Quy chế công tác khoa dược

2012-09-27 09:40 AM

Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

Lập kế hoạch, cung cấp và bảo đảm số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, cồn gạc cho điều trị nội trú và ngoại trú đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lí.

Pha chế một số thuốc dùng trong bệnh viện.

Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lí trong toàn bệnh viện. Trưởng khoa dược và dược sĩ được uỷ nhiệm có quyền thay thế thuốc cùng chủng loại.

Tham gia quản lí kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm đạt hiệu quả cao trong phục vụ người bệnh.

Là cơ sở thực hành của các trường đại học y dược, khoa y trong các trường đại học và các trường trung học y tế.

Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc.

Quy chế cụ thể

Tổ chức của khoa

Khoa được bố trí ở địa điểm thuận tiện, có đủ điều kiện làm việc, hệ thống kho, buồng pha chế, nơi sản xuất chế biến thuốc cổ truyền, tới buồng cấp phát.

Việc xây dựng phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát và an toàn.

Tuỳ theo tính chất công việc các buồng được xây dựng và trang bị phương tiện làm việc thích hợp.

Công tác cung ứng và quản lí thuốc

Dự trù, mua, vận chuyển và kiểm nghiệm thuốc:

Lập kế hoạch thuốc, hoá chất vật  dụng y tế tiêu  hao hàng năm phải đúng thời gian quy định; phải sát với nhu cầu và định mức của bệnh viện; phải làm theo đúng mẫu quy định; trưởng khoa dược tổng hợp, giám đốc bệnh viện kí duyệt sau khi đã có ý kiến tư vấn của hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.

Khi nhu cầu thuốc tăng vọt xuất phải làm dự trù bổ sung.

Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.

Mua thuốc:

Mua thuốc chủ yếu tại doanh nghiệp Nhà nước.

Phải bảo đảm số lượng, chất lượng theo đúng kế hoạch.

Thực hiện đúng các quy định hiện hành về mua sắm của Nhà nước.

Thuốc phải nguyên trong bao bì đóng gói, si nút kín.

Thuốc phải được bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kĩ thuật, cả trong lúc vận chuyển.

Vận chuyển:

Xe chở thuốc phải đi thẳng từ nơi mua về bệnh viện.

Người đi mua thuốc phải là dược sĩ.

Kiểm nhập:

Mọi nguồn thuốc trong bệnh viện: mua, viện trợ đều phải kiểm nhập.

Thuốc mua về trong 24 giờ phải kiểm nhập hàng nguyên đai nguyên kiện, trong vòng một tuần lễ phải tiến hành kiểm nhập toàn bộ, do hội đồng kiểm nhập thực hiện.

Thành lập hội đồng kiểm nhập gồm: giám đốc bệnh viện là chủ tịch, trưởng khoa dược là thư kí, trưởng phòng tài chính kế toán, kế toán dược người đi mua thuốc và thủ kho là uỷ viên.

Việc kiểm nhập tiến hành đối chiếu hoá đơn, phiếu báo với số lượng thực tế hãng sản xuất, quy cách đóng gói hàm lượng, số lượng, nơi sản xuất, số đăng kí, số kiểm soát, hạn dùng và nguyên nhân hư hao, thừa thiếu.

Biên bản kiểm nhập gồm các nội dung trên và có chữ kí của hội đồng.

Hàng nguyên đai, nguyên kiện bị thiếu phải thông báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung.

Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện phải làm biên bản kiểm nhập riêng theo quy chế thuốc độc.

Các lô thuốc nhập có tác dụng sinh học mạnh phải có giấy báo lô sản xuất và hạn dùng kèm theo.

Quản lí thuốc, hóa chất và vận dụng y tế tiêu hao tại các khoa

Thuốc theo y lệnh lĩnh về phải được dùng trong ngày; riêng ngày lễ và chủ nhật thuốc được lĩnh vào hôm trước ngày nghỉ. Khoa dược tổ chức thường trực phát thuốc cấp cứu 24 giờ trong ngày.

Phiếu lĩnh thuốc thường phải theo đúng mẫu quy định; thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện có phiếu riêng theo quy chế thuốc độc.

Bông, băng, vật dụng y tế tiêu hao, lĩnh hàng tuần.

Hoá chất chuyên khoa, lĩnh hàng tháng hoặc hàng quý. Không được san lẻ các hoá chất tinh khiết và hoá chất tinh khiết kiểm nghiệm.

Thuốc cấp phát theo đơn ở khoa khám bệnh cuối tháng sẽ thanh toán với phòng tài chính kế toán bệnh viện.

Trưởng khoa điều trị có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi bảo quản, sử dụng thuốc hoá chất, vật dụng theo dõi tiêu hao trong khoa.

Tuỳ nhiệm vụ và yêu cầu cấp cứu được giao, các khoá điều trị, cận lâm sàng có tủ thuốc trực, cấp cứu, việc sử dụng và bảo quản phải theo đúng quy chế sử dụng thuốc.

Hoá chất độc tại kho dược do dược sĩ giữ, tại các khoa khác người giữ hoá chất độc ít nhất phải có trình độ từ trung học trở lên, giám đốc bệnh viện có văn bản quyết định phân công người giữ .

Thực hiện đúng quy chế nhãn về nội dung và hình thức.

Thuốc dư ra trong ngày phải thực hiện theo quy chế sử dụng thuốc .

Nghiêm cấm mọi hình thức tư nhân, khoa phòng bán thuốc trong bệnh viện.

Kiểm kê thuốc, hoá chất, dụng cụ y tế tiêu hao

Thực hiện việc kiểm kê định kì theo quy định: hàng tháng đối với khoa dược, 2 lần trong năm đối với các khoa, kiểm kê đột xuất khi có xảy ra vụ việc mất thuốc.

Thành lập hội đồng kiểm kê bệnh viện:

Kiểm kê tháng gồm: Trưởng khoa dược, kế toán dược, thủ kho dược và phòng tài chính kế toán.

Kiểm kê cuối năm gồm: giám đốc bệnh viện là chủ tịch hội đồng; trưởng khoa dược là thư kí hội đồng; trưởng phòng tài chính kế toán, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng y tá (điều dưỡng), kế toán dược là uỷ viên.

Khoa điều trị, khoa cận lâm sàng thành lập tổ kiểm kê, ít nhất có 3 người do trưởng khoa làm tổ trưởng, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, kĩ thuật viên trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) chăm sóc và kĩ thuật viên.

Nội dung kiểm kê tại khoa dược:

Đối chiếu sổ xuất, sổ nhập với chứng từ.

Đối chiếu sổ sách với hiện vật về số lượng và chất lượng.

Đánh giá lại thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao; tìm nguyên nhân chênh lệch, hư hao. Nếu chất lượng không đạt yêu cầu, hội đồng làm biên bản xác định trách nhiệm và đề nghị cho xử lí.

Mở sổ sách cho năm tới.

Nội dung kiểm kê của hội đồng kiểm kê bệnh viện, các uỷ viên xuống từng khoa:

Xác định lại số lượng, chất lượng và nguyên nhân thừa thiếu.

Xử lí thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao cần huỷ bỏ .

Điều hoà thuốc, hoá chất thừa thiếu.

Tổng kết công tác kiểm kê toàn bệnh viện.

Lập sổ sách, thanhh toán, thống kê báo cáo, bàn giao và kiểm tra:

 Mở sổ sách theo dõi xuất nhập thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, cồn, gạc: lưu trữ chứng từ, đơn thuốc theo quy định.

Thanh toán thuốc:

Khoa dược thống kê và tổng hợp số lượng thuốc kể cả thuốc pha chế, hoá chất, dụng cụ y tế tiêu hao đã phát ra; số liêu phải phù hợp với các chứng từ xuất nhập và chuyển phòng tài chính kế toán quyết toán.

 Khoa điều trị tổng hợp thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao sử dụng cho từng người bệnh theo quy chế ra viện, rồi chuyển phòng tài chính kế toán thanh toán viện phí.

Phòng tài chính kế toán tổng hợp các chứng từ, hoá đơn, báo cáo sử dụng thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao để thanh toán viện phí, bảo hiểm y tế, cơ quan lao động thương binh xã hội...

Thống kê, báo cáo sử dụng thuốc:

Khoa dược có nhiệm vụ thực hiện báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng theo quy định và báo cáo đột xuất khi cần thiết.

Báo cáo gửi lên cấp trên phải được giám đốc bệnh viện thông qua và kí duyệt.

Phải ghi đầy đủ cột mục đúng quy định từng mẫu báo cáo.

Thống kê báo cáo nhầm lẫn và tai biến dùng thuốc thực hiện hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Trường hợp nghiêm trọng phải báo cáo đột xuất theo quy định.

Bàn giao:

Khi viên chức trực tiếp giữ thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao thay đổi công tác phải tiến hành bàn giao theo quy định.

Trước khi bàn giao, viên chức giao phải vào sổ đầy đủ và khoá sổ, số liệu phải khớp với chứng từ xuất, nhập ghi rõ các khoản thừa thiếu, hư hao.

Người bàn giao là trưởng khoa dược phải có sự chứng kiến và kí duyệt biên bản bàn giao của giám đốc bệnh viện; là viên chức khoa dược phải có sự chứng kiến và kí duyệt biên bản bàn giao của trưởng khoa dược.

Nội dung bàn giao bao gồm các sổ sách, giấy tờ, chứng từ đã khoá sổ, đối chiếu với hiện vật về số lượng và chất lượng, những việc cần theo dõi và hoàn thành tiếp.

Tất cả mọi tài liệu bàn giao phải rõ ràng, lưu trữ theo quy định.

Công tác kiểm tra:

Trưởng khoa dược có trách nhiệm xây dựng lịch, nội dung và tổ chức kiểm tra.

Kiểm tra tại các khoa điều trị có sự phối hợp của trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và trưởng phòng y tá (điền dưỡng); khi cần thiết có sự chủ trì của giám đốc bệnh viện.

Kho và công tác bảo quản, cấp phát

Kho phải được thiết kế theo đúng quy định chuyên môn theo từng chủng loại, bảo đảm cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng, đủ phương tiện bảo quản và an toàn chống mất trộm.

Việc sắp xếp trong kho phải bảo đảm ngăn nắp, có đủ giá, kệ; xếp theo chủng loại dễ thấy dễ lấy.

Phải thực hiện 5 năm chống:

Nhầm lẫn.

Quá hạn

Mối, mọt, chuột, dán.

Trộm cắp.

Thảm hoạ (cháy, nổ, ngập lụt).

Phải có thẻ kho riêng cho từng loại thuốc, có ghi sổ kiểm soát của thuốc.

Về tổ chức chia thành kho chính và kho cấp phát lẻ

Kho chính, trưởng kho phải là dược sĩ giúp trưởng khoa làm dự trù mua thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao, phải nắm vững tình hình tồn kho, cấp phát thuốc cho các kho phát lẻ và buồng pha chế.

Kho cấp phát lẻ: Cấp phát cho các khoa điều trị, khoa cận lâm sàng, khoa khám bệnh.

Thuốc pha chế trong bệnh viện phải bàn giao cho kho cấp phát lẻ, trường hợp hai cơ sở ở xa nhau, sẽ cấp phát ngay tại phòng pha chế.

Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện thực hiện cấp phát đúng theo quy chế thuốc độc.

Phiếu lĩnh thuốc ghi sai hoặc phải thay thuốc sau khi có ý kiến của dược sĩ khoa dược, bác sĩ điều trị sửa lại và kí xác nhận vào phiếu.

Phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng khoa dược hoặc dược sĩ được uỷ nhiệm duyệt và kí tên.

Các loại thuốc bột, thuốc nước phải được đóng gói thành liều nhỏ cho từng người bệnh; các loại thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện dạng bột, nước phải do dược sĩ tự đóng gói thành liều nhỏ.

Trước khi giao thuốc dược sĩ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu theo quy chế sử dụng thuốc.

Khoa dược chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng thuốc do khoa dược phát ra.

Công tác pha chế và sản xuất chế biến thuốc

Pha chế thuốc:

Phòng pha chế phải bảo đảm dây chuyền một chiều, bảo đảm quy chế vệ sinh vô khuẩn; có phòng pha chế thuốc thường và phòng pha chế thuốc vô khuẩn.

Viên chức làm công tác pha chế phải đảm bảo tiêu chuẩn sức khoẻ và chuyên môn theo quy định; khi vào phòng pha chế vô khuẩn phải thực hiện quy định vô khuẩn tuyệt đối.

Pha chế thuốc thường:

Có khu vực hoặc bàn pha chế riêng cho các dạng thuốc khác nhau.

Có trang bị tủ lạnh, các tủ đựng thuốc độc, thuốc thường, nguyên liệu và thành phẩm

Nước cất phải đạt tiêu chuẩn dược điển Việt Nam để pha chế cho từng loại thuốc; phải có buồng cất nước và hứng nước cất riêng.

Hoá chất phải bảo đảm chất lượng, có phiếu kiểm nghiệm kèm theo.

Chai, lọ, nút phải đạt tiêu chuẩn của ngành, xử lí đúng kĩ thuật.

Trước khi pha chế phải kiểm soát lại đơn thuốc, công thức, chai và nhãn thuốc, vào sổ pha chế theo đúng quy định. Khi thay đổi nguyên liệu pha chế dược sĩ phải báo cho bác sĩ kê đơn biết.

Sau khi pha chế phải đối chiếu lại đơn, kiểm tra liều lượng, tên hoá chất đã dùng và phải dán nhãn ngay.

Đơn thuốc cấp cứu phải pha ngay, pha xong ghi thời gian vào đơn và giao thuốc ngay.

Pha chế thuốc vô khuẩn:

Ngoài những quy định của buồng pha chế thuốc thường cần chú ý:

Trong phòng chỉ để máy và dụng cụ cần thiết.

Mặt bàn phải lát gạch men chịu acid hoặc bằng thép inox.

Có thiết bị khử khuẩn không khí bằng phương pháp vật lí hay hoá học.

Tủ đựng nguyên liệu, bàn cân thuốc bố trí ở buồng tiền vô khuẩn.

Người pha chế, dụng cụ pha chế phải bảo đảm vệ sinh vô khuẩn nghiêm ngặt theo quy định.

Khi pha chế xong phải kiểm nghiệm thành phẩm theo quy định của từng loại thuốc.

Nghiêm cấm pha chế nhiều thứ thuốc trong cùng một thời gian hoặc cùng một thứ thuốc nhưng nhiều nồng độ khác nhau tại một buồng pha chế.

Sản xuất và bào chế thuốc y học cổ truyền:

Phải có đủ cơ sở và phương tiện chế biến sao tẩm thuốc; được bố trí khu vực riêng hợp lý, vệ sinh vô khuẩn.

Dược liệu phải đảm bảo chất lượng, không bị mối mọt, nấm mốc.

Có cơ sở sắc thuốc cho người bệnh nội trú.

Công tác thông tin và tư vấn về sử dụng thuốc

Trưởng khoa đựợc giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lí và hiệu quả.

Thực hiện dược lâm sàng trong bệnh viên, dược sĩ khoa dựơc tư vấn cùng bác sĩ điều trị tham gia chọn thuốc điều trị đối với một số người bệnh nặng, mạn tính cụ thể.

Khoa dược chịu trách nhiệm thông tin về thuốc, triển khai mạng lý theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR: adverse dung reactions), giới thiệu thuốc mới.

Bài viết cùng chuyên mục

Bác sỹ giải phẫu bệnh: nhiệm vụ quyền hạn

Đọc các tiêu bản tổ chức tế bào học, kí xác nhận kết quả của các tiêu bản giải phẫu bệnh, trường hợp khó phải báo cáo bác sĩ trưởng khoa.

Quy chế công tác khoa giải phẫu bệnh

Khi nhận được thông báo của khoa lâm sàng, nhà đại thể có trách nhiệm cử viên chức đi nhận tử thi, đặt tử thi trên cáng hoặc xe đẩy, phủ vải tráng khi toàn thân và chuyển về nhà đại thể.

Nữ hộ sinh: nhiệm vụ quyền hạn

Nữ hộ sinh trung cấp (nữ hộ sinh chính): thực hiện kĩ thuật chăm sóc sản phụ, người bệnh; vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công.

Trưởng phòng đẻ: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức thực hiện việc đỡ đẻ, theo dõi chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh bảo đảm an toàn, vô khuẩn từ khi sản phụ chuyển dạ vào buồng đỡ đẻ buồng sinh cho tới khi kết thúc cuộc đẻ.

Trưởng khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện đúng các quy định kĩ thuật bệnh viện. Theo dõi chăm sóc người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật.

Quy chế công tác khoa tai mũi họng

Phẫu thuật viên Tai-Mũi-Họng phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.

Quy chế công tác khoa nội soi

Thực hiện các kỹ thuật nội soi theo sự phân công của trưởng khoa. Không được tự động tiến hành các kĩ thuật nội soi khi không có yêu cầu của bác sĩ điều trị.

Quy chế công tác khoa tâm thần

Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh.

Trưởng khoa hóa sinh: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa hoá sinh có nhiệm vụ, quyền hạn sau.

Quy chế quản lý lao động bệnh viện

Hàng ngày cuối giờ làm việc, y tá (điều dưỡng) hành chính thực hiện chấm công, cuối tháng tổng kết ngày công theo quy định.

Quy chế sử dụng thuốc bệnh viện

Khi thay đổi thuốc phải phù hợp và diễn biến của bệnh. Không sử dụng đồng thời các loại thuốc kiêng kị, các loại thuốc tương tác bất lợi và các thuốc cá cùng tác dụng trong một thời điểm.

Quy định về hội đồng thuốc và điều trị

Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.

Mười hai điều y đức

Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm tra sát sao việc thực hiện kĩ thuật chiếu, chụp X-quang, siêu âm,... và duyệt kết quả chẩn đoán của các bác sĩ trong khoa, đảm bảo kết quả chính xác, đúng thời gian.

Quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án

Người bệnh ra viện trong 24 giờ, khoa phải hoàn chỉnh các thủ tục hành chính của hồ sơ bệnh án theo quy chế, chuyển đến phòng kế hoạch tổng hợp.

Quy chế công tác khoa chống nhiễm khuẩn

Hướng dẫn các thành viên các khoa, phòng thực hiện các biên pháp phòng chống nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc và dung dịch khử khuẩn mới.

Quy chế điều trị ngoại trú bệnh viện

Làm hồ sơ bệnh án đầy đủ như người bệnh nội trú và theo dõi quản lý tại khoa khám bệnh và các khoa được giám đốc bệnh viện giao nhiệm vụ.

Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Phối hợp và các khoa, phòng có liên quan tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy định kĩ thuật bệnh viện về vô khuẩn và thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện theo định kì hoặc đột xuất.

Quy chế chỉ đạo tuyến bệnh viện

Hướng dẫn và tạo điều kiện cho tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện đúng tuyến kĩ thuật; thông báo kịp thời các sai sót về chuyên môn kĩ thuật.

Y tá điều dưỡng chăm sóc: nhiệm vụ quyền hạn

Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lí vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định.

Trưởng khoa khám bệnh: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức tốt công tác hành chính khoa. Đảm bảo ghi chép, cập nhật chính xác số liệu người bệnh đến khám bệnh tại khoa. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy định.

Trưởng khoa lao: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh mắc bệnh lao tại khoa. Tham gia tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh lao tại cộng đồng.

Y tá điều dưỡng trưởng phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn

Phân công y tá điều dưỡng thực hiện công tác theo dõi, chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật khi còn ở trong khoa, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất.

Phòng tổ chức cán bộ bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức

Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương để phối hợp công tác trong công việc có liên quan.

Quy chế công tác khoa phụ sản

Theo dõi sát sản phụ, ghi đầy đủ các diễn biến vào hồ sơ bệnh án, khi có dấu hiệu cấp cứu về sản phụ và thai nhi phải xử lí kịp thời.