- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế công tác khoa hồi sức cấp cứu
Quy chế công tác khoa hồi sức cấp cứu
Nếu gặp trường hợp khó chẩn đoán, khó thực hiện kĩ thuật phải báo cáo trưởng khoa xin hội chẩn để có ý kiến chỉ đạo.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Khoa hồi sức cấp cứu là khoa 1âm sàng điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh nặng, có chức năng sống bị đe doạ cần phải hỗ trợ.
Giám đốc bệnh viện ưu tiên bố trí nhận lực, đào tạo chuyên khoa, đầu tư trang thiết bị và các điều kiện làm việc để đáp ứng công tác hồi sức cấp cứu.
Tổ chức dây chuyền cấp cứu, điều trị, chăm sóc tích cực người bệnh tại khoa và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống hồi sức cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện hoặc tuyến dưới.
Các khoa trong bệnh viện phải sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đã ổn định do khoa hồi sức cấp cứu chuyển đến.
Quy định cụ thể
Các thành viên của khoa hồi sức cấp cứu có trách nhiệm
Đặc biệt chú ý thực hiện quy chế cấp cứu, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện, quy chế quản lí và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, quy định về y đức, quy chế công tác khoa khám bệnh và các quy định khác của pháp luật về chuyên môn kĩ thuật y tế.
Điều trị theo bệnh lí, phục vụ người bệnh tại giường với tinh thần trách nhiệm cao. Trường hợp người bệnh nặng có nguy cơ tử vong phải tích cực cứu chữa, chăm sóc và thông cảm chia sẻ nó buồn cùng gia đình người bệnh.
Một số công tác đặc thù của khoa hồi sức cấp cứu
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
Tổ chức khoa hồi sức cấp cứu làm việc theo ca hoặc kíp thường trực liên tục 24 giờ đối với bệnh viện hạng I và hạng II; làm việc bình thường và thường trực theo quy định đối với bệnh viện hạng III.
Duyệt kế hoạch giường bệnh của khoa hồi sức cấp cứu từ 3% đến 4% trên tổng số giường bệnh của bệnh viện. Trong đó có giường cấp cứu và giường chăm sóc sau cấp cứu cho người bệnh đã qua cơn nguy kịch, chuẩn bị chuyển về khoa thích hợp.
Phân công bác sĩ, y tá (điều dưỡng) phục vụ tại khoa được đào tạo kĩ thuật chuyên khoa, sử dụng thành thạo các dụng cụ, phương tiện hồi sức cấp cứu .
Bố trí nơi làm việc liên hoàn, hợp lí bảo đảm công tác chuyên môn:
Buồng cấp cứu, buồng bệnh vô khuẩn, buồng bệnh cách li.
Buồng để phương tiện phục vụ.
Nơi chuẩn bị thức ăn, uống.
Nơi cọ rửa dụng cụ.
Trang bị dụng cụ, phương tiện phục vụ bao gồm:
Hệ thống cung cấp ôxy.
Điện ưu tiên, ổn định, an toàn.
Đủ nước sạch, nước nóng.
Giường bệnh nhiều tư thế.
Các máy hô hấp nhân tạo, bóng thở, điện tim, hút đờm dãi, sốc điện.
X - quang di động.
Dụng cụ hồi sức cấp cứu tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, tiết điệu.
Thuốc hồi sức cấp cứu theo danh mục.
Dụng cụ phục vụ chăm sóc người bệnh toàn diện.
Trưởng khoa hồi sức cấp cứu có trách nhiệm:
Bố trí giường bệnh trong các buồng khép kín, thuận tiện cho việc theo dõi, chăm sóc người bệnh. Phân loại người bệnh theo mức độ nặng nhẹ, tính chất bệnh, tổ chức dây chuyền hồi sức cấp cứu có hiệu quả trong khoa.
Tổ chức kiểm tra công tác cấp cứu, điều trị, chăm sóc người bệnh toàn diện.
Nắm chắc tình hình người bệnh trong khoa: Số lượng, diễn biến bệnh lí, tỉ lệ tử vong từng loại bệnh.
Bác sĩ điều trị hồi sức cấp cứu có trách nhiệm:
Khẩn trương thăm khám người bệnh, thận trọng, chính xác và ghi đầy đủ các diễn biến của bệnh vào hồ sơ bệnh án.
Thực hiện đúng quy định kĩ thuật bệnh viện khi tiến hành các thủ thuật.
Nếu gặp trường hợp khó chẩn đoán, khó thực hiện kĩ thuật phải báo cáo trưởng khoa xin hội chẩn để có ý kiến chỉ đạo.
Bàn giao người bệnh, y lệnh còn lại cho ca hoặc kịp làm việc sau. Việc bàn giao phải ghi đầy đủ vào sổ bàn giao và kì nhận.
Y tá (điều dưỡng) chăm sóc hồi sức cấp cứu có trách nhiệm:
Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện, thuốc theo quy định, sẵn sàng phục vụ người bệnh.
Thực hiện khẩn trương y lệnh, theo dõi, chăm sóc người bệnh toàn diện, bảo đảm làm việc theo ca, kíp, liên tục có mặt bên giường bệnh. Phát hiện những diễn biến bệnh lí bất thường của người bệnh, báo cáo bác sĩ điều trị để xử lí kịp thời.
Trong trường hợp thực hiện kĩ thuật khó, y lệnh chưa rõ phải thận trọng hỏi lại bác sĩ điều trị.
Bàn giao đầy đủ việc chăm sóc người bệnh cho ca hoặc kíp làm việc sau.
Bài viết cùng chuyên mục
Quy chế công tác khoa truyền máu
Buồng truyền máu phải kiểm tra chất lượng tất cả các túi máu được sử dụng ở lâm sàng, không phân biệt túi máu do bệnh viện lấy trực tiếp hoặc nhập từ một cơ sở khác.
Lái xe ô tô cứu thương bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Sau khi chuyên chở người bệnh truyền nhiễm hoặc tử vong phải tiến hành ngay việc tẩy uế, khử khuẩn theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Quy chế khám bệnh chữa bệnh theo yêu cầu
Giá thu viện phí khám bệnh, chữa bệnh, được tính trên cơ sở hạch toán và được cấp trên quản lý trực tiếp duyệt.
Quy chế thông tin báo cáo bệnh viện
Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp tổng hợp các báo cáo của các khoa, phòng, trình giám đốc phê duyệt để gửi lên cấp trên quản lí trực tiếp theo quy định.
Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Phối hợp và các khoa, phòng có liên quan tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy định kĩ thuật bệnh viện về vô khuẩn và thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện theo định kì hoặc đột xuất.
Trưởng khoa nội tiêu hóa: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bênh và chữa bệnh theo đúng quy chế công lác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.
Nữ hộ sinh: nhiệm vụ quyền hạn
Nữ hộ sinh trung cấp (nữ hộ sinh chính): thực hiện kĩ thuật chăm sóc sản phụ, người bệnh; vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công.
Trưởng khoa nội tim mạch: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bệnh và chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức.
Trưởng khoa da liễu: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác tuyên truyền và tham gia phòng chống bệnh phong, nhiễm HIV/AIDS, bệnh da, bệnh lây truyền theo đường tình dục tại khoa và tại cộng đồng.
Trưởng khoa thăm dò chức năng: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy định kĩ thuật bệnh viện về thăm dò chức năng, duyệt các kết quả thăm dò chức năng, trực tiếp kiểm tra lại những trường hợp còn nghi ngờ.
Bác sỹ khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn
Khi được phân công phẫu thuật phải kiểm tra lại người bệnh đã có trong kế hoạch và chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho cuộc phẫu thuật theo chỉ định.
Quy chế công tác kiểm tra bệnh viện
Bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng khoa kiểm tra những hoạt động trong phạm vi trách nhiệm.
Quy chế cứu thương bệnh viện
Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá.
Quy chế công tác khoa y học cổ truyền
Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại kết hợp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp.
Trưởng khoa mắt: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa mắt, quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công tác phẫu thuật gây mê hồi sức.
Trưởng khoa giải phẫu bệnh: nhiệm vụ quyền hạn
Đối với các trường hợp tự tử, tai nạn, đột tử, chết không rõ lí do hoặc nghi ngờ có liên quan đến pháp luật, trưởng khoa phải báo cáo giám đốc để mời cơ quan pháp luật cùng tham gia giải quyết.
Quy chế công tác khoa lọc máu thận nhân tạo
Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết về khả năng và diễn biến xấu có thể xảy ra và kí vào giấy đề nghị được lọc máu.
Quy chế sử dụng thuốc bệnh viện
Khi thay đổi thuốc phải phù hợp và diễn biến của bệnh. Không sử dụng đồng thời các loại thuốc kiêng kị, các loại thuốc tương tác bất lợi và các thuốc cá cùng tác dụng trong một thời điểm.
Quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện
Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, vật dụng bằng sức nóng hoặc hoá chất phải bảo đảm đúng quy định, đủ thời gian, đúng nhiệt độ hoặc đúng nồng độ.
Quy chế công tác xử lý chất thải bệnh viện
Công ty môi trường hàng ngày đến thu dọn và vận chuyển chất thải chung không độc hại của bệnh viện đến bãi rác công cộng để xử lí theo hợp đồng.
Quy chế họp giao ban bệnh viện
Nội dung: Các trưởng khoa, trưởng phòng báo cáo tình hình trong 24 giờ qua. Người chủ trì nhận xét rút kinh nghiệm và thông báo công việc trong ngày.
Quy chế công tác khoa tâm thần
Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh.
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng: nhiệm vụ quyền hạn
Hướng dẫn động viên người bệnh và gia đình người bệnh biết cách luyện tập tại nhà theo đúng kĩ thuật bệnh viện và đảm bảo an toàn.
Bệnh viện đa khoa hạng II (hai): vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các ngành
Trưởng khoa y học hạt nhân: nhiệm vụ quyền hạn
Khi đưa được chất phóng xạ vào cơ thể của người bệnh phải đảm bảo quy định vô khuẩn theo đúng quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.