Quy chế công tác khoa lọc máu thận nhân tạo

2012-09-27 07:02 AM

Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết về khả năng và diễn biến xấu có thể xảy ra và kí vào giấy đề nghị được lọc máu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

Lọc máu gồm các kĩ thuật: lọc màng bụng, thẩm thấu máu, siêu lọc máu, hấp thụ máu, thay máu, thay huyết tương được áp dụng trong điều trị suy thận cấp, suy thận mạn, suy gan cấp và ngộ độc…

Thực hiện việc lọc máu cho người bệnh phải đúng chỉ định và đúng quy định kĩ thuật bệnh viện.

Có đủ các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho 1ọc máu. Việc sử dụng thiết bị phải được thực hiện theo quy chế quản lí và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.

Phải bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối, không để lây chéo giữa các người bệnh được lọc máu và viên chức lọc máu.

Quy định cụ thể

Điều kiện thực hiện an toàn lọc máu

Trưởng khoa lọc máu có trách nhiệm:

Bố trí buồng đặt thiết bị thận nhân tạo, giường để người bệnh nằm và dụng cụ phương tiện phục vụ người bệnh.

Mỗi đơn vị lọc máu, ít nhất phải có 2 thiết bị thận nhân tạo, đủ quả lọc, dịch  lọc, dây dẫn máu, các vật liệu tiêu hao và thuốc để thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể người bệnh.

Nước sử dụng trong lọc máu bảo đảm chất lượng và đủ theo quy định.

Có nguồn điện riêng, ổn định và an toàn.

Các thiết bị và phương tiện phục vụ cho lọc máu phải bảo đảm vô khuẩn và sẵn sàng hoạt động.

Đủ cơ số thuốc và dụng cụ sẵn sàng để xử lí kịp thời khi người bệnh có diễn biến bất thường.

Các thành viên trong khoa được định kì xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS.

Quy trình lọc máu

Bác sĩ lọc máu có trách nhiệm:

Thăm khám lại người bệnh, tổ chức hội chẩn liên khoa để xác định loại bệnh có chỉ định lọc máu.

Làm đầy đủ hồ sơ bệnh án, các xét nghiệm liên quan bảo đảm an toàn lọc máu.

Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết về khả năng và diễn biến xấu có thể xảy ra và kí vào giấy đề nghị được lọc máu.

Lựa chọn quả lọc, thời gian lọc, dịch lọc, thuốc chống đông và chống chảy máu.

Thực hiện các thủ thuật đường vào mạch máu.

Ghi chép bổ sung vào hồ sơ bệnh án các loại dịch truyền, các loại thuốc, các tai biến, biến chứng và phương pháp xử lí trong quá trình lọc máu.

Định kì xét nghiệm máu về HIV và viêm gan virus cho người bệnh.

Theo dõi sức khoẻ định kì và hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc nâng cao sức khoẻ.

Y tế (điều dưỡng) lọc máu có trách nhiệm:

Theo dõi liên tục và ghi đầy đủ vào phiếu chăm sóc: mạch, huyết áp, nhịp thở, lượng nước tiểu của người bệnh.

Thực hiện vô khuẩn các dụng cụ, phương tiện lọc máu để tiến hành thủ thuật.

Nhắc nhở người bệnh giữ gìn sạch sẽ: cơ thể, quần áo và vùng làm thủ thuật.

Thực hiện quy chế quản lí và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.

Không được rời vị trí làm việc khi đang theo dõi người bệnh được lọc máu.

Kĩ sư và kĩ thuật viên có trách nhiệm:

Bảo đảm các thiết bị thận nhân tạo và hệ thống xử lí nước luôn hoạt động tốt.

Kiểm tra chất lượng nước, chất lượng dịch lọc trước, trong và sau khi lọc máu.

Vệ sinh, khử khuẩn thiết bị và phải rửa sạch chất sát khuẩn dính ở thiết bị.

Thực hiện đầy đủ quy trình sử dụng lại quả lọc, nếu dùng lại.

Bài viết cùng chuyên mục

Lái xe ô tô cứu thương bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Sau khi chuyên chở người bệnh truyền nhiễm hoặc tử vong phải tiến hành ngay việc tẩy uế, khử khuẩn theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Trưởng phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Nhận xét về tinh thần thái độ, trách nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem xét, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng và kỉ luật.

Trưởng khoa nội cơ xương khớp: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nội, tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh cơ xương khớp trong bệnh viện và tại cộng đồng.

Quy chế công tác khoa phụ sản

Theo dõi sát sản phụ, ghi đầy đủ các diễn biến vào hồ sơ bệnh án, khi có dấu hiệu cấp cứu về sản phụ và thai nhi phải xử lí kịp thời.

Dược sỹ phụ trách cấp phát thuốc: nhiệm vụ quyền hạn

Nắm vững số lượng, hàm lượng, hạn dùng của thuốc, giới thiệu thuốc mới, biệt dược, hoá chất và y dụng cụ có trong kho để phục vụ công tác điều trị.

Bác sỹ giải phẫu bệnh: nhiệm vụ quyền hạn

Đọc các tiêu bản tổ chức tế bào học, kí xác nhận kết quả của các tiêu bản giải phẫu bệnh, trường hợp khó phải báo cáo bác sĩ trưởng khoa.

Trưởng khoa thăm dò chức năng: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy định kĩ thuật bệnh viện về thăm dò chức năng, duyệt các kết quả thăm dò chức năng, trực tiếp kiểm tra lại những trường hợp còn nghi ngờ.

Y công bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Thu gom, xử lí chất thải đúng quy chế xử lí chất thải. Tẩy rửa khử khuẩn dụng cụ chuyên môn (thực hiện nhiệm vụ như hộ lí buồng bệnh).

Trưởng khoa hóa sinh: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa hoá sinh có nhiệm vụ, quyền hạn sau.

Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện: nhiệm vụ và quyền hạn

Tổ chức chỉ đạo công tác báo cáo thống kê, sổ sách, hồ sơ bệnh án của các khoa trong bệnh viện. Hướng dẫn tuyến dưới rút kinh nghiệm kịp thời các vấn đề chuyên môn kĩ thuật.

Trưởng khoa lao: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh mắc bệnh lao tại khoa. Tham gia tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh lao tại cộng đồng.

Trưởng khoa phụ sản: nhiệm vụ quyền hạn

Tồ chức tốt phẫu thuật sản phụ khoa theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa gây mê - hồi sức.

Trưởng khoa răng hàm mặt: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức công tác tuyên truyền phòng chống bệnh răng miệng tại khoa và tại cộng đồng, tổ chức công tác phẫu thuật tạo hình hàm mặt theo đúng quy định của Nhà nước.

Bệnh viện chuyên khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ

Kết hợp với y tế dự phòng thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình hoạt động chuyên khoa tại cộng đồng.

Trưởng khoa nội: nhiệm vụ quyền hạn

Theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc cho người bệnh, phát hiện kịp thời những tác dụng phụ và mọi tai biến do dùng thuốc để xử lý kịp thời cho người bệnh.

Bác sỹ khoa khám bệnh: nhiệm vụ quyền hạn

Tham gia thường trực, cấp cứu, chỉ đạo tuyến dưới thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tuyến cơ sở, công tác nghiên cứu khoa học, dự các hội nghị, hội thảo khoa bọc theo sự phân công.

Y tá điều dưỡng hành chính khoa: nhiệm vụ quyền hạn

Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh.

Quy chế công tác khoa tâm thần

Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh.

Bệnh viện chuyên khoa hạng II: hai, vị trí, chức năng, nhiệm vụ

Tham gia khám giám định sức khoẻ và khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hợăc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

Quy chế công tác khoa dinh dưỡng

Bác sĩ điều trị hàng ngày thăm khám người bệnh, ra y lệnh về chế độ ăn uống bệnh lí, khi thay đổi chế độ ăn uống cần ghi rõ lí do nhận xét diễn biến của bệnh.

Kỹ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng: nhiệm vụ quyền hạn

Hướng dẫn động viên người bệnh và gia đình người bệnh biết cách luyện tập tại nhà theo đúng kĩ thuật bệnh viện và đảm bảo an toàn.

Quy chế công tác khoa khám bệnh

Bác sĩ chuyên khoa tại khoa khám bệnh được thực hiện các thủ thuật chuyên khoa cho người bệnh đã được khám bệnh tại khoa và có trách nhiệm.

Bác sỹ xét nghiệm cận lâm sàng: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm tra tại kết quả xử nghiệm của kĩ thuật viên trong phạm vi được phân công. Kí phiếu kết quả xét nghiệm để trình trưởng khoa duyệt.

Quy chế công tác khoa mắt

Thăm khám người bệnh tỉ mỉ, thận trọng, nhẹ nhàng; khám xong ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án, có minh hoạ tổn thương bệnh lí trên hình vẽ cụ thể và chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.

Quy chế công tác khoa thần kinh

Khi các kĩ thuật đặc biệt có liên quan đến các khoa khác phải liên hệ trước để phối hợp thực hiện, theo dõi chu đáo và xử lí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh.