dưỡng) y trách nhiệm:
Đăng kí người bệnh đến khám theo lịch của bệnh viện và của khoa, hướng dẫn người bệnh biết và thực hiện những điều phải làm trước, trong và sau quá trình chẩn đoán hay điều trị bằng phóng xạ.
Phải chuẩn bị người bệnh theo đúng y lệnh của bác sĩ y học hạt nhân. Thực hiện đúng các quy định như: lấy bệnh phẩm, xử lí bệnh phẩm, xét nghiệm với dược chất phóng xạ, hút liều và cho uống dược chất phóng xạ, ghi đo phóng xạ, ghi số liệu, tính toán kết quả.
Phải chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, dược chất phóng xạ, thuốc cần thiết và kiểm tra lại trước khi tiến hành nghiệm pháp.
Phải chăm sóc, theo dõi người bệnh đến chẩn đoán và điều trị, nếu người bệnh có diễn biến bất thường phải báo cáo ngay bác sĩ chuyên khoa để xử lí kịp thời.
Quản lí và vận hành thiết bị y tế theo quy định kĩ thuật bệnh viện.
Bảo quản một số hình ảnh, tiêu bản mẫu điển hình phục vụ cho nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Chịu trách nhiệm lĩnh, quản lí thuốc dược chất phóng xạ, y dụng cụ, trả kết quả xét nghiệm.
Kĩ sư vật tí y học hạt nhân có trách nhiệm:
Nắm vững nguyên lí và vận hành thành thạo các thiết bị hạt nhân chuyên dùng trong y học.
Trực tiếp tiến hành các phép đo đếm phóng xạ và ghi hình phóng xạ trên cơ thể người bệnh (in vivo) và các mẫu bệnh phẩm có phóng xạ (in vivo).
Đo hoạt tính phóng xạ các liều thuốc phóng xạ dùng chẩn đoán hay điều trị.
Đo định kì và đột xuất theo yêu cầu liều chiếu, mức ô nhiễm phóng xạ buồng thiết bị bức xạ, môi trường xung quanh, kiểm soát chất thải phóng xạ bảo đảm mức bức xạ không vượt quá giới hạn quy định.
Thực hiện chế độ bảo dưỡng thiết bị, sửa chữa thiết bị chuyên dùng và thông thường theo quy chế quản lí và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
Dược sĩ y học hạt nhân có trách nhiệm:
Phải căn cứ vào kế hoạch của khoa, lập dự trù thuốc, dược chất phóng xạ đúng các thủ tục quy định.
Quản lí các khu cấp phát trong khoa, trực tiếp giữ và cấp phát dược chất phóng xạ thuốc độc bảng A-B và thuốc gây nghiện.
Phải nắm vững tình hình dược chất phóng xạ có trong khoa và thông báo kịp thời cho trưởng khoa, ghi chép sổ sách thẻ kho đầy đủ theo quy định.
Chiết dung dịch phóng xạ từ các Generator, đánh dấu và pha chế theo yêu cầu bác sĩ chuyên khoa.
Kiểm tra định kì và đột xuất thuốc, dược chất phóng xạ đặc biệt với những loại dễ hỏng trong quá trình vận chuyển và những thuốc bị quá hạn.
Phòng gian bảo mật, phòng cháy nổ, lụt bão ở kho phóng xạ..
Quản lí và sử dụng thiết bị y tế:
Các thành viên của khoa phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế quản lí và sử dụng vật tư thiết bị y tế.
Yêu cầu đặc thù của việc quản lí và sử dụng thiết bị phóng xạ.
Bác sĩ trưởng khoa y học hạt nhân có trách nhiệm:
Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống sự cố bức xạ, nếu quá khả năng phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viên, cơ quan quản lí Nhà nước về an toàn kiểm soát bức xạ để biết và có kế hoạch giúp đỡ.
Kĩ thuật viên vận hành thiết bị có trách nhiệm:
Không được dùng quá công suất quy định.
Khi có sự cố phải ngắt điện vào máy, phải báo cáo trưởng khoa, kĩ sư vật lí đến kiểm tra, lập biên bản quy trách nhiệm, có kế hoạch sửa chữa kịp thời và ghi chép toàn bộ sự vực vào hồ sơ lí lịch thiết bị không ai được tự ý sửa chữa.
Khi lắp đặt sửa thay thế phụ tùng thiết bị y tế người vận hành máy phải có mặt để theo dõi và giám sát.
Không được bỏ vị trí làm việc khi thiết bị đang hoạt động.
Bảo đảm an toàn bức xạ:
Trưởng khoa y học hạt nhân có trách nhiệm:
Thực hiện pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.
Tổ chức học tập các biện pháp phòng hộ cho mọi thành viên trong khoa.
Khi làm việc, người vận hành thiết bị mang phương tiện phòng hộ theo quy định.
Tổ chức khám sức khoẻ định kì cho mọi thành viên trong khoa theo luật bảo vệ sức khoẻ đối với ngành nghề độc hại.
Thực hiện đúng các quy định hiện hành về thời gian làm việc và bồi dưỡng nghỉ ngơi.
Tất cả các thành viên của khoa phải tự giác thực hiện quy định về an toàn kiểm soát bức xạ, khi vận hành thiết bị mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và thiết bị kiểm tra phát hiện liều nhiễm tia xạ.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh viện đa khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Bác sỹ khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn
Khi được phân công phẫu thuật phải kiểm tra lại người bệnh đã có trong kế hoạch và chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho cuộc phẫu thuật theo chỉ định.
Bác sỹ gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn
Sau phẫu thuật bác sĩ gây mê hồi sức phải theo dõi sát tình trạng sức khoẻ của người bệnh, cho đến khi các chỉ số sinh tồn của người bệnh ổn định.
Quy chế điều trị ngoại trú bệnh viện
Làm hồ sơ bệnh án đầy đủ như người bệnh nội trú và theo dõi quản lý tại khoa khám bệnh và các khoa được giám đốc bệnh viện giao nhiệm vụ.
Bác sỹ xét nghiệm cận lâm sàng: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra tại kết quả xử nghiệm của kĩ thuật viên trong phạm vi được phân công. Kí phiếu kết quả xét nghiệm để trình trưởng khoa duyệt.
Trưởng khoa nội: nhiệm vụ quyền hạn
Theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc cho người bệnh, phát hiện kịp thời những tác dụng phụ và mọi tai biến do dùng thuốc để xử lý kịp thời cho người bệnh.
Quy chế công tác khoa tâm thần
Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh.
Trưởng khoa trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn chung
Kiểm tra sát sao việc thực hiện Quy chế bệnh viện, Quy định kĩ thuật bệnh viện; Quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động.
Quy chế thông tin báo cáo bệnh viện
Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp tổng hợp các báo cáo của các khoa, phòng, trình giám đốc phê duyệt để gửi lên cấp trên quản lí trực tiếp theo quy định.
Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức, sắp xếp các nơi làm việc của khoa liên hoàn và hợp lí để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng theo bệnh lí và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra sát sao việc thực hiện kĩ thuật chiếu, chụp X-quang, siêu âm,... và duyệt kết quả chẩn đoán của các bác sĩ trong khoa, đảm bảo kết quả chính xác, đúng thời gian.
Quy chế công tác khoa truyền máu
Buồng truyền máu phải kiểm tra chất lượng tất cả các túi máu được sử dụng ở lâm sàng, không phân biệt túi máu do bệnh viện lấy trực tiếp hoặc nhập từ một cơ sở khác.
Quy định về hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.
Quy chế công tác khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Khám bệnh toàn diện, kết hợp khám lâm sàng, cận lâm sàng và khám chuyên khoa để giúp cho chẩn đoán đúng, loại trừ các bệnh không có chỉ định điều trị bằng phương pháp vật lí trị liệu.
Quy chế chỉ đạo tuyến bệnh viện
Hướng dẫn và tạo điều kiện cho tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện đúng tuyến kĩ thuật; thông báo kịp thời các sai sót về chuyên môn kĩ thuật.
Quy chế công tác khoa nội soi
Thực hiện các kỹ thuật nội soi theo sự phân công của trưởng khoa. Không được tự động tiến hành các kĩ thuật nội soi khi không có yêu cầu của bác sĩ điều trị.
Bệnh viện đa khoa hạng I: một, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức khám giám định sức khoẻ khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố, trưng cầu, khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
Trưởng khoa xét nghiệm trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện công tác bảo quản chất lượng thuốc thử công tác khử khuẩn, tẩy uế, tiêu độc xử lí các chất thải của khoa theo quy chế công tác xử lí chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Phòng vật tư thiết bị y tế bệnh viện: vị trí, chức năng, nhiện vụ, tổ chức
Xây dựng phương án lắp đặt, cải tạo máy theo quy phạm Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theo thẩm quyền.
Trưởng khoa nội cơ xương khớp: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nội, tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh cơ xương khớp trong bệnh viện và tại cộng đồng.
Quy chế công tác khoa mắt
Thăm khám người bệnh tỉ mỉ, thận trọng, nhẹ nhàng; khám xong ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án, có minh hoạ tổn thương bệnh lí trên hình vẽ cụ thể và chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.
Trưởng khoa nội tiêu hóa: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bênh và chữa bệnh theo đúng quy chế công lác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.
Quy chế giải quyết người bệnh tử vong
Thông thường việc mai táng người bệnh tử vong do gia đình người bệnh thực hiện, nếu người bệnh tử vong mắc các bệnh truyền nhiễm phải được tẩy uế.
Trưởng phòng tài chính kế toán bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Trong trường hợp thu, chi không đúng chế độ thì được quyền báo cáo giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên theo quy định hiện hành.
Quy chế cứu thương bệnh viện
Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá.