Quy chế công tác khoa răng hàm mặt

2012-09-26 12:54 PM

Phẫu thuật viên Răng-hàm-mặt phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

Khoa Răng Hàm Mặt là khoa lâm sàng thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa, gồm có 2 bộ phận:

Ngoại trú: Khám và điều trị các bệnh răng miệng, chữa răng, nhổ răng, làm răng giả, điều trị một số bệnh vùng hàm mặt.

Nội trú: Phẫu thuật hàm mặt.

Khoa Răng Hàm Mặt được bố trí liên hoàn, hợp lí thuận tiện cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và vận chuyển người bệnh.

Trang thiết bị y tế phải đồng bộ, đúng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viên.

Chỉ đạo tuyến dưới, đào tạo cán bộ chuyên khoa và tham gia tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, chăm sóc răng miệng cộng đồng.

Quy định cụ thể

Tại buồng khám bệnh chuyên khoa Răng Hàm Mặt của khoa khám bệnh

Các thành viên của buồng khám bệnh phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Một số công tác đặc thù khi khám chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt:

Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm:

Tuỳ theo hạng bệnh viện mà bố trí các buồng.

Buồng cấp cứu và buồng thủ thuật cấp cứu.

Buồng khám phân loại bệnh. 

Buồng chữa răng, nhổ răng, nha chu viêm …

Buồng chữa răng cho trẻ em gồm: chữa và nhổ răng, nắn chỉnh hình.

Buồng khám làm răng giả gồm: đúc khuôn hàm, luộc nhựa, nơi kĩ thuật viên làm việc.

Buồng xét nghiệm và buồng X-quang.

Các buồng phải có đủ nước sạch, điện ổn định và an toàn.

Phân công bác sĩ chịu trách nhiệm sử dụng và bảo quản máy răng tổng hợp và báo cáo giám đốc bệnh viện ra quyết định.

Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:

Thực hiện quy chế điều trị ngoại trú, quy chế quản lí và sử dụng vật tư, thiết bị y tế và quy chế sử dụng thuốc.

Khám bệnh tỉ mỉ, chần đoán chính xác, làm hồ sơ bệnh án và chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.

Điều trị các bệnh răng miệng, hàm mặt theo sự phân công của trưởng khoa.

Tại khoa điều trị và buồng thủ thuật

Các thành viên trong khoa điều trị và buồng phẫu thuật phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Phẫu thuật viên Răng-hàm-mặt phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.

Một số công tác đặc thù của khoa điều trị:

Trưởng khoa Răng-Hàm-Mặt có trách nhiệm:

Bố trí riêng biệt các buồng bệnh vô khuẩn, buồng bệnh hữu khuẩn, buồng phẫu thuật chỉnh hình liên hoàn, hợp lí bảo đảm công tác chuyên môn.

Duyệt người bệnh được phẫu thuật tạo hình thẩm mĩ theo quy định của Nhà nước.

Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

Theo dõi sát người bệnh, kịp thời phát hiện tai biến sau phẫu thuật, thủ thuật để xử lí kịp thời.

Trực tiếp thay băng, cắt chỉ cho người bệnh.

Phẫu thuật viên có trách nhiệm:

Thực hiện phẫu thuật và thủ thuật theo sự phân công của trưởng khoa.

Chỉ được làm phẫu thuật tạo hình thẩm mĩ khi được giao trách nhiệm và người bệnh đã được duyệt.

Y tá (điều dưỡng)có trách nhiệm:

Chăm sóc người bệnh theo quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.

Bơm rửa vết phẫu thuật, thực hiện y lệnh của bác sĩ điều trị.

Bài viết cùng chuyên mục

Quy chế công tác kiểm tra bệnh viện

Bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng khoa kiểm tra những hoạt động trong phạm vi trách nhiệm.

Bệnh viện đa khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Kỹ thuật viên trưởng bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm tra đôn đốc vệ sinh, sạch đẹp khoa, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện và công tác bảo hộ lao động trong khoa.

Quy chế công tác khoa chẩn đoán hình ảnh

Thực hiện các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng các thiết bị: X-quang, siêu âm, cộng hưởng từ… theo yêu cầu của bác sĩ lâm sàng.

Trưởng phòng tổ chức cán bộ bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Phối hợp với các khoa, phòng tổ chức sinh hoạt văn hoá, tư tưởng cho người bệnh. Phổ biến, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người bệnh.

Quy chế công tác khoa khám bệnh

Bác sĩ chuyên khoa tại khoa khám bệnh được thực hiện các thủ thuật chuyên khoa cho người bệnh đã được khám bệnh tại khoa và có trách nhiệm.

Quy chế công tác khoa phụ sản

Theo dõi sát sản phụ, ghi đầy đủ các diễn biến vào hồ sơ bệnh án, khi có dấu hiệu cấp cứu về sản phụ và thai nhi phải xử lí kịp thời.

Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Phối hợp và các khoa, phòng có liên quan tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy định kĩ thuật bệnh viện về vô khuẩn và thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện theo định kì hoặc đột xuất.

Quy chế quản lý tài chính bệnh viện

Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.

Quy chế công tác nghiên cứu khoa học công nghệ

Hội đồng khoa học kỹ thuật hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, họp định kỳ hàng quý, họp bất thường do giám đốc bệnh viện yêu cầu.

Thủ kho bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm soát hàng nhập, xuất đúng số lượng, chất lượng ghi trên tờ phiếu không sửa chữa tẩy xoá. Hàng nhập trước xuất trước, chú ý thời hạn sử dụng.

Trưởng khoa dị ứng: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh dị ứng đặc biệt là dị ứng thuốc trong bệnh viện và tại cộng đồng.

Bác sỹ khoa khám bệnh: nhiệm vụ quyền hạn

Tham gia thường trực, cấp cứu, chỉ đạo tuyến dưới thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tuyến cơ sở, công tác nghiên cứu khoa học, dự các hội nghị, hội thảo khoa bọc theo sự phân công.

Trưởng khoa hóa sinh: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa hoá sinh có nhiệm vụ, quyền hạn sau.

Hộ lý chung: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện vệ sinh sạch, đẹp, ngăn nắp, trật tự trong các buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang, buồng làm việc của khoa.

Trưởng khoa dược bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết toán và theo dõi quản lí tiêu chuẩn kinh phí sử dụng thuốc, hoá chất và sinh phẩm bảo đảm chính xác theo đúng các quy định hiện hành.

Phòng y tá điều dưỡng: vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Đôn đốc, kiểm tra y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lí thực hiện đúng các kỹ thuật bệnh viện và Quy chế Bệnh viện.

Quy chế họp giao ban bệnh viện

Nội dung: Các trưởng khoa, trưởng phòng báo cáo tình hình trong 24 giờ qua. Người chủ trì nhận xét rút kinh nghiệm và thông báo công việc trong ngày.

Bác sỹ gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn

Sau phẫu thuật bác sĩ gây mê hồi sức phải theo dõi sát tình trạng sức khoẻ của người bệnh, cho đến khi các chỉ số sinh tồn của người bệnh ổn định.

Quy chế cứu thương bệnh viện

Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá.

Quy chế thông tin báo cáo bệnh viện

Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp tổng hợp các báo cáo của các khoa, phòng, trình giám đốc phê duyệt để gửi lên cấp trên quản lí trực tiếp theo quy định.

Quy chế công tác khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Khám bệnh toàn diện, kết hợp khám lâm sàng, cận lâm sàng và khám chuyên khoa để giúp cho chẩn đoán đúng, loại trừ các bệnh không có chỉ định điều trị bằng phương pháp vật lí trị liệu.

Y tá điều dưỡng nữ hộ sinh trưởng: nhiệm vụ quyền hạn

Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu hao. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lí tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch các yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.

Quy chế công tác khoa y học cổ truyền

Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại kết hợp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp.

Trưởng phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Nhận xét về tinh thần thái độ, trách nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem xét, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng và kỉ luật.