Quy chế công tác khoa y học cổ truyền

2012-09-25 10:46 AM

Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại kết hợp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

Khoa y học cổ truyền thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú và đông dược.

Khoa y học cổ truyền phối hợp với khoa lâm sàng tiến hành nghiên cứu ứng dụng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật về y học cổ truyền trong điều trị và nghiên cứu khoa học.

Các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền phải biết sử dụng các kết quả cận lâm sàng của học hiện đại kê chẩn đoán và theo dõi điều trị.

Các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền được sử dụng một số thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại để chẩn đoán điều trị kết hợp với các phương pháp của y học cổ truyền.

Lương y ở khoa, được khám bệnh, kê đơn và điều trị bằng y học cổ truyền và có trách nhiệm thực hiện đúng quy chế bệnh viện.

Khoa y học cổ truyền hướng về cộng đồng chỉ đạo sử đụng những kiến thức thông thường về xoa bóp day ấn huyệt, tập luyện dưỡng sinh, sử dụng thuốc y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Quy định cụ thể

Khám bệnh, chẩn đoán bệnh

Bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền có trách nhiệm:

Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại kết hợp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp.

Khám bệnh toàn diện để chẩn đoán và chỉ định điều trị, ghi đơn thuốc, công thức huyệt châm cứu thích hợp.

Loại trừ được các bệnh cấp cứu cần can thiệp bằng y học hiện đại như: Cấp cứu ngoại khoa, cấp cứu sản khoa, cấp cứu nội khoa, cấp cứu nhi khoa…

Làm hồ sơ bệnh án

Bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền có trách nhiệm :

Thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, phải có đủ hai phần: y học hiện đại và y học cổ truyền.

Theo dõi hàng ngày, ghi diễn biến bệnh lí đầy đủ vào hổ sơ bệnh án.

Lưu trữ hồ sơ bệnh án y học cổ truyền theo đúng quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án.

Kê đơn thuốc

Bác sĩ, y sĩ Y học cổ truyền có trách nhiệm :

Ghi đơn thuốc y học cổ truyền phải rõ ràng bằng tiếng Việt, đơn vị tính bằng gam, mililít, viên hoàn.

Kê đơn thuốc độc, giảm độc phải theo đúng quy chế sử dụng thuốc.

Kê đơn có các vị thuốc cần sử dụng dạng đặc biệt phải ghi rõ và hướng dẫn người sắc thuốc thực hiện đúng quy định sắc thuốc, cách sử dụng thuốc.

Không được ghi trong một đơn có cả thuốc thang, thuốc nước, thuốc hoàn để dùng trong một ngày.

Châm cứu

Lương y, bác sĩ, y sĩ, và kĩ thuật viên châm cứu có trách nhiệm:

Thực hiện các kĩ thuật: Thể châm, điện châm, thủy châm, nhĩ châm, laser châm, chôn chỉ vào huyệt và cứu... theo chỉ định đã lựa chọn, ghi trong hồ sơ bệnh án.

Thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện:

Kim châm, kim tiêm, dụng cụ bông băng, gạc phải được hấp sấy tiệt khuẩn.

Mỗi người bệnh có một cơ số kim châm riêng đựng trong hộp, ghi rõ họ tên và số giường; không được dùng lại kim cho người bệnh khác.

Sát khuẩn đã dùng châm bằng cồn 70o nước và sau khi châm hoặc thuỷ châm .

Trước khi châm phải rửa tay, sát khuẩn, thực hiện quy chế trang phục y tế.

Buồng châm phải sạch, thoáng, kín, có buồng nam, nữ riêng.

Bảo đảm an toàn khi châm cứu:

Phải kiểm tra điện áp, tần số, cường độ tiếp xúc của máy điện châm, trước khi châm.

Phải giải thích mục đích, cách tiến hành châm cứu cho người bệnh.

Châm ít kim cho người bệnh châm lần đầu, tránh cho người bệnh lo sợ gây vựng châm.

Người bệnh phải được nghỉ 15 phút trước khi châm cứu.

Không châm cứu khi người bệnh đói, phải cẩn thận trong khi châm cứu người bệnh mắc bệnh tim mạch.

Có đầy đủ phương tiện chống choáng (vựng châm), nếu làm thủ thuật phải sẵn sàng xử lí các tai biến do kim cong, kim gãy, châm kim vào nội tạng, vựng châm.

Phải theo dõi người bệnh trong suốt quá trình lưu châm, khi rút kim phải kiểm tra bảo đảm không sót kim, không chảy máu, nếu có phải xử lí kịp thời.

Sau khi châm để người bệnh nghỉ 15 phút mới được ra khỏi buồng châm.

Thuốc y học cổ truyền

Lương y, bác sĩ, y sĩ học cổ truyền có trách nhiệm:

Sử dụng các loại thuốc phiến, cao đơn hoàn tán của y học cổ truyền để điều trị cho người bệnh.

Thực hiện việc bào chế, bảo quản, sử dụng theo đúng quy định.

Bảo đảm việc sắc thuốc cho người bệnh nội trú theo đúng quy định sắc thuốc.

Nghiên cứu ứng dụng các bài thuốc mới, bài thuốc gia truyền phải theo đúng quy định đánh giá tính an toàn và hiệu lực thuốc cổ truyền.

Không được sử dụng thuốc kém chất lượng, thuốc mốc, thuốc mọt.

Không được lạm dụng tân dược trong điều trị; tỉ lệ thuốc lân dược sử dụng không được quá 30% tổng số kinh phí chi cho điều trị của khoa.

Không được lợi dụng nghề nghiệp, tự ý trộn tân dược vào thuốc y học cổ truyền để điều trị cho người bệnh.

Bài viết cùng chuyên mục

Quy chế công tác khoa xét nghiệm

Mặt bàn xét nghiệm phải lát gạch men kính, chịu acid, có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn.

Quy chế công tác khoa phụ sản

Theo dõi sát sản phụ, ghi đầy đủ các diễn biến vào hồ sơ bệnh án, khi có dấu hiệu cấp cứu về sản phụ và thai nhi phải xử lí kịp thời.

Trưởng khoa nội tiết: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống các bệnh nội tiết hay gặp như bệnh đái tháo đường, bệnh do thiếu hụt iod tại khoa và tại cộng đồng.

Trưởng khoa xét nghiệm trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện công tác bảo quản chất lượng thuốc thử công tác khử khuẩn, tẩy uế, tiêu độc xử lí các chất thải của khoa theo quy chế công tác xử lí chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Trưởng phòng vậy tư thiết bị y tế bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Giới thiệu các loại vật tư chuyên dùng và các thiết bị y tế để các trưởng khoa xem xét và dự trù; tổng hợp thành kế hoạch chung trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Quy chế công tác khoa khám bệnh

Bác sĩ chuyên khoa tại khoa khám bệnh được thực hiện các thủ thuật chuyên khoa cho người bệnh đã được khám bệnh tại khoa và có trách nhiệm.

Phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện: chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Tổ chức việc điều hoà phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện.

Trưởng phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Nhận xét về tinh thần thái độ, trách nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem xét, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng và kỉ luật.

Trưởng khoa truyền nhiễm: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức công tác khám bệnh và phát hiện sớm các trường hợp đầu tiên của bệnh gây dịch nguy hiểm. Khi phát hiện bệnh gây dịch nguy hiểm, trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo với giám đốc để giải quyết.

Quy chế thường trực bệnh viện

Các phiên thường trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ các phương tiện vận chuyển, thiết bị , dụng cụ y tế và thuốc để kịp thời cấp cứu người bệnh.

Lái xe ô tô cứu thương bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Sau khi chuyên chở người bệnh truyền nhiễm hoặc tử vong phải tiến hành ngay việc tẩy uế, khử khuẩn theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Bệnh viện đa khoa hạng II (hai): vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các ngành

Quy chế kế hoạch bệnh viện

Sau khi được cấp trên duyệt kế hoạch, giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch công tác của bệnh viện.

Y tá điều dưỡng trưởng phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn

Phân công y tá điều dưỡng thực hiện công tác theo dõi, chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật khi còn ở trong khoa, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất.

Trưởng khoa thần kinh: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức khám bệnh và chữa bệnh cho người mắc bệnh thần kinh lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm, tổ chức tuyên truyền và tham gia phòng chống bệnh thần kinh lây nhiễm như viêm màng não, viêm não.

Quy chế công tác khoa tâm thần

Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh.

Trưởng khoa nội tim mạch: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bệnh và chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức.

Trưởng khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng (nhiệm vụ quyền hạn)

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh trong tập 1uyện và điều trị, Hướng về cộng đồng chỉ đạo kỹ thuật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Kỹ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng: nhiệm vụ quyền hạn

Hướng dẫn động viên người bệnh và gia đình người bệnh biết cách luyện tập tại nhà theo đúng kĩ thuật bệnh viện và đảm bảo an toàn.

Bệnh viện đa khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Dược sỹ pha chế thuốc: nhiệm vu quyền hạn

Chỉ đạo, kiểm tra sản xuất nước cất, rửa chai lọ, tiệt khuẩn dụng cụ pha chế nhằm đảm bảo tuyệt đối vi khuẩn đối với thuốc tiêm.

Bác sỹ sản phụ khoa: nhiệm vụ quyền hạn

Đối với người bệnh đến khám phụ khoa phải hỏi tỉ mỉ về bệnh sử, thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị.

Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn

Khi có sự cố phải ngừng máy, không được tự động sửa chữa, phải báo ngay cho kĩ thuật viên trưởng khoa và trưởng khoa.

Quy chế công tác khoa lao

Khi phát hiện có nhiều người mắc bệnh lao trong cùng một khu vực có tính chất dịch tễ phải báo cáo ngay trưởng khoa, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.

Y tá điều dưỡng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn

Cọ rửa, khử khuẩn, tiệt khuẩn, kiểm tra và đóng gói dụng cụ phẫu thuật theo cơ số quy định cho từng loại phẫu thuật.