Quy chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện

2012-09-24 08:47 PM

Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu, phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo dõi, chăm sóc điều trị của bác sĩ và y tá (điều dưỡng) nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thân thể và tinh thần trong thế gian nằm điều trị tại bệnh viện; không áp dụng hình thức phân công theo công việc.

Các bệnh viện phải thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện.

Quy định cụ thể

Chăm sóc người bệnh toàn diện

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm bố trí đủ nhân lực y tá (điều dưỡng) chăm sóc người bệnh theo quy định, đầu tư đủ thiết bị và dụng cụ phục vụ chăm sóc.

Mỗi người bệnh phải được một bác sĩ và một y tá (điều dưỡng) chịu trách nhiệm  cụ thể về điều trị và chăm sóc toàn diện.

Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:

Thực hiện đúng y lệnh, đúng quy định kĩ thuật bệnh viện.

Theo dõi sát người bệnh, ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực các diễn biến, các nội dung chăm sóc vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc; khi phát hiện các dấu hiệu bất thường phải báo cáo bác sĩ để xử trí kịp thời.

Người bệnh được bác sĩ. y tá (điều dưỡng) phổ biến kiến thức y học phổ thông và hướng dẫn phương pháp tự chăm sóc.

Phân cấp chăm sóc

Chăm  sóc cấp một:

Yêu cầu phải có sự theo dõi, chăm sóc hoàn toàn và liên tục của y tá (điều dưỡng).

Đối tượng gồm những người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và một số yêu cầu đặc biệt của chuyên khoa.

Nội dung chăm sóc:

Theo đợt và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn, tình trạng và các diễn biến, của người bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc người bệnh hoàn toàn về ăn uống, vệ sinh thân thể, đại tiện, tiểu tiện, thay đổi tư thế, thay quần áo, vải trải giường, chăn màn, giường, chiếu, vận động trị liệu, an ủi động viên gia đình người bệnh yên tâm điều trị qua cơn bệnh hiểm nghèo.

Chăm sóc cấp hai:

Yêu cầu phải có sự hỗ trợ cộng tác của người bệnh.

Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu; phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.

Nội dung chăm sóc :

Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Chăm sóc, hỗ trợ người bệnh về vệ sinh cá nhân, đại tiện, tiểu tiện, tập vận động' tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủ, giáo dục sức khoẻ khuyến khích người bệnh cùng phối hợp điều trị để sức khoẻ chóng phục hồi.

Chăm sóc cấp ba:

Yêu cầu người bệnh tự chăm sóc là chính.

Đối tượng gồm những người bệnh nhẹ, tự vận động tự phục vụ.

Nội dung chăm sóc:

Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và tập luyện, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủi, khuyến khích người bệnh tập luyện và phối hợp điều trị.

Trách nhiệm trong chăm sóc người bệnh toàn diện

Bác sĩ điều trị:

Ghi y lệnh vào hồ sơ bệnh án cụ thể về điều trị, nội dung theo dõi, phân cấp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng.

Giải thích, hướng dẫn chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, động viên, an ủi người bệnh và gia đình người bệnh an tâm điều trị.

Theo dõi diễn biến tình trạng của người bệnh, đôn đốc kiểm ra, giám sát y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện y lệnh.

Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa:

Phân công. giám sát y tá (điều dưỡng) và hộ lí thực hiện việc theo dõi, chăm sóc người bệnh theo phân cấp chăm sóc.

Thông báo chăm sóc người bệnh cấp một trên bảng tổng hợp hàng ngày

Tổ chức sinh hoạt hàng tuần với người bệnh hoặc gia đình người bệnh; giải quyết những ý kiến đóng góp trong công tác chăm sóc và báo cáo cấp trên giải quyết những nội dung góp ý không thuộc phạm vi trách nhiệm giải quyết.

Tham gia chăm sóc người bệnh.

Y tá (điều dưỡng) chăm sóc:

Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị.

Phát hiện những diễn biến bất thường và báo cáo bác sĩ điều trị để xử lí kịp thời.

Ghi phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc theo đúng mẫu quy định.

Giáo dục kiến thức y học phổ thông, phương pháp tự chăm sóc và động viên an ủi người bệnh và gia đình người bệnh.

Hộ lý:

 Thực hiện vệ sinh, thu dọn buồng bệnh, cọ rửa, tẩy uế dụng cụ đựng chất thải.

Phụ y tá (điều dưỡng) di chuyển và chăm sóc người bệnh.

Người bệnh và gia đình người bệnh:

Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy bệnh viện và quy định quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh để với bệnh viện.

Gia đình người bệnh chỉ được tham gia chăm sóc khi bác sĩ điều trị cho phép và sinh hoạt thông thường và động viên an ủi người bệnh. Người nhà người bệnh không được thực hiện các kĩ thuật chuyên môn.

Tham gia hội đồng người bệnh theo quy định.

Bài viết cùng chuyên mục

Quy chế công tác khoa tâm thần

Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh.

Bệnh viện đa khoa hạng II (hai): vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các ngành

Quy chế quản lý buồng bệnh buồng thủ thuật

Tổ chức họp với người bệnh và gia đình người bệnh để thu nhận và giải quyết ý kiến góp ý về công tác điều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh.

Trưởng khoa giải phẫu bệnh: nhiệm vụ quyền hạn

Đối với các trường hợp tự tử, tai nạn, đột tử, chết không rõ lí do hoặc nghi ngờ có liên quan đến pháp luật, trưởng khoa phải báo cáo giám đốc để mời cơ quan pháp luật cùng tham gia giải quyết.

Quy chế công tác khoa hồi sức cấp cứu

Nếu gặp trường hợp khó chẩn đoán, khó thực hiện kĩ thuật phải báo cáo trưởng khoa xin hội chẩn để có ý kiến chỉ đạo.

Bệnh viện chuyên khoa hạng I: một, vị trí, chức năng, nhiệm vụ

Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở cấp Đại học và trên Đại học, đồng thời có trách nhiệm tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc Đại học và trên đại học.

Quy chế công tác khoa dinh dưỡng

Bác sĩ điều trị hàng ngày thăm khám người bệnh, ra y lệnh về chế độ ăn uống bệnh lí, khi thay đổi chế độ ăn uống cần ghi rõ lí do nhận xét diễn biến của bệnh.

Quy chế sử dụng thuốc bệnh viện

Khi thay đổi thuốc phải phù hợp và diễn biến của bệnh. Không sử dụng đồng thời các loại thuốc kiêng kị, các loại thuốc tương tác bất lợi và các thuốc cá cùng tác dụng trong một thời điểm.

Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn

Những trường hợp khó chẩn đoán, không rõ ràng, kĩ thuật thực hiện phức tạp phải báo cáo ngay với trưởng khoa để xin ý kiến giải quyết.

Quy chế chỉ đạo tuyến bệnh viện

Hướng dẫn và tạo điều kiện cho tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện đúng tuyến kĩ thuật; thông báo kịp thời các sai sót về chuyên môn kĩ thuật.

Quy chế công tác nghiên cứu khoa học công nghệ

Hội đồng khoa học kỹ thuật hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, họp định kỳ hàng quý, họp bất thường do giám đốc bệnh viện yêu cầu.

Trưởng khoa hồi sức cấp cứu: nhiệm vụ quyền hạn

Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiên tốt việc tiếp nhận và cấp cứu người bệnh theo đúng quy chế cấp cứu. Phối hợp với các trưởng khoa chỉ đạo chuyên môn hệ thống cấp cứu trong bệnh viện.

Quy chế quản lý lao động bệnh viện

Hàng ngày cuối giờ làm việc, y tá (điều dưỡng) hành chính thực hiện chấm công, cuối tháng tổng kết ngày công theo quy định.

Quy chế thường trực bệnh viện

Các phiên thường trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ các phương tiện vận chuyển, thiết bị , dụng cụ y tế và thuốc để kịp thời cấp cứu người bệnh.

Bác sỹ vật lý trị liệu phục hồi chức năng: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện các kĩ thuật về vật lí trị liệu - phục hồi chức năng theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện, hướng dẫn kĩ thuật viên giúp đỡ người bệnh thực hiện các kĩ thuật phục hồi sử dụng các phương pháp vật lí trị liệu.

Phòng tài chính kế toán bệnh viện: vị trí, chứng năng nhiệm vụ, tổ chức

Theo kế hoạch ngân sách và các nguồn thu khác, tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh viện.

Trưởng khoa nội: nhiệm vụ quyền hạn

Theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc cho người bệnh, phát hiện kịp thời những tác dụng phụ và mọi tai biến do dùng thuốc để xử lý kịp thời cho người bệnh.

Quy chế công tác khoa răng hàm mặt

Phẫu thuật viên Răng-hàm-mặt phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.

Quy chế công tác khoa nội

Bố trí nơi làm việc của trưởng khoa, bác sĩ điều trị, buồng hành chính khoa, buồng vệ sinh, buồng tắm cho các thành viên trong khoa sử dụng.

Quy chế công tác khoa thăm dò chức năng

Phiếu thăm dò chức năng của người bệnh phải ghi rõ tên, tuổi, giới , thời gian làm xét nghiệm và kết quả cụ thể.

Trưởng khoa nhi: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nhi và quy chế công tác khoa nội, chỉ đạo và thực hiện công tác điều trị cho bệnh nhi mắc bệnh lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm.

Quy chế công tác khoa xét nghiệm

Mặt bàn xét nghiệm phải lát gạch men kính, chịu acid, có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn.

Quy định về hội đồng thuốc và điều trị

Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.

Bác sĩ dinh dưỡng: nhiệm vụ quyền hạn

Nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa dinh dưỡng, quy chế xử lí chất thải và quy chế chống nhiễm.

Quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện

Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, vật dụng bằng sức nóng hoặc hoá chất phải bảo đảm đúng quy định, đủ thời gian, đúng nhiệt độ hoặc đúng nồng độ.