Quy chế công tác hợp tác quốc tế bệnh viện

2012-09-24 08:00 PM

Trao đổi thư công tác, báo cáo khoa học, tài liệu nghiên cứu gửi ra nước ngoài và nhận từ nước ngoài phải theo đúng quy định của pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y, dược và thiết bị y tế, nhằm trao đổi về chuyên môn kỹ thuật, thiết bị y tế và đào tạo cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh và chữa bệnh.

Quản lý công tác hợp tác quốc tế phải theo đúng các quy định của pháp luật.

Sử dụng, quản lý hàng và tiền do nguồn tài trợ quốc tế phải theo đúng quản lí ngân sách Nhà nước.

Quy định cụ thể

Quan hệ giao dịch với người nước ngoài

Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về công tác hợp tác quốc tế. Nếu vắng mặt được uỷ quyền và người được uỷ quyền chịu trách nhiệm trước giám đốc bệnh viện.

Người được tiếp xúc và làm việc với người nước ngoài phải thực hiện:

Chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc cụ thể, chu đáo.

Phải có sổ theo dõi tiếp khách nước ngoài, ghi chép nội dung làm việc.

Đón khách người nước ngoài đến làm việc phải theo đúng đủ thủ tục và địa điểm quy định của Nhà nước.

Thông báo cho cơ quan an ninh của địa phương biết thời gian, địa điểm làm việc để hỗ trợ bệnh viện tổ chức công tác bảo vệ chu đáo.

Trao đổi thư công tác, báo cáo khoa học, tài liệu nghiên cứu gửi ra nước ngoài và nhận từ nước ngoài phải theo đúng quy định của pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước.

Gửi và nhận quà đối với người nước ngoài phải chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Cán bộ đi học, công tác nước ngoài phải thực hiện

Phải được phép của các cấp có thẩm quyền bằng văn bản.

Chuẩn bị đề cương, báo cáo cụ thể và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hoàn thành tốt kế hoạch học tập và công tác.

Khi có vấn đề nảy sinh có lợi cho bệnh viện hoặc ngành có thể ký bản ghi nhớ và ghi rõ chỉ có thể thực hiện khi các cấp có thẩm quyền đồng ý.

Giữ gìn đạo đức, phẩm chất cán bộ y tế Việt Nam, chấp hành mọi chủ trương đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước và các quy định của Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.

Sau khi về nước phải có báo cáo việc hoàn thành nhiệm vụ công tác hoặc học tập với cấp có thẩm quyền.

Không được làm những việc ngoài phạm vi trách nhiệm, quyền hạn quy định.

Khám bệnh, chữa bệnh cho người nước ngoài

Khám bệnh, chữa bệnh cho người nước ngoài phải được phép của Bộ Y tế. Trường hợp cấp cứu, các cơ sở y tế có trách nhiệm phục vụ, phải đảm bảo chất lượng an toàn và hiệu quả.

Những bệnh viện được Bộ Y tế cho phép khám bệnh, chữa bệnh cho người nước ngoài phải thực hiện các yêu cầu sau:

Tổ chức dây truyền khám bệnh, chữa bệnh hợp lý, khoa học; cán bộ chuyên môn có tay nghề và ngoại ngữ tốt, phương tiện thiết bị y tế cần thiết đảm bảo phục vụ có hiệu quả cho người bệnh.

Người bệnh thuộc các nước có quan hệ hỗ tương với Việt Nam được khám bệnh, chữa bệnh miễn phí theo quy định.

Người bệnh thuộc các nước khác đều phải trả viện phí theo quy định hiện hành của Bộ Y tế-tài chính.

Những bệnh viện không nằm trong diện quy định trên, có nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người nước ngoài cũng phải đảm bảo các yêu cầu trên.

Trong quá trình điều trị, nếu tình trạng người bệnh không tiến triển tốt bác sĩ điều trị phải khẩn trương tiến hành hội chẩn hoặc chuyển viện kịp thời.

Người nước ngoài hoạt động về khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam

Người nước ngoài đến làm việc hoặc thực hiện các chương trình hợp tác về y tế tại các bệnh viện, các viện có giường bệnh phải thực hiện các quy định sau:

Được các cơ sở y tế có nhu cầu về chuyên môn kĩ thuật mời người nước ngoài đến làm việc bằng văn bản.

Được cơ quan y tế Việt Nam có thẩm quyền và cơ quan y tế đối tác nước ngoài có văn bản thoả thuận nhận và cử người nước ngoài đến làm việc theo các điều khoản đã kí.

Trường hợp cá nhân người nước ngoài tình nguyện đến làm việc tại một cơ sở y tế của Việt Nam phải được cơ sở đó chấp nhận bằng văn bản và được cấp có thẩm quyền cho phép.

Điều kiện người nước ngoài được làm việc chuyên môn y tế tại Việt Nam:

Phải có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp, đào tạo phù hợp với nhu cầu mời người nước ngoài đến làm việc, do các trường đại học, trung học cấp.

Đã trực tiếp làm việc trong lĩnh vực đó, liên tục từ 5 nằm trở lên.

Có đủ sức khoẻ và trong độ tuổi lao động.

Tự nguyện chấp hành nghiêm chỉnh quy chế bệnh viện và pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

Người nước ngoài hành nghề y tế tại Việt Nam

Ngoài những điều kiện quy định trên, phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân của Nhà nước Việt Nam:

Ngoài những điều kiện quy định trên, phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân của Nhà nước Việt Nam

Tiếp nhận và sử dụng hàng viện trợ

Tiền và hàng viện trợ bất kể từ nguồn nào đều là tài sản chung của Nhà nước.

Khi tiếp nhận hàng viện trợ phải thực hiện các quy định sau:

Thành lập ban tiếp nhận viện trợ gồm giám đốc, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng tài chính-kế toán, trưởng phòng vật tư, thiết bị y tế và trưởng khoa có liên quan.

Kiểm kê, định giá và vào sổ tài sản của bệnh viện.

Hoàn thành việc tiếp nhận viện trợ phải báo cáo kết quả lên cấp trên quản lý trực tiếp và có thư cảm ơn tổ chức hoặc cá nhân đã viện trợ.

Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm việc quản lý và sử dụng hàng viện trợ đúng mục đích, có hiệu quả cao trong bệnh viện.

Công tác tổ chức

Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm về công tác hợp tác quốc tế trong bệnh viện.

Bệnh viện có quan hệ hợp tác với nước ngoài nhiều, phải có cán bộ chuyên trách hoặc tổ công tác chuyên lo công tác đối ngoại nằm trong phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện.

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong bệnh viện được học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Bài viết cùng chuyên mục

Quy chế điều trị ngoại trú bệnh viện

Làm hồ sơ bệnh án đầy đủ như người bệnh nội trú và theo dõi quản lý tại khoa khám bệnh và các khoa được giám đốc bệnh viện giao nhiệm vụ.

Trưởng phòng hành chính quản trị bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Cung cấp vật tư thông dụng theo yêu cầu chuyên môn phù hợp với khả năng kinh phí của bệnh viện được cấp. Có kế hoạch tiết kiệm và thực hiện chống tham ô, lãng phí.

Phòng vật tư thiết bị y tế bệnh viện: vị trí, chức năng, nhiện vụ, tổ chức

Xây dựng phương án lắp đặt, cải tạo máy theo quy phạm Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theo thẩm quyền.

Bệnh viện đa khoa hạng II (hai): vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các ngành

Quy chế công tác khoa dinh dưỡng

Bác sĩ điều trị hàng ngày thăm khám người bệnh, ra y lệnh về chế độ ăn uống bệnh lí, khi thay đổi chế độ ăn uống cần ghi rõ lí do nhận xét diễn biến của bệnh.

Quy chế công tác khoa răng hàm mặt

Phẫu thuật viên Răng-hàm-mặt phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.

Trưởng khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện đúng các quy định kĩ thuật bệnh viện. Theo dõi chăm sóc người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật.

Bác sỹ gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn

Sau phẫu thuật bác sĩ gây mê hồi sức phải theo dõi sát tình trạng sức khoẻ của người bệnh, cho đến khi các chỉ số sinh tồn của người bệnh ổn định.

Quy chế công tác khoa thần kinh

Khi các kĩ thuật đặc biệt có liên quan đến các khoa khác phải liên hệ trước để phối hợp thực hiện, theo dõi chu đáo và xử lí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh.

Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện: nhiệm vụ và quyền hạn

Tổ chức chỉ đạo công tác báo cáo thống kê, sổ sách, hồ sơ bệnh án của các khoa trong bệnh viện. Hướng dẫn tuyến dưới rút kinh nghiệm kịp thời các vấn đề chuyên môn kĩ thuật.

Phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện: chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Tổ chức việc điều hoà phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện.

Trưởng khoa hóa sinh: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa hoá sinh có nhiệm vụ, quyền hạn sau.

Thủ kho bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm soát hàng nhập, xuất đúng số lượng, chất lượng ghi trên tờ phiếu không sửa chữa tẩy xoá. Hàng nhập trước xuất trước, chú ý thời hạn sử dụng.

Quy chế vào viện chuyển khoa chuyển viện ra viện

Thực hiện các tủ tục vào viện cho người bệnh, thông báo cho khoa nhận người bệnh biết trước để chuẩn bị điều kiện phục vụ.

Quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện

Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, vật dụng bằng sức nóng hoặc hoá chất phải bảo đảm đúng quy định, đủ thời gian, đúng nhiệt độ hoặc đúng nồng độ.

Trưởng khoa trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn chung

Kiểm tra sát sao việc thực hiện Quy chế bệnh viện, Quy định kĩ thuật bệnh viện; Quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động.

Quy chế công tác khoa nội soi

Thực hiện các kỹ thuật nội soi theo sự phân công của trưởng khoa. Không được tự động tiến hành các kĩ thuật nội soi khi không có yêu cầu của bác sĩ điều trị.

Quy chế họp giao ban bệnh viện

Nội dung: Các trưởng khoa, trưởng phòng báo cáo tình hình trong 24 giờ qua. Người chủ trì nhận xét rút kinh nghiệm và thông báo công việc trong ngày.

Lái xe ô tô cứu thương bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Sau khi chuyên chở người bệnh truyền nhiễm hoặc tử vong phải tiến hành ngay việc tẩy uế, khử khuẩn theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Trưởng khoa huyết học lâm sàng: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức công tác tuyền truyền giáo dục phòng chống các bệnh lây lan theo đường máu và vân động hiến máu nhân đạo.

Nhiệm vụ chung của bệnh viện

Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định.

Trưởng phòng y tá điều dưỡng: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm tra, đôn đốc y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kĩ thuật viên và hộ lí thực hiện Quy chế bệnh viện, quy định kĩ thuật bệnh viện các nhiệm vụ thường quy.

Trưởng phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Nhận xét về tinh thần thái độ, trách nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem xét, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng và kỉ luật.

Phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức

Phối hợp các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu khoa học.

Quy chế công tác khoa lọc máu thận nhân tạo

Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết về khả năng và diễn biến xấu có thể xảy ra và kí vào giấy đề nghị được lọc máu.