- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức
Quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức
Trước khi khâu kín nơi phẫu thuật phải kiểm tra các chỗ cầm máu, khâu nối, bảo đảm không chảy máu, không còn sót dụng cụ, gạc, ống dẫn lưu trong cơ thể người bệnh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức là khoa lâm sàng, gồm hệ thống các buồng phẫu thuật để thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật cấp cứu theo kế hoạch.
Có đủ phương tiện, dụng cụ phẫu thuật đồng bộ theo từng yêu cầu phẫu thuật và bảo đảm vô khuẩn.
Quy định cụ thể
Các thành viên của khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa ngoại, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện, quy chế xử lý chất thải, quy chế sử dụng thuốc và quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
Phẫu thuật viên phải là bác sĩ chuyên khoa ngoại có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa của trường đại học y hoặc bác sĩ đa khoa được bổ túc chuyên khoa có chứng chỉ của chuyên khoa ngoại đầu ngành trung ương, được trưởng khoa ngoại đề nghị và giám đốc bệnh viện ra quyết định được thực hiện phẫu thuật.
Bác sĩ gây mê hồi sức phải là bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa của trường đại học y hoặc bác sĩ đa khoa được bổ túc chuyên khoa có chứng chỉ của chuyên khoa gây mê hồi sức đầu ngành trung ương, được trưởng khoa ngoại hoặc trưởng khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức đề nghị và giám đốc bệnh viện ra quyết định được thực hiện gây mê hồi sức.
Một số công tác đặc thù của khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức:
Trưởng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức có trách nhiệm:
Bố trí các buồng phẫu thuật liên hoàn hợp lí bảo đảm yêu cầu chuyên môn:
Buồng tiếp nhận người bệnh.
Buồng tiền mê.
Buồng hồi tỉnh.
Buồng phẫu thuật cấp cứu.
Buồng phẫu thuật hữu khuẩn.
Buồng phẫu thuật vô khuẩn.
Buồng phẫu thuật các chuyên khoa: Tai-mũi-họng, Răng-hàm-mặt, Mắt, Phụ - Sản và Nội soi.
Buồng phẫu thuật chấn thương sọ não, chỉnh hình.
Nơi làm việc, nơi vệ sinh, tắm rửa của các thành viên trong khoa.
Nơi tiếp nhận, dụng cụ đã sử dụng, rửa dụng cụ phẫu từ thuật theo một chiều.
Có máy X-quang di động, máy siêu âm.
Các buồng phẫu thuật được ốp gạch men kính tới trần, nền nhà không đọng nước, cống thoát nước ngầm, không có chuột, dán, ruồi, muỗi vào buồng phẫu thuật, trần nhà không bị thấm mốc.
Buồng phẫu thuật có nguồn điện ổn định, ưu tiên và an toàn.
Có đủ các điều kiện và phương tiện vệ sinh, vô khuẩn, chống nóng.
Kiểm tra việc sắp xếp và bảo quản dụng cụ, phương tiện phẫu thuật theo cơ số cho từng loại phẫu thuật quy định.
Tiếp nhận người bệnh, bố trí người bệnh vào buồng phẫu thuật theo yêu cầu phẫu thuật.
Kiểm tra việc phân công y tá (điều dưỡng) phục vụ kíp phẫu thuật.
Đảm bảo dụng cụ phẫu thuật, thiết bị y tế có chất lượng tốt; có đủ thuốc cấp cứu.
Định kì kiểm tra các buồng phẫu thuật, dụng cụ phẫu thuật.
Phẫu thuật viên có trách nhiệm:
Trước ngày phẫu thuật phải thăm khám lại người bệnh, xác định lại chẩn đoán, phương pháp phẫu thuật.
Không để người khác thực hiện thay phẫu thuật khi đã được phân công, trường hợp không tham gia được phải báo cáo trưởng khoa cử người thay thế.
Chịu trách nhiệm về an toàn cuộc phẫu thuật.
Được kết hợp giảng dạy học viên trong khi phẫu thuật, nhưng phải bảo đảm tiến trình cuộc phẫu thuật và an toàn cho người bệnh.
Không được kéo dài thời gian cuộc phẫu thuật.
Không gây tai biến cho người bệnh.
Bảo đảm trật tự, yên tĩnh, vô khuẩn trong buồng phẫu thuật.
Trước khi khâu kín nơi phẫu thuật phải kiểm tra các chỗ cầm máu, khâu nối, bảo đảm không chảy máu, không còn sót dụng cụ, gạc, ống dẫn lưu trong cơ thể người bệnh.
Sau khi hoàn thành cuộc phẫu thuật phải cùng bác sĩ gây mê hồi sức theo dõi người bệnh trên bàn phẫu thuật đến khi các chỉ số sinh tồn ổn định mới được chuyển người bệnh ra khỏi buồng phẫu thuật.
Ghi chép tỉ mỉ, trung thực, đầy đủ vào hồ sơ bệnh án về: lịch trình phẫu thuật, tình trạng tổn thương, cách thức và lược đồ phẫu thuật; khi kết thúc kí ghi rõ họ, tên và chức danh.
Ghi y lệnh điều trị, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện y lệnh cho đến khi người bệnh hoàn toàn ổn định.
Bác sĩ trực tiếp mổ tử thi, sau 24 giờ mới được vào buồng phẫu thuật.
Bác sĩ gây mê hồi sức có trách nhiệm:
Trước khi gây mê phải kiểm tra lại người bệnh, những vấn đề liên quan đến gây mê, để bổ sung kịp thời.
Trường hợp gây tê phải kiểm tra thuốc tê; khi tiến hành gây tê phải bảo đảm an toàn và xử lí kịp thời khi có tai biến xảy ra.
Chịu trách nhiệm an toàn kĩ thuật gây mê hồi sức và truyền máu.
Khi được phân công gây mê không được để người khác làm thay, trường hợp không tham gia được phải báo cáo trưởng khoa cử người thay thế.
Sau phẫu thuật phải ghi toàn bộ diễn biến và quá trình gây mê hồi sức vào phiếu và theo dõi đến khi các chỉ số sinh tồn của người bệnh ổn định.
Trong khi phẫu thuật bác sĩ gây mê và phẫu thuật viên có ý kiến không thống nhất phải mời trưởng khoa ngoại, trưởng khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức hoặc giám đốc bệnh viện đến quyết định, không được làm ảnh hưởng đến cuộc phẫu thuật.
Y tá (điều dưỡng) buồng phẫu thuật thực hiện:
Tiếp nhận người bệnh vào buồng tiền mê hoặc buồng phẫu thuật.
Kiểm tra việc chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật.
Sát khuẩn vùng sẽ phẫu thuật, chú ý những bộ phận đối xứng của cơ thể người bệnh phải kiểm tra cẩn thận, đánh dấu rõ ràng để tránh phẫu thuật nhầm.
Sau khi phẫu thuật xong phải kiểm tra thuốc, dụng cụ, gạc, ống dẫn lưu theo cơ số đã sử dụng.
Ghi các chi tiết có liên quan vào phiếu chăm sóc, viết phiếu lĩnh bổ sung thuốc vào vật dụng tiêu hao chuẩn bị cho các cuộc phẫu thuật sau.
Thực hiện nghiêm chỉnh các y lệnh sau phẫu thuật, lập phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc. Khi phát hiện người bệnh có diễn biến bất thường phải báo cáo bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ gây mê hồi sức ngay để xử lí kịp thời.
Chăm sóc người bệnh theo quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.
Không được bỏ dở phục vụ cuộc phẫu thuật khi chưa được sự đồng ý của phẫu thuật viên.
Định kỳ vệ sinh, tẩy uế buồng phẫu thuật.
An toàn phẫu thuật:
Chỉ tiến hành phẫu thuật khi có giấy cam đoan xin phẫu thuật của người bệnh hoặc gia đình người bệnh.
Người bệnh dưới 18 tuổi, bị bệnh tâm thần, câm điếc, choáng nặng đang trong tình trạng hôn mê thì cha mẹ hoặc người thân hoặc đại diện cơ quan người bệnh ký giấy cam đoan xin phẫu thuật thay người bệnh.
Trường hợp người bệnh có ý định phẫu thuật cấp cứu không có người nhà hoặc cơ quan đi theo vẫn tiến hành phẫu thuật, nhưng phải hội chẩn và được giám đốc bệnh viện duyệt đồng thời thông báo cho gia đình hoặc cơ quan người bệnh được biết.
Phẫu thuật viên không nhận thực hiện phẫu thuật theo kế hoạch trong những ngày tham gia thường trực tại bệnh viện.
Phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê hồi sức không thực hiện phẫu thuật và gây mê hồi sức cho người thân: cha, mẹ, vợ, chồng con và anh chị em ruột; trường hợp đặc biệt phải được phép của giám đốc bệnh viện.
Phẫu thuật viên phải thận trọng kiểm tra lại khi tiến hành phẫu thuật ở những bộ phận đối xứng của cơ thể người bệnh.
Sau cuộc phẫu thuật, bác sĩ gây mê hồi sức và phẫu thuật viên không đi xa quá phạm vi bệnh viện 10 km và để lại địa chỉ rõ ràng tại bệnh viện, ít nhất trong 24 giờ đầu để theo dõi và xử lí kịp thời những diễn biến xấu của người bệnh.
Bài viết cùng chuyên mục
Trưởng phòng tài chính kế toán bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Trong trường hợp thu, chi không đúng chế độ thì được quyền báo cáo giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên theo quy định hiện hành.
Quy chế công tác khoa truyền nhiễm
Trường hợp người bệnh tử vong phải thực hiện đúng quy chế giải quyết người bệnh tử vong đối với người mắc bệnh truyền nhiễm.
Trưởng khoa nội tiêu hóa: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bênh và chữa bệnh theo đúng quy chế công lác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.
Y tá điều dưỡng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn
Cọ rửa, khử khuẩn, tiệt khuẩn, kiểm tra và đóng gói dụng cụ phẫu thuật theo cơ số quy định cho từng loại phẫu thuật.
Trưởng khoa y học cổ truyền: nhiệm vụ quyền hạn
Hướng dẫn những kiến thức cơ bản về xoa bóp, day ấn huyết, tập luyện dưỡng sinh, sử dụng thuốc nam trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng.
Quy chế quan hệ công tác trong bệnh viện
Quan hệ công tác giữa các trưởng khoa là quan hệ hợp tác, hỗ trợ, cùng thực hiện tốt nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục vụ người bệnh.
Quy định về hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.
Trưởng phòng y tá điều dưỡng: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra, đôn đốc y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kĩ thuật viên và hộ lí thực hiện Quy chế bệnh viện, quy định kĩ thuật bệnh viện các nhiệm vụ thường quy.
Trưởng khoa giải phẫu bệnh: nhiệm vụ quyền hạn
Đối với các trường hợp tự tử, tai nạn, đột tử, chết không rõ lí do hoặc nghi ngờ có liên quan đến pháp luật, trưởng khoa phải báo cáo giám đốc để mời cơ quan pháp luật cùng tham gia giải quyết.
Quy chế sửa chữa xây dựng bệnh viện
Tuỳ theo mức độ sửa chữa, xây dựng mà chủ công trình quyết định thành lập tổ xây dựng hay ban xây dựng để theo dõi giám sát chất lượng công trình.
Hộ lý chung: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện vệ sinh sạch, đẹp, ngăn nắp, trật tự trong các buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang, buồng làm việc của khoa.
Bệnh viện đa khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Quy chế công tác khoa truyền máu
Buồng truyền máu phải kiểm tra chất lượng tất cả các túi máu được sử dụng ở lâm sàng, không phân biệt túi máu do bệnh viện lấy trực tiếp hoặc nhập từ một cơ sở khác.
Quy chế công tác khoa dược
Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.
Trưởng khoa da liễu: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác tuyên truyền và tham gia phòng chống bệnh phong, nhiễm HIV/AIDS, bệnh da, bệnh lây truyền theo đường tình dục tại khoa và tại cộng đồng.
Hội đồng khoa học bệnh viện: nhiệm vụ và quyền hạn
Các uỷ viên hội đồng bao gồm những cán bộ có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm quản lí thuộc các lĩnh vực chuyên khoa do giám đốc lựa chọn và quyết định.
Trưởng khoa xét nghiệm trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện công tác bảo quản chất lượng thuốc thử công tác khử khuẩn, tẩy uế, tiêu độc xử lí các chất thải của khoa theo quy chế công tác xử lí chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Phòng y tá điều dưỡng: vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Đôn đốc, kiểm tra y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lí thực hiện đúng các kỹ thuật bệnh viện và Quy chế Bệnh viện.
Kỹ thuật viên trưởng bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra đôn đốc vệ sinh, sạch đẹp khoa, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện và công tác bảo hộ lao động trong khoa.
Bác sỹ điều trị: nhiệm vụ quyền hạn
Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo cáo đáy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng dẫn của trưởng khoa.
Trưởng phòng đẻ: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức thực hiện việc đỡ đẻ, theo dõi chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh bảo đảm an toàn, vô khuẩn từ khi sản phụ chuyển dạ vào buồng đỡ đẻ buồng sinh cho tới khi kết thúc cuộc đẻ.
Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn
Khi có sự cố phải ngừng máy, không được tự động sửa chữa, phải báo ngay cho kĩ thuật viên trưởng khoa và trưởng khoa.
Quy chế quản lý sử dụng vật tư thiết bị y tế
Lập kế hoạch và mua vật tư. thiết bị y tế hàng năm theo quy định, sát với nhu cầu phục vụ khám bệnh, chữa bệnh, khả năng tài chính, điều kiện lắp đặt và đội ngũ cán bộ kỹ thuật của bệnh viện.
Quy chế công tác khoa tâm thần
Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh.
Phòng tài chính kế toán bệnh viện: vị trí, chứng năng nhiệm vụ, tổ chức
Theo kế hoạch ngân sách và các nguồn thu khác, tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh viện.