- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế công tác khoa dinh dưỡng
Quy chế công tác khoa dinh dưỡng
Bác sĩ điều trị hàng ngày thăm khám người bệnh, ra y lệnh về chế độ ăn uống bệnh lí, khi thay đổi chế độ ăn uống cần ghi rõ lí do nhận xét diễn biến của bệnh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Ăn uống của người bệnh rất cần thiết, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác chữa bệnh; bệnh viện phải có trách nhiệm chăm lo bảo đảm ăn uống cho người bệnh điều trị nội trú.
Khoa dinh dưỡng của bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức thực hiện phục vụ ăn uống cho người bệnh, trường hợp thực hiện chế độ đồng phục vụ ăn uống cho người bệnh phải bảo đảm về số lượng, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lí chặt chẽ chế độ ăn uống theo bệnh lí.
Cơ sở của khoa dinh dưỡng được xây dựng theo tiêu chuẩn bảo đảm vệ sinh, thoáng mát, thuận tiện cho việc phục vụ người bệnh.
Tham gia đào tạo cán bộ chuyên khoa, nghiên cứu khoa học về các chế độ dinh dưỡng phục vụ người bệnh.
Quy định cụ thể
Điều kiện bảo đảm chất lượng ăn uống cho người bệnh
Giám đốc bệnh viện có trách nhíệm:
Chăm lo, bảo đảm chất lượng ăn uống theo chế độ bệnh lí cho người bệnh điều trị nội trú.
Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa dinh dưỡng có đủ các phương tiện, trang bị phục vụ nấu ăn cho người bệnh và các điều kiện về nơi nấu ăn, nơi chế biến thực phẩm tươi sống, chia thức ăn chín, rửa bát đĩa dụng cụ và các buồng hành chính, buồng trưởng khoa dinh dưỡng, buồng tắm rửa thay quần áo cho các thành viên trong khoa.
Bảo đảm cơ sở khoa dinh dưỡng cao ráo, thoáng mát tổ chức theo hệ thống một chiều, có đầy đủ nước sạch, bảo đảm trật tự vệ sinh, hệ thống cống phải thông thoát.
Trưởng khoa dinh dưỡng có trách nhiệm:
Xây dựng các chế độ ăn uống bệnh lí phù hợp tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hay chuyên khoa.
Bác sĩ khoa dinh dưỡng có trách nhiệm:
Bảo đảm chất lượng ăn uống của người bệnh.
Thường xuyên trao đổi với bác sĩ điều trị, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chế độ ăn uống bệnh lí của người bệnh, để góp phần nâng cao chất lượng chữa bệnh.
Viên chức khoa dinh dưỡng mua thực phẩm phải đảm bảo:
Số lượng, có giá trị dinh dưỡng được tính ra calo theo thực đơn.
Chất lượng tươi ngon, không có thực phẩm ôi thiu.
Người bệnh được phục vụ ăn tại buồng ăn của các khoa, người bệnh nặng được phục vụ ăn tại giường do y tá (điều dưỡng) chăm sóc của khoa thực hiện.
Kinh phí ăn uống do người bệnh tự túc, hoặc được bệnh viện thanh toán theo chế độ viện phí.
Thực hiện chế độ hợp đồng phục vụ ăn uống cho người bệnh
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
Được thực hiện chế độ hợp đồng người ở ngoài bệnh viện vào phục vụ ăn uống cho người bệnh theo cơ chế tự hạch toán.
Tạo điều kiện ban đầu cho đối tác hợp đồng như: nhà bếp một chiều, nhà ăn, kho, nguồn nước, nguồn điện …
Trưởng khoa dinh dưỡng có trách nhiệm:
Chỉ đạo việc thực hiện các chế độ ăn uống bệnh lí của người bệnh.
Kiểm tra giám sát việc thực hiện chất lượng ăn uống của người bệnh. Không để người bệnh tự ăn theo thực đơn không đúng chế độ ăn uống bệnh lí.
Kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Kết hợp với viên chức kế toán kiểm tra tài chính, việc xuất nhập thực phẩm, lương thực; bảo đảm khẩu phần ăn của người bệnh về số lượng và chất lượng.
Thực hiện chế độ ăn uống của người bệnh
Bác sĩ điều trị hàng ngày thăm khám người bệnh ra y lệnh về chế độ ăn uống bệnh lí. Khi thay đổi chế độ ăn uống cần ghi rõ lí do nhận xét diễn biến của bệnh.
Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa điều trị có nhiệm vụ:
Căn cứ vào y lệnh lập phiếu báo ăn hàng ngày cho người bệnh và bác sĩ điều trị kí xác nhận.
Báo ăn chiều hôm trước cho ngày hôm sau và báo sáng cho buổi chiều.
Báo thay đổi chế độ ăn uống khi tình trạng người bệnh biến chuyển nặng thêm theo chỉ định của bác sĩ.
Y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện chế độ chăm sóc người bệnh toàn diện, theo dõi giúp đỡ người bệnh ăn uống.
Bảo đảm chất lượng dinh dưỡng
Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng có trách nhiệm:
Căn cứ vào y lệnh để có thực đơn phù hợp với bệnh lí tiêu chuẩn ăn theo định mức quy định; kiểm tra chất lượng, kiểm tra chế độ ăn uống.
Sổ theo dõi thực đơn phải ghi hàng ngày, đầy đủ, lưu trữ theo quy định.
Kiểm tra vệ sinh nơi làm việc của khoa và các thành viên trong khoa hoặc cơ sở hợp đồng.
Thường xuyên đến các khoa điều trị, tìm hiểu tình hình ăn uống của người bệnh và theo dõi kết quả điều trị bằng các chế độ ăn uống bệnh lí.
Các thành viên trong khoa dinh dưỡng có trách nhìệm:
Mua thực phẩm phải bảo đảm chất lượng, số lượng và có phương tiện bảo quản tốt.
Chế biến thực phẩm tươi sống riêng, chín riêng; không được chế biến thực phẩm trên mặt đất.
Khi chia thức ăn chín phải dùng: đũa, môi, thìa, cặp.
Lưu giữ thức ăn hàng ngày trong tủ lạnh, mỗi loại 20g để có cơ sở xác định nguyên nhân khi có tình trạng ngộ độc thức ăn xảy ra, sau 24 giờ mới được huỷ bỏ.
Phải ghi chép vào sổ đầy đủ số lượng, loại thực phẩm, ngày tháng và trưởng khoa dinh dưỡng kí xác nhận.
Chuyển thực phẩm chín từ khoa dinh dưỡng đến các khoa điều trị phải che đậy kín, bảo đảm vệ sinh.
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Người bệnh:
Được viên chức khoa dinh dưỡng phổ biến những kiến thức về vệ sinh ăn uống theo bệnh lí, tự bảo vệ sức khoẻ trong ăn uống.
Thực hiện rửa tay trước khi ăn. Không gây ồn ào, nói to trong khi ăn.
Thức ăn thải bỏ để trong dụng cụ riêng, không vứt xuống sàn nhà.
Các thành viên trong khoa dinh dưỡng:
Được kiểm tra sức khoẻ định kì theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khi làm việc phải thực hiện quy chế trang phục y tế, khi chia thức ăn phải đeo khẩu trang, bao tóc gọn gàng.
Nghiêm cấm những người mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiễm khuẩn ngoài da tiếp xúc với thực phẩm chín.
Bài viết cùng chuyên mục
Quy chế điều trị ngoại trú bệnh viện
Làm hồ sơ bệnh án đầy đủ như người bệnh nội trú và theo dõi quản lý tại khoa khám bệnh và các khoa được giám đốc bệnh viện giao nhiệm vụ.
Trưởng khoa nhi: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nhi và quy chế công tác khoa nội, chỉ đạo và thực hiện công tác điều trị cho bệnh nhi mắc bệnh lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
Quy chế công tác khoa răng hàm mặt
Phẫu thuật viên Răng-hàm-mặt phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.
Quy chế công tác khoa dược
Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.
Quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện
Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, vật dụng bằng sức nóng hoặc hoá chất phải bảo đảm đúng quy định, đủ thời gian, đúng nhiệt độ hoặc đúng nồng độ.
Bệnh viện chuyên khoa hạng II: hai, vị trí, chức năng, nhiệm vụ
Tham gia khám giám định sức khoẻ và khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hợăc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
Trưởng khoa nội: nhiệm vụ quyền hạn
Theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc cho người bệnh, phát hiện kịp thời những tác dụng phụ và mọi tai biến do dùng thuốc để xử lý kịp thời cho người bệnh.
Quy chế công tác khoa tâm thần
Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh.
Trưởng khoa huyết học: nhiệm vụ quyền hạn
Đối với các bệnh viện có khoa huyết học lâm sàng, tổ chức buồng bệnh theo đúng quy chế quản lí buồng bệnh và buồng thủ thuật.
Trưởng phòng hành chính quản trị bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Cung cấp vật tư thông dụng theo yêu cầu chuyên môn phù hợp với khả năng kinh phí của bệnh viện được cấp. Có kế hoạch tiết kiệm và thực hiện chống tham ô, lãng phí.
Quy chế quản lý lao động bệnh viện
Hàng ngày cuối giờ làm việc, y tá (điều dưỡng) hành chính thực hiện chấm công, cuối tháng tổng kết ngày công theo quy định.
Phòng hành chính quản trị bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức
Định kỳ báo cáo giám đốc về nhận xét việc sử dụng hợp lý vật tư tiêu hao ở các khoa, phòng trong bệnh viện để giám đốc xem xét quyết định việc khen thưởng, kỷ luật.
Quy chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu, phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.
Bác sỹ khoa khám bệnh: nhiệm vụ quyền hạn
Tham gia thường trực, cấp cứu, chỉ đạo tuyến dưới thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tuyến cơ sở, công tác nghiên cứu khoa học, dự các hội nghị, hội thảo khoa bọc theo sự phân công.
Bác sỹ xét nghiệm cận lâm sàng: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra tại kết quả xử nghiệm của kĩ thuật viên trong phạm vi được phân công. Kí phiếu kết quả xét nghiệm để trình trưởng khoa duyệt.
Quy chế công tác khoa truyền máu
Buồng truyền máu phải kiểm tra chất lượng tất cả các túi máu được sử dụng ở lâm sàng, không phân biệt túi máu do bệnh viện lấy trực tiếp hoặc nhập từ một cơ sở khác.
Phòng tài chính kế toán bệnh viện: vị trí, chứng năng nhiệm vụ, tổ chức
Theo kế hoạch ngân sách và các nguồn thu khác, tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh viện.
Quy chế họp giao ban bệnh viện
Nội dung: Các trưởng khoa, trưởng phòng báo cáo tình hình trong 24 giờ qua. Người chủ trì nhận xét rút kinh nghiệm và thông báo công việc trong ngày.
Trưởng phòng vậy tư thiết bị y tế bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Giới thiệu các loại vật tư chuyên dùng và các thiết bị y tế để các trưởng khoa xem xét và dự trù; tổng hợp thành kế hoạch chung trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Hộ lý chung: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện vệ sinh sạch, đẹp, ngăn nắp, trật tự trong các buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang, buồng làm việc của khoa.
Quy chế công tác khoa ngoại
Trường hợp người bệnh có diễn biến xấu cần phẫu thuật cấp cứu được đưa thẳng vào buồng phẫu thuật, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án.
Trưởng phòng đẻ: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức thực hiện việc đỡ đẻ, theo dõi chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh bảo đảm an toàn, vô khuẩn từ khi sản phụ chuyển dạ vào buồng đỡ đẻ buồng sinh cho tới khi kết thúc cuộc đẻ.
Phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức
Phối hợp các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu khoa học.
Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện: nhiệm vụ và quyền hạn
Tổ chức chỉ đạo công tác báo cáo thống kê, sổ sách, hồ sơ bệnh án của các khoa trong bệnh viện. Hướng dẫn tuyến dưới rút kinh nghiệm kịp thời các vấn đề chuyên môn kĩ thuật.
Quy chế chẩn đoán bệnh án và kê đơn
Chỉ định dùng thuốc hàng ngày, tên thuốc ghi rõ ràng đúng danh pháp quy định, thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, kháng sinh phải được đánh số thứ tự để theo dõi.