- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế công tác khoa ngoại
Quy chế công tác khoa ngoại
Trường hợp người bệnh có diễn biến xấu cần phẫu thuật cấp cứu được đưa thẳng vào buồng phẫu thuật, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Khoa ngoại là khoa lâm sàng thực hiện khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu bằng các thủ thuật và phẫu thuật.
Khoa ngoại được bố trí liên hoàn, thuận tiện cho công tác phẫu thuật, chăm sóc và vận chuyển người bệnh.
Các phương tiện và dụng cụ phẫu thuật phải đồng bộ, có chất lượng tốt.
Bảo đảm yêu cầu vô khuẩn:
Các dụng cụ phẫu thủ, thủ thuật.
Mọi thành viên khi vào buồng phẫu thuật phải thực hiện quy định kĩ thuật vô khuẩn.
Không di chuyển người, dụng cụ từ nơi hữu khuẩn tới nơi vô khuẩn.
Quy định cụ thể
Tại buồng khám bệnh chuyên khoa ngoại của khoa khám bệnh
Các thành viên của khoa ngoại phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Một số công tác đặc thù khi khám chuyên khoa ngoại :
Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm:
Sắp xếp các buồng khám liên hoàn: buồng khám ngoại, buồng làm thủ thuật, buồng thay băng, buồng bó bột ...
Kiểm tra y tá (điều dưỡng) về việc chuẩn bị thuốc, y dụng cụ để phục vụ cho công tác cấp cứu.
Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
Khẩn trương thăm khám làm hồ sơ bệnh án, chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để có chẩn đoán xác định, có hướng xử lí kịp thời.
Thực hiện chế độ hội chẩn theo quy định, tránh mọi trường hợp theo dõi người bệnh cấp cứu quá 6 giờ mà chưa có hướng điều trị.
Trường hợp có chỉ định phẫu thuật cấp cứu, đưa thẳng người bệnh đến buồng phẫu thuật.
Thực hiện thủ thuật theo quy định kĩ thuật bệnh viện.
Tại khoa điều trị
Chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật:
Trường hợp người bệnh có diễn biến xấu cần phẫu thuật cấp cứu được đưa thẳng vào buồng phẫu thuật, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án và chuẩn bị tiến hành phẫu thuật.
Trường hợp người bệnh không thuộc diện phẫu thuật cấp cứu, cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đưa vào kế hoạch phẫu thuật.
Trưởng khoa ngoại có trách nhiệm:
Thực hiện chức trách của trưởng khoa lâm sàng :
Bố trí buồng bệnh hợp lí gồm các buồng cấp cứu, hậu phẫu vô khuẩn, hữu khuẩn, chấn thương hở, chấn thương kín, bỏng ...
Duyệt từng trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thống nhất phương pháp phẫu thuật, phương pháp gây mê, gây tê hoặc châm tê.
Phân công phẫu thuật viên và các thành viên liên quan.
Lập kế hoạch phẫu thuật trong tuần trình giám đốc bệnh viện phê duyệt.
Báo cáo phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo kế hoạch phẫu thuật tới khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức và các khoa có liên quan để chuẩn bị tổ chức cuộc phẫu thuật.
Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
Thăm khám tỉ mỉ, lập hồ sơ bệnh án, cho làm các xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán xác định bệnh, chỉ định điều trị và chăm sóc.
Trường hợp bệnh khó phải tiến hành khám các chuyên khoa có liên quan, báo cáo trưởng khoa thực hiện hội chẩn.
Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết và kí vào giấy cam đoan xin phẫu thuật.
Tham gia phẫu thuật theo sự phân công của trưởng khoa.
Theo dõi và điều trị người bệnh trước và sau khi phẫu thuật.
Y tá (điều dưỡng) chăm sóc có trách nhiệm:
Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị.
Theo dõi sát sao, chăm sóc chu đáo người bệnh theo quy chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.
Động viên giải thích cho người bệnh hiểu và tin tưởng vào kế hoạch phẫu thuật.
Làm vệ sinh cá nhân, thay quần áo phẫu thuật cho người bệnh theo quy định trước khi chuyển người bệnh đến buồng phẫu thuật.
Tại buồng chăm sóc sau phẫu thuật
Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
Sẵn sàng tiếp nhận người bệnh từ buồng phẫu thuật chuyển về.
Theo dõi các diễn biến sau phẫu thuật, phát hiện kịp thời các tai biến sau phẫu thuật để xử lý kịp thời.
Có biện pháp chống lây chéo, bội nhiễm cho người bệnh.
Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị.
Theo dõi sát mạch, nhiệt độ, huyết áp người bệnh phát hiện kịp thời tai biến nhiễm khuẩn, chảy máu, chèn ép sau phẫu thuật, báo cáo bác sĩ điều trị để xử lí kịp thời.
Hướng dẫn người bệnh luyện tập phục hồi sau khi vết phẫu thuật đã ổn định.
Tại buồng điều trị chấn thương
Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
Thăm khám người bệnh theo quy chế công tác khoa khám bệnh.
Xử lý kịp thời các trường hợp gãy xương kín, gãy xương hở, cố định, chống choáng, phòng chống uốn ván theo quy định kỹ thuật bệnh viện.
Trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu thuật: Chuyển khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức xử lý kịp thời.
Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị.
Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cầm máu, cố định, chống choáng.
Chuyển người bệnh đến khoa phẫu thuật gây mê hồi sức.
Theo dõi sát người bệnh, động viên an ủi người bệnh theo quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.
Tại buồng điều trị bỏng
Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
Thực hiện cấp cứu người bệnh theo quy chế cấp cứu.
Thực hiện các biện pháp chống nhiễm khuẩn theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Nuôi dưỡng người bệnh tuỳ theo tình trạng từng người bệnh có kế hoạch nuôi dưỡng thích hợp.
Thực hiện truyền máu theo quy chế công tác khoa truyền máu.
Thực hiện ghép da cho người bệnh bỏng tại khoa phẫu thuật, gây mê hồi sức.
Kết hợp khoa vật lí trị liệu - phục hồi chức năng điều trị người bệnh chóng phục hồi.
Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị, phát hiện các diễn biến bất thường báo cao bác sĩ điều trị xử lý kịp thời theo quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.
Bài viết cùng chuyên mục
Nữ hộ sinh: nhiệm vụ quyền hạn
Nữ hộ sinh trung cấp (nữ hộ sinh chính): thực hiện kĩ thuật chăm sóc sản phụ, người bệnh; vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công.
Trưởng khoa huyết học: nhiệm vụ quyền hạn
Đối với các bệnh viện có khoa huyết học lâm sàng, tổ chức buồng bệnh theo đúng quy chế quản lí buồng bệnh và buồng thủ thuật.
Nhiệm vụ chung của bệnh viện
Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định.
Y tá điều dưỡng hành chính khoa: nhiệm vụ quyền hạn
Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh.
Quy chế trang phục y tế
Viên chức hành chính và lái xe thực hiện theo quy định của Nhà nước về trang phục công tác cho các cơ quan hành chính.
Bác sỹ giải phẫu bệnh: nhiệm vụ quyền hạn
Đọc các tiêu bản tổ chức tế bào học, kí xác nhận kết quả của các tiêu bản giải phẫu bệnh, trường hợp khó phải báo cáo bác sĩ trưởng khoa.
Quy chế công tác khoa nội soi
Thực hiện các kỹ thuật nội soi theo sự phân công của trưởng khoa. Không được tự động tiến hành các kĩ thuật nội soi khi không có yêu cầu của bác sĩ điều trị.
Giám đốc và phó giám đốc bệnh viện: nhiệm vụ và quyền hạn
Tổ chức bộ máy của bệnh viện cho phù hợp với nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt công tác cán bộ và mọi chính sách chế đối với các thành viên trong bệnh viện và người bệnh theo quy định.
Quy chế sử dụng thuốc bệnh viện
Khi thay đổi thuốc phải phù hợp và diễn biến của bệnh. Không sử dụng đồng thời các loại thuốc kiêng kị, các loại thuốc tương tác bất lợi và các thuốc cá cùng tác dụng trong một thời điểm.
Phòng y tá điều dưỡng: vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Đôn đốc, kiểm tra y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lí thực hiện đúng các kỹ thuật bệnh viện và Quy chế Bệnh viện.
Trưởng phòng tài chính kế toán bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Trong trường hợp thu, chi không đúng chế độ thì được quyền báo cáo giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên theo quy định hiện hành.
Trưởng khoa hồi sức cấp cứu: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiên tốt việc tiếp nhận và cấp cứu người bệnh theo đúng quy chế cấp cứu. Phối hợp với các trưởng khoa chỉ đạo chuyên môn hệ thống cấp cứu trong bệnh viện.
Quy chế công tác khoa lao
Khi phát hiện có nhiều người mắc bệnh lao trong cùng một khu vực có tính chất dịch tễ phải báo cáo ngay trưởng khoa, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.
Trưởng khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng (nhiệm vụ quyền hạn)
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh trong tập 1uyện và điều trị, Hướng về cộng đồng chỉ đạo kỹ thuật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Trưởng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn
Phân công bác sĩ gây mê, phụ gây mê, y tá (điều dưỡng) tiếp dụng cụ và y tá (điều dưỡng phụ kíp phẫu thuật).
Y tá điều dưỡng nữ hộ sinh trưởng: nhiệm vụ quyền hạn
Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu hao. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lí tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch các yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.
Y công bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Thu gom, xử lí chất thải đúng quy chế xử lí chất thải. Tẩy rửa khử khuẩn dụng cụ chuyên môn (thực hiện nhiệm vụ như hộ lí buồng bệnh).
Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn
Những trường hợp khó chẩn đoán, không rõ ràng, kĩ thuật thực hiện phức tạp phải báo cáo ngay với trưởng khoa để xin ý kiến giải quyết.
Trưởng khoa nội tiết: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống các bệnh nội tiết hay gặp như bệnh đái tháo đường, bệnh do thiếu hụt iod tại khoa và tại cộng đồng.
Dược sỹ phụ trách cấp phát thuốc: nhiệm vụ quyền hạn
Nắm vững số lượng, hàm lượng, hạn dùng của thuốc, giới thiệu thuốc mới, biệt dược, hoá chất và y dụng cụ có trong kho để phục vụ công tác điều trị.
Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn
Khi có sự cố phải ngừng máy, không được tự động sửa chữa, phải báo ngay cho kĩ thuật viên trưởng khoa và trưởng khoa.
Bác sỹ vật lý trị liệu phục hồi chức năng: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện các kĩ thuật về vật lí trị liệu - phục hồi chức năng theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện, hướng dẫn kĩ thuật viên giúp đỡ người bệnh thực hiện các kĩ thuật phục hồi sử dụng các phương pháp vật lí trị liệu.
Bác sỹ sản phụ khoa: nhiệm vụ quyền hạn
Đối với người bệnh đến khám phụ khoa phải hỏi tỉ mỉ về bệnh sử, thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị.
Quy chế họp giao ban bệnh viện
Nội dung: Các trưởng khoa, trưởng phòng báo cáo tình hình trong 24 giờ qua. Người chủ trì nhận xét rút kinh nghiệm và thông báo công việc trong ngày.
Trưởng khoa dị ứng: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh dị ứng đặc biệt là dị ứng thuốc trong bệnh viện và tại cộng đồng.