- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế công tác khoa truyền máu
Quy chế công tác khoa truyền máu
Buồng truyền máu phải kiểm tra chất lượng tất cả các túi máu được sử dụng ở lâm sàng, không phân biệt túi máu do bệnh viện lấy trực tiếp hoặc nhập từ một cơ sở khác.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Khoa truyền máu luôn luôn có đủ các nhóm máu dự trữ để phục vụ cho người bệnh cấp cứu.
Truyền máu phải bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Truyền máu phải đúng chỉ định, càng hạn chế truyền máu càng tránh rủi ro cho người bệnh.
Phải tổ chức vận động được nhiều người tự nguyện hiến máu nhân đạo.
Quy định cụ thể
Tiêu chuẩn và quản lí người cho máu
Người trong độ tuổi 18 đến 60, được cho máu từ 3 đến 4 lần trong 1 năm.
Người cho máu phải có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ, được khám lâm sàng và xét nghiệm theo điều lệ cho máu.
Mỗi người cho máu phải có hồ sơ theo dõi.
Mỗi trung tâm truyền máu phải có bộ phận quản lí người cho máu.
Người cho máu ở Việt Nam được bồi dưỡng khen thưởng theo chế độ hiện hành.
Lấy máu và vận chuyển máu
Lấy máu:
Phòng lấy máu cố định hoặc nơi lấy máu lưu động bằng túi lấy máu hệ thống kín phải sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh và bảo đảm đủ ánh sáng.
Dụng cụ lấy máu bao gồm:
Túi chất dẻo lấy máu (túi 1, 2, 3 tuỳ theo yêu cầu) phải được kiểm tra chất lượng túi và chất chống đông theo tiêu chuẩn quốc gia.
Có đầy đủ dụng cụ khử khuẩn bao gồm: bông, cồn, iod, băng dính...
Có máy lắc túi máu để bảo đảm chống đông. Tất cả các phương tiện nói trên phải được kiểm tra đầy đủ trước khi lấy máu.
Kĩ thuật viên lấy máu phải thực hiện đúng quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện và quy định kĩ thuật bệnh viện.
Lượng máu lấy mỗi lần được giới hạn:
Máu toàn phần mỗi lần lấy không được quá 250 ml đối với người cân nặng 45 kg. Khoảng cách giữa 2 lần cho máu, tối thiểu là 3 tháng.
Trường hợp gạn huyết tương thì một lần lấy không được quá 500 ml đối với người cân nặng 45 kg. Khoảng cách giữa 2 lần gạn huyết tương là một tháng.
Vận chuyển máu:
Giữ túi máu không được xóc.
Túi máu không đặt trong hộp xốp, bảo đảm nhiệt độ từ 20C đến 60C.
Không được bỏ các vật khác vào trong hộp đựng túi máu.
Lưu trữ máu và các chế phẩm của máu
Dung dịch chống đông đã được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và được để sẵn trong túi.
Lưu trữ máu và các chế phẩm của máu thứ tự ngăn nắp theo trình tự nhóm máu và thời gian sử dụng, có sổ quản lí theo dõi việc xuất, nhập.
Lĩnh và phát máu
Buồng truyền máu phải kiểm tra chất lượng tất cả các túi máu được sử dụng ở lâm sàng, không phân biệt túi máu do bệnh viện lấy trực tiếp hoặc nhập từ một cơ sở khác.
Lĩnh máu:
Các cơ sở điều trị khi dự trù hoặc lĩnh máu đều phải có phiếu lĩnh ghi rõ: họ tên người bệnh, chẩn đoán nhóm máu ABO, số lượng và thành phần máu, ngày giờ xin máu, phiếu lĩnh được trưởng khoa kí và giám đốc bệnh viện duyệt.
Phải có 2 ống máu của người bệnh:
Một ống không chống đông và một ống có chống đông theo quy định.
Người đi lĩnh máu:
Đối với người bệnh ở trong bệnh viện phải là y tá(điều dưỡng) của khoa điều trị người bệnh, chịu trách nhiệm lĩnh và bảo quản túi máu trong quá trình vận chuyển.
Đối với người bệnh của bệnh viện khác thì phải do xét nghiệm viên của khoa truyền máu bệnh viện đó đến lĩnh máu và chịu trách nhiệm bảo quản trong quá trình vận chuyển.
Người lĩnh máu phải có trách nhiệm đối chiếu kiểm tra kĩ túi máu về số lượng, chất lượng, nhóm máu, nhãn máu đúng với phiếu lĩnh máu mới kí nhận. Khi đã lĩnh máu ra khỏi phòng lưu giữ máu không được trả lại.
Phát máu:
Để phát một đơn vị máu an toàn, viên chức phát máu phải làm đầy đủ các bước sau:
Chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho xét nghiệm máu:
Huyết thanh mẫu ABO phải bảo đảm tiêu chẩn quốc gia, bảo quản từ 20C đến 60C.
Hồng cầu mẫu phải đủ tiêu chuẩn quy định.
Phương tiện dụng cụ phát máu: lam kính, ống nghiệm, kính hiển vi, máy li tâm phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn quy định.
Phiếu phát máu và sổ theo dõi phát máu phải theo đúng mẫu quy định.
Trước khi định lại nhóm máu viên chức phát máu phải quan sát túi máu về màu sắc huyết tương, nếu có hiện tượng tan máu, hiện tượng nhiễm khuẩn thì phải chọn túi máu khác.
Phải tiến hành xác định lại nhóm máu ABO của túi máu bằng 2 phương pháp: huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu. Thực hiện đồng thời ở hai địa điểm khác nhau và trả lời độc lập về kết quả.
Đối với người nước ngoài, những người sẩy thai nhiều lần, hay chết lưu có nghi ngờ không cùng nhóm máu mẹ con thì bắt buộc phải xác định yếu tố Rh.
Trong hoàn cảnh chưa thể tiến hành làm phản ứng chéo thì phải làm thử nghiệm nhanh theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới.
Phải kiểm tra các nội dung ghi trên nhãn túi máu.
Đối chiếu phiếu lĩnh máu và sổ lưu trữ phải hoàn toàn phù hợp mới phát máu.
Nguyên tắc truyền máu
Truyền thành phần của máu theo yêu cầu.
Truyền cùng nhóm máu, trong các trường hợp đặc biệt phải truyền máu khác nhóm phải được hội chẩn và giám đốc bệnh viện phê duyệt. Khối lượng máu truyền không quá 500ml.
Phải bảo đảm tuyệt đối vô khuẩn trong mọi thao tác truyền máu.
Người bệnh phải được chuẩn bị chu đáo trước khi truyền máu.
Bác sĩ điều trị trước khi truyền máu kiểm tra lại các nội dung ghi trên nhãn túi máu phải hoàn toàn phù hợp hồ sơ bệnh án của người bệnh.
Bác sĩ điều trị phải xác định lại nhóm máu ABO của máu người bệnh và máu ở túi máu bảng huyết thanh mẫu tại giường người bệnh.
Trong thời gian truyền máu, bác sĩ điều trị phải theo dõi thường xuyên người bệnh.
Nếu người bệnh có biểu hiện bất thường trong khi truyền máu phải ngừng truyền máu, kết hợp với bác sĩ huyết học truyền máu xử lí kịp thời.
Khi gặp tai biến truyền máu phải xử lí như trên và giữ nguyên hiện trạng túi, dây truyền đồng thời mời ngay trưởng buồng phát máu đến để cùng kiểm tra, ghi biên bản và báo cáo giám đốc để giải quyết.
Tất cả diễn biến trong và sau khi truyền phải được ghi đầy đủ, cứ 15 phút một lần vào phiếu theo dõi truyền máu.
Bài viết cùng chuyên mục
Quy chế công tác xử lý chất thải bệnh viện
Công ty môi trường hàng ngày đến thu dọn và vận chuyển chất thải chung không độc hại của bệnh viện đến bãi rác công cộng để xử lí theo hợp đồng.
Nhiệm vụ chung của bệnh viện
Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định.
Quy chế chỉ đạo tuyến bệnh viện
Hướng dẫn và tạo điều kiện cho tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện đúng tuyến kĩ thuật; thông báo kịp thời các sai sót về chuyên môn kĩ thuật.
Quy chế điều trị ngoại trú bệnh viện
Làm hồ sơ bệnh án đầy đủ như người bệnh nội trú và theo dõi quản lý tại khoa khám bệnh và các khoa được giám đốc bệnh viện giao nhiệm vụ.
Quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án
Người bệnh ra viện trong 24 giờ, khoa phải hoàn chỉnh các thủ tục hành chính của hồ sơ bệnh án theo quy chế, chuyển đến phòng kế hoạch tổng hợp.
Quy chế công tác khoa thần kinh
Khi các kĩ thuật đặc biệt có liên quan đến các khoa khác phải liên hệ trước để phối hợp thực hiện, theo dõi chu đáo và xử lí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh.
Quy chế công tác khoa hồi sức cấp cứu
Nếu gặp trường hợp khó chẩn đoán, khó thực hiện kĩ thuật phải báo cáo trưởng khoa xin hội chẩn để có ý kiến chỉ đạo.
Quy chế công tác khoa ung bướu điều trị tia xạ
Theo dõi kết quả điều trị trên người bệnh, tổng kết từng vấn đề chẩn đoán hoặc điều trị tia xạ phục vụ công tác giảng dậy và nghiên cứu khoa học.
Quy chế công tác khoa ngoại
Trường hợp người bệnh có diễn biến xấu cần phẫu thuật cấp cứu được đưa thẳng vào buồng phẫu thuật, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án.
Quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức
Trước khi khâu kín nơi phẫu thuật phải kiểm tra các chỗ cầm máu, khâu nối, bảo đảm không chảy máu, không còn sót dụng cụ, gạc, ống dẫn lưu trong cơ thể người bệnh.
Trưởng khoa vi sinh: nhiệm vụ quyền hạn
Có trách nhiệm quản lí các hoá chất độc, các chủng virus, vi khuẩn phân lập theo đúng kĩ thuật bệnh viện, đảm bảo an toàn tuyệt đối, chống lây nhiễm.
Trưởng khoa nội tim mạch: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bệnh và chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức.
Trưởng khoa hồi sức cấp cứu: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiên tốt việc tiếp nhận và cấp cứu người bệnh theo đúng quy chế cấp cứu. Phối hợp với các trưởng khoa chỉ đạo chuyên môn hệ thống cấp cứu trong bệnh viện.
Bác sỹ khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn
Khi được phân công phẫu thuật phải kiểm tra lại người bệnh đã có trong kế hoạch và chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho cuộc phẫu thuật theo chỉ định.
Quy chế sử dụng thuốc bệnh viện
Khi thay đổi thuốc phải phù hợp và diễn biến của bệnh. Không sử dụng đồng thời các loại thuốc kiêng kị, các loại thuốc tương tác bất lợi và các thuốc cá cùng tác dụng trong một thời điểm.
Bệnh viện chuyên khoa hạng I: một, vị trí, chức năng, nhiệm vụ
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở cấp Đại học và trên Đại học, đồng thời có trách nhiệm tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc Đại học và trên đại học.
Trưởng khoa dị ứng: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh dị ứng đặc biệt là dị ứng thuốc trong bệnh viện và tại cộng đồng.
Bác sỹ giải phẫu bệnh: nhiệm vụ quyền hạn
Đọc các tiêu bản tổ chức tế bào học, kí xác nhận kết quả của các tiêu bản giải phẫu bệnh, trường hợp khó phải báo cáo bác sĩ trưởng khoa.
Quy chế công tác khoa chẩn đoán hình ảnh
Thực hiện các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng các thiết bị: X-quang, siêu âm, cộng hưởng từ… theo yêu cầu của bác sĩ lâm sàng.
Quy chế công tác khoa nhi
Các thành viên của khoa đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội; khỉ mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp dù nhẹ cũng phải tự giác không tiếp xúc với bệnh nhi.
Quy chế công tác khoa thăm dò chức năng
Phiếu thăm dò chức năng của người bệnh phải ghi rõ tên, tuổi, giới , thời gian làm xét nghiệm và kết quả cụ thể.
Quy chế công tác khoa dược
Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.
Quy chế công tác khoa nội soi
Thực hiện các kỹ thuật nội soi theo sự phân công của trưởng khoa. Không được tự động tiến hành các kĩ thuật nội soi khi không có yêu cầu của bác sĩ điều trị.
Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức, sắp xếp các nơi làm việc của khoa liên hoàn và hợp lí để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng theo bệnh lí và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trưởng khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng (nhiệm vụ quyền hạn)
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh trong tập 1uyện và điều trị, Hướng về cộng đồng chỉ đạo kỹ thuật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.