Quy chế công tác khoa ung bướu điều trị tia xạ

2012-09-27 06:59 AM

Theo dõi kết quả điều trị trên người bệnh, tổng kết từng vấn đề chẩn đoán hoặc điều trị tia xạ phục vụ công tác giảng dậy và nghiên cứu khoa học.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

Khoa ung bướu (điều trị tia xạ) thực hiện quy chế công tác khoa y học hạt nhân.

Một số công tác đặc thù của khoa điều trị tia xạ:

Khoa điều trị tai xạ thực hiện kĩ thuật bức xạ ion hoá năng lượng cao để tiến hành điều trị khối u khi có chỉ định tia xạ đơn thuần hoặc phối hợp với các phương pháp khác .

Tiến hành chẩn đoán bệnh, lập kế hoạch điều trị , chăm sóc theo dõi các biến chứng do tia xạ.

Quy định cụ thể

Trưởng khoa ung bướu (điều trị tia xạ) có trách nhiệm bố trí:

Nơi tiếp đón người bệnh.

Nơi người bệnh ngồi chờ.

Buồng khám bệnh nội trú, ngoại trú.

Buồng lập kế hoạch điều trị.

Buồng vật lí.

Buồng chuẩn bị khuôn chì, giá đỡ.

Buồng mô phỏng (Simutation)

Buồng đặt thiết bị điều trị tia xạ.

Buồng điều khiển thiết bị .

Buồng điều trị tia xạ áp sát.

Buồng theo dõi người bệnh trước khi về.

Buồng điều trị nội trú.

Kho bảo quản thiết bị phụ tùng thay thế sửa chữa.

Bác sĩ chuyên khoa bức xạ y học có trách nhiệm:

Thực hiên điều trị bằng các bức xạ ion hoá năng lượng gồm có: tia X, tia gam ma, hạt bêta (…), các âm điện tử năng lượng cao từ thiết bị gia tốc.

Xác định mục đích của điều trị tia xạ triệt để, tạm thời hay phối hợp với điều trị phẫu thuật, hoá chất, nội tiết.

Hướng dẫn chu đáo cho người bệnh và gia đình người bệnh về việc điều trị tia xạ đồng thời chuẩn bị đầy đủ phương tiện cấp cứu để xử lí kịp thời các diễn biến bất thường của người bệnh.

Trước khi tiến hành điều trị tia xạ:

Phải khám tỉ mỉ, ghi vào bệnh án, chỉ định các xét nghiệm cần thiết về mô phỏng học, chẩn đoán hình ảnh và các kết quả xét nghiệm khác theo quy định.

Ghi lí do chỉ định điều trị tia xạ, tính toán liều lượng tia xạ, thiết bị mô phỏng cụ thể trên người bệnh. Sau đó mời trưởng khoa thăm khám, kiểm tra lại toàn bộ để có quyết định điều trị.

Theo dõi kết quả điều trị trên người bệnh, tổng kết từng vấn đề chẩn đoán hoặc điều trị tia xạ phục vụ công tác giảng dậy và nghiên cứu khoa học.

Kiểm tra, đôn đốc kĩ thuật viên thực hiện nghiêm chỉnh quy định kĩ thuật bệnh viện, bảo đảm tuyệt đối an toàn kiểm soát tia xạ.

Kĩ thuật viên bức xạ y học có trách nhiệm:

Đăng kí người bệnh đến khám theo lịch quy định.

Hướng dẫn người bệnh biết và thực hiện những yêu cầu phải làm trước, trong và sau quá trình chẩn đoán hay điều trị tia xạ.

Thực hiện các quy định kĩ thuật bệnh viện về chẩn đoán và điều trị tia xạ theo chỉ định của bác sĩ điều trị về: vị trí thiết bị, tư thế người bệnh, khoảng cách và liều lượng tia xạ.

Chuẩn bị thiết bị dung cụ, tấm lọc, con nêm, hoá chất, thuốc cần thiết bảo đảm đầy đủ sẵn sàng và kiểm tra lại người bệnh trước khi tiến hành chẩn đoán hay điều trị tia xạ

Chăm sóc, theo dõi người bệnh đến khám và điều trị tia xạ, phát hiện người bệnh

có diễn biến bất thường phải báo cáo ngay bác sĩ điều trị để xử lí kịp thời.

Chịu trách nhiệm quản lí thiết bị khi có học viên đến học thực hành chuyên khoa.

Lưu giữ, bảo quản một số phim ảnh, tiêu bản mẫu phục vụ công tác giảng dậy và nghiên cứu khoa học.

Kĩ sư vật lí bức xạ y học có trách nhiệm:

Nắm vững nguyên lí và vận hành thông thạo các thiết bị điều trị tia xạ chuyên dùng.

Về kĩ thuật vật lí tia xạ đo hoạt tính tia xạ, xác định các liều tia xạ dùng trong chẩn đoán hay trong điều trị người bệnh.

Kiểm tra định kì, đột xuất và chuẩn hoá lại liều lượng điều trị tia xạ cho người bệnh. Mức nhiễm xạ vi khí hậu ở các trường thiết bị và môi trường xung quanh, bảo đảm mức tia xạ không vượt quá giới hạn quy định.

Quản lí và sử dụng thiết bị:

Các thành viên trong khoa phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế quản lí và sử dụng vật tư thiết bị y tế, quy chế công tác khoa y học hạt nhân.

Đặc thù về thiết bị bức xạ ion hoá năng lượng cao:

Sau khi sửa chữa thiết bị, kĩ sư vật lí bức xạ y bọc phải kiểm tra độ chính xác của thiết bị.

Thực hiện các biện pháp an toàn chống sự cố tia xạ, nếu quá khả năng phải báo cáo ngay cơ quan quản lí Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ biết, giúp đỡ kịp thời.

Bác sĩ và kĩ thuật viên phải ghi sổ nhật kí, bàn giao giữa các kíp điều trị về tình trạng hoạt động của thiết bị. Lập hồ sơ theo dõi các nguồn phóng xạ, định kì kiểm kê và báo cáo cấp trên.

Bảo đảm an toàn bức xạ:

Các thành viên trong khoa phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa y học hạt nhân.

Một số đặc thù về thiết bị bức xạ ion hoá năng lượng cao:

Buồng đặt thiết bị "cô ban" (cobalt): tường bê tông dầy 1m.

Buồng đặt thiết bị gia tốc tường bê tông dầy 2m

Đường đi vào phòng thiết bị phải thiết kế đi ‘dích dắc" (Zigzag).

Các buồng đặt thiết bị phải có hệ thống đèn báo nguy hiểm, khi điều trị báo đèn đỏ, khi thiết bị không hoạt động báo đèn xanh.

Phải lựa chọn các kĩ thuật điều trị tối ưu và bảo đảm chất lượng và an toàn bức xạ cho người bệnh.

Phải có hệ thống theo dõi người bệnh trong quá trình điều trị.

Nghiêm cấm việc tự ngắt bỏ các bộ phận đang có hư hỏng trong hệ thống bảo vệ chiều sâu để vận hành trực tiếp bằng tay.

Bài viết cùng chuyên mục

Quy chế quản lý lao động bệnh viện

Hàng ngày cuối giờ làm việc, y tá (điều dưỡng) hành chính thực hiện chấm công, cuối tháng tổng kết ngày công theo quy định.

Trưởng phòng hành chính quản trị bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Cung cấp vật tư thông dụng theo yêu cầu chuyên môn phù hợp với khả năng kinh phí của bệnh viện được cấp. Có kế hoạch tiết kiệm và thực hiện chống tham ô, lãng phí.

Quy chế công tác khoa chống nhiễm khuẩn

Hướng dẫn các thành viên các khoa, phòng thực hiện các biên pháp phòng chống nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc và dung dịch khử khuẩn mới.

Quy chế công tác khoa dược

Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.

Quy chế quản lý tài chính bệnh viện

Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.

Trưởng khoa truyền nhiễm: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức công tác khám bệnh và phát hiện sớm các trường hợp đầu tiên của bệnh gây dịch nguy hiểm. Khi phát hiện bệnh gây dịch nguy hiểm, trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo với giám đốc để giải quyết.

Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn

Khi có sự cố phải ngừng máy, không được tự động sửa chữa, phải báo ngay cho kĩ thuật viên trưởng khoa và trưởng khoa.

Quy chế sửa chữa xây dựng bệnh viện

Tuỳ theo mức độ sửa chữa, xây dựng mà chủ công trình quyết định thành lập tổ xây dựng hay ban xây dựng để theo dõi giám sát chất lượng công trình.

Quy chế chẩn đoán bệnh án và kê đơn

Chỉ định dùng thuốc hàng ngày, tên thuốc ghi rõ ràng đúng danh pháp quy định, thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, kháng sinh phải được đánh số thứ tự để theo dõi.

Quy chế công tác khoa ngoại

Trường hợp người bệnh có diễn biến xấu cần phẫu thuật cấp cứu được đưa thẳng vào buồng phẫu thuật, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án.

Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn

Những trường hợp khó chẩn đoán, không rõ ràng, kĩ thuật thực hiện phức tạp phải báo cáo ngay với trưởng khoa để xin ý kiến giải quyết.

Trưởng khoa nhi: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nhi và quy chế công tác khoa nội, chỉ đạo và thực hiện công tác điều trị cho bệnh nhi mắc bệnh lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm.

Phòng hành chính quản trị bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức

Định kỳ báo cáo giám đốc về nhận xét việc sử dụng hợp lý vật tư tiêu hao ở các khoa, phòng trong bệnh viện để giám đốc xem xét quyết định việc khen thưởng, kỷ luật.

Bệnh viện đa khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Nữ hộ sinh: nhiệm vụ quyền hạn

Nữ hộ sinh trung cấp (nữ hộ sinh chính): thực hiện kĩ thuật chăm sóc sản phụ, người bệnh; vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công.

Quy chế cứu thương bệnh viện

Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá.

Quy chế công tác khoa nội soi

Thực hiện các kỹ thuật nội soi theo sự phân công của trưởng khoa. Không được tự động tiến hành các kĩ thuật nội soi khi không có yêu cầu của bác sĩ điều trị.

Quy chế công tác khoa truyền máu

Buồng truyền máu phải kiểm tra chất lượng tất cả các túi máu được sử dụng ở lâm sàng, không phân biệt túi máu do bệnh viện lấy trực tiếp hoặc nhập từ một cơ sở khác.

Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức, sắp xếp các nơi làm việc của khoa liên hoàn và hợp lí để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng theo bệnh lí và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trưởng khoa trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn chung

Kiểm tra sát sao việc thực hiện Quy chế bệnh viện, Quy định kĩ thuật bệnh viện; Quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động.

Quy chế kế hoạch bệnh viện

Sau khi được cấp trên duyệt kế hoạch, giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch công tác của bệnh viện.

Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm tra sát sao việc thực hiện kĩ thuật chiếu, chụp X-quang, siêu âm,... và duyệt kết quả chẩn đoán của các bác sĩ trong khoa, đảm bảo kết quả chính xác, đúng thời gian.

Quy chế công tác khoa nội

Bố trí nơi làm việc của trưởng khoa, bác sĩ điều trị, buồng hành chính khoa, buồng vệ sinh, buồng tắm cho các thành viên trong khoa sử dụng.

Trưởng khoa da liễu: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức công tác tuyên truyền và tham gia phòng chống bệnh phong, nhiễm HIV/AIDS, bệnh da, bệnh lây truyền theo đường tình dục tại khoa và tại cộng đồng.

Trưởng khoa nội cơ xương khớp: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nội, tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh cơ xương khớp trong bệnh viện và tại cộng đồng.