- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế công tác khoa lao
Quy chế công tác khoa lao
Khi phát hiện có nhiều người mắc bệnh lao trong cùng một khu vực có tính chất dịch tễ phải báo cáo ngay trưởng khoa, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Thực hiện quy chế công tác khoa nội và quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
Một số công tác đặc thù của khoa lao:
Có đủ điều kiện phương tiện khử khuẩn, phòng hộ để chống mầm bệnh lây lan qua đường hô hấp và ô nhiễm môi trường:
Quy định vị trí đặt các ống nhổ có nắp, có lót thuốc sát khuẩn.
Hướng dẫn người bệnh ho, khạc, nhổ đúng nơi quy định.
Chỉ đạo tuyến dưới và tham gia chương trình phòng chống lao tại cộng đồng.
Quy định cụ thể
Tại buồng khám bệnh chuyên khoa lao của khoa khám bệnh
Các thành viên trong buồng khám bệnh chuyên khoa lao phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh.
Một số công tác đặc thù của buồng khám bệnh chuyên khoa lao:
Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm:
Bảo đảm các điều kiện chống lây lan mầm bệnh qua đường hô hấp tại khoa khám bệnh.
Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
Khai thác kĩ tiền sử bệnh lao, các yếu tố dịch tễ của gia đình và cộng đồng kết hợp với các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng thích hợp.
Khi phát hiện người bệnh có trực khuẩn lao dương tính hoặc phim phổi đang có tổn thương lao hoặc người bệnh ho ra máu, tràn khí màng phổi, suy hô hấp... khẩn trương làm thủ tục cho vào viện.
Khi phát hiện có nhiều người mắc bệnh lao trong cùng một khu vực có tính chất dịch tễ phải báo cáo ngay trưởng khoa, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và giám đốc bệnh viện để thông báo theo quy định.
Y tá( điều dưỡng) thực hiện:
Hàng ngày tẩy uế các dụng cụ y tế thông thường bằng các dung dịch sát khuẩn quy định.
Xe, cáng vận chuyển người bệnh phải được tẩy uế, khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng.
Hộ lí thực hiện:
Hàng ngày thu gom các ống nhổ đựng đờm theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tại khoa điều trị
Các thành viên trong khoa lao phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội, quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
Một số công tác đặc thù của khoa lao:
Trưởng khoa lao có trách nhiệm:
Có các buồng nhỏ cho mỗi nhóm bệnh, buồng có từ 1 đến 3 giường. Khu vực người mắc bệnh lao phổi, lao ngoài phổi phải riêng biệt, thực hiện quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
Người bệnh ra khỏi buồng bệnh phải đeo khẩu trang, khạc nhổ đờm dãi vào ống nhổ có nắp đậy, có lót thuốc sát khuẩn và thực hiện quy chế công tác xử lí chất thải.
Các thành viên trong khoa được định kì kiểm tra sức khoẻ.
Các thành viên trong khoa và người bệnh thực hiện quy chế trang phục y tế.
Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
Điều trị cho người mắc bệnh lao theo đúng phác đồ quy định.
Dặn dò người bệnh giữ gìn sức khoẻ, tiếp tục điều trị và tự giác phòng chống lây lan mầm bệnh tại gia đình và cộng đồng.
Trường hợp người bệnh tử vong, xử lí vệ sinh tẩy uế tử thi và đồ dùng theo quy chế giải quyết người bệnh tử vong.
Chống lây chéo trong khoa.
Y tá (điều dưỡng) thực hiện:
Phục vụ, chăm sóc người bệnh tại giường.
Có đồ dùng, bát, đũa riêng cho người bệnh.
Nhắc nhở các thành viên trong khoa và hướng dẫn người bệnh tự giác thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện bảo vệ bản thân và bảo vệ người xung quanh.
Hộ lí:
Hàng ngày lau sàn nhà bằng khăn ẩm có chất sát khuẩn quy định.
Cọ rửa, tẩy uế sát khuẩn buồng vệ sinh, thu gom chất thải theo quy chế xử lí chất thải.
Hàng tuần tổng vệ sinh toàn khoa.
Bài viết cùng chuyên mục
Quy chế quản lý lao động bệnh viện
Hàng ngày cuối giờ làm việc, y tá (điều dưỡng) hành chính thực hiện chấm công, cuối tháng tổng kết ngày công theo quy định.
Phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện: chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức việc điều hoà phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện.
Trưởng khoa truyền nhiễm: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác khám bệnh và phát hiện sớm các trường hợp đầu tiên của bệnh gây dịch nguy hiểm. Khi phát hiện bệnh gây dịch nguy hiểm, trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo với giám đốc để giải quyết.
Quy chế thường trực bệnh viện
Các phiên thường trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ các phương tiện vận chuyển, thiết bị , dụng cụ y tế và thuốc để kịp thời cấp cứu người bệnh.
Bác sỹ khoa khám bệnh: nhiệm vụ quyền hạn
Tham gia thường trực, cấp cứu, chỉ đạo tuyến dưới thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tuyến cơ sở, công tác nghiên cứu khoa học, dự các hội nghị, hội thảo khoa bọc theo sự phân công.
Quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện
Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, vật dụng bằng sức nóng hoặc hoá chất phải bảo đảm đúng quy định, đủ thời gian, đúng nhiệt độ hoặc đúng nồng độ.
Bác sỹ điều trị: nhiệm vụ quyền hạn
Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo cáo đáy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng dẫn của trưởng khoa.
Dược sỹ pha chế thuốc: nhiệm vu quyền hạn
Chỉ đạo, kiểm tra sản xuất nước cất, rửa chai lọ, tiệt khuẩn dụng cụ pha chế nhằm đảm bảo tuyệt đối vi khuẩn đối với thuốc tiêm.
Quy chế công tác khoa xét nghiệm
Mặt bàn xét nghiệm phải lát gạch men kính, chịu acid, có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn.
Trưởng khoa vi sinh: nhiệm vụ quyền hạn
Có trách nhiệm quản lí các hoá chất độc, các chủng virus, vi khuẩn phân lập theo đúng kĩ thuật bệnh viện, đảm bảo an toàn tuyệt đối, chống lây nhiễm.
Quy chế sửa chữa xây dựng bệnh viện
Tuỳ theo mức độ sửa chữa, xây dựng mà chủ công trình quyết định thành lập tổ xây dựng hay ban xây dựng để theo dõi giám sát chất lượng công trình.
Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn
Những trường hợp khó chẩn đoán, không rõ ràng, kĩ thuật thực hiện phức tạp phải báo cáo ngay với trưởng khoa để xin ý kiến giải quyết.
Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn
Khi có sự cố phải ngừng máy, không được tự động sửa chữa, phải báo ngay cho kĩ thuật viên trưởng khoa và trưởng khoa.
Quy chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu, phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.
Quy chế cứu thương bệnh viện
Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá.
Trưởng khoa khám bệnh: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt công tác hành chính khoa. Đảm bảo ghi chép, cập nhật chính xác số liệu người bệnh đến khám bệnh tại khoa. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy định.
Kỹ thuật viên xét nghiệm bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Thống kê, ghi lại kết quả xét nghiệm vào sổ lưu trữ và chuyển các kết quả xét nghiệm tới các khoa. Gặp những tiêu bản xét nghiệm có kết quả bất thường hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay trưởng khoa.
Trưởng khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng (nhiệm vụ quyền hạn)
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh trong tập 1uyện và điều trị, Hướng về cộng đồng chỉ đạo kỹ thuật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Quy chế công tác khoa truyền máu
Buồng truyền máu phải kiểm tra chất lượng tất cả các túi máu được sử dụng ở lâm sàng, không phân biệt túi máu do bệnh viện lấy trực tiếp hoặc nhập từ một cơ sở khác.
Trưởng khoa lâm sàng trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Khám lại người bệnh trước khi hội chẩn, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện Những trường hợp khó phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viện. xin ý kiến giải quyết.
Quy chế công tác khoa mắt
Thăm khám người bệnh tỉ mỉ, thận trọng, nhẹ nhàng; khám xong ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án, có minh hoạ tổn thương bệnh lí trên hình vẽ cụ thể và chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.
Trưởng phòng tài chính kế toán bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Trong trường hợp thu, chi không đúng chế độ thì được quyền báo cáo giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên theo quy định hiện hành.
Quy chế công tác khoa nội
Bố trí nơi làm việc của trưởng khoa, bác sĩ điều trị, buồng hành chính khoa, buồng vệ sinh, buồng tắm cho các thành viên trong khoa sử dụng.
Bác sỹ xét nghiệm cận lâm sàng: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra tại kết quả xử nghiệm của kĩ thuật viên trong phạm vi được phân công. Kí phiếu kết quả xét nghiệm để trình trưởng khoa duyệt.
Bệnh viện đa khoa hạng II (hai): vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các ngành