- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế chẩn đoán bệnh án và kê đơn
Quy chế chẩn đoán bệnh án và kê đơn
Chỉ định dùng thuốc hàng ngày, tên thuốc ghi rõ ràng đúng danh pháp quy định, thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, kháng sinh phải được đánh số thứ tự để theo dõi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Việc chẩn đoán bệnh và kê đơn điều trị có vị trí rất quan trọng trong khám bệnh, chữa bệnh.
Hồ sơ bệnh án là tài liệu khoa học về chuyên môn kỹ thuật, là chứng từ tài chính
và cũng là tài liệu pháp y. Việc làm hồ sơ bệnh án phải được tiến hành khẩn trương, khách quan, thận trọng, chính xác và khoa học.
Khi tiến hành khám bệnh, chẩn đoán và kê đơn phải kết hợp chặt chẽ các triệu chứng cơ năng, thực thể lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố gia đình xã hội và tiền sử bệnh.
Quy định cụ thể
Khám bệnh và chẩn đoán bệnh
Khám bệnh: Bác sĩ làm công tác khám bệnh có trách nhiệm:
Khám bệnh, chẩn đoán xác định bệnh và ra y lệnh điều trị đúng bệnh, đúng thuốc.
Đối với người bệnh ở khoa khám bệnh hoặc người bệnh mới chuyển viện đến phải nghiên cứu các tài liệu liên quan: giấy giới thiệu, hồ sơ bệnh án của tuyến dưới, kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng, các chỉ số sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu hiện tại để chẩn đoán ban đầu, cho làm các xét nghiệm cần thiết và ra lệnh y điều trị.
Đối với người bệnh nằm điều trị nội trú phải nghiên cứu các diễn biến của bệnh, các kết quả xét nghiệm và tình trạng của người bệnh hiện tại, xác định mức độ bệnh để chỉ định thuốc và chế độ chăm sóc thích hợp.
Người bệnh nặng, cấp cứu phải được khám ngay theo quy chế cấp cứu.
Trường hợp khó chẩn đoán, bệnh nặng phải được hội chẩn theo quy chế hội chẩn.
Khi thăm khám cho người bệnh phải thân trọng, tỉ mỉ, toàn diện và tôn trọng người bệnh.
Chẩn đoán bệnh: Bác sĩ làm công tác khám bệnh, chữa bệnh có nhiệm vụ:
Thăm khám cho người bệnh xong phải ghi chép đầy đủ các triệu chứng và diễn biến vào hồ sơ bệnh án. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các triệu chứng và các diễn biến bệnh để có thể chẩn đoán chính xác.
Chỉ định dùng thuốc phải phù hợp với chẩn đoán.
Làm các xét nghiệp bổ sung nếu cần.
Kí ghi rõ họ tên vào hồ sơ bệnh án sau mỗi lần khám.
Y tá (điều dưỡng) ở khoa khám bệnh và khoa điều trị có nhiệm vụ giúp bác sĩ điều trị suốt thời gian khám bệnh; cung cấp các chỉ số sinh tồn và tình hình người bệnh sau quá trình tiếp xúc, theo dõi; chuẩn bị dung cụ cần thiết cho yêu cầu khám bệnh, ghi phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc.
Học viên đến thực tập khám trên người bệnh phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Làm hồ sơ bệnh án
Bác sĩ điều trị có nhiệm vụ:
Làm bệnh án cho người bệnh được điều trị nội trú và ngoại trú.
Người bệnh cấp cứu phải được làm bệnh án ngay, hoàn chỉnh trước 24 giờ và có đủ các xét nghiệm cần thiết.
Người bệnh không thuộc diện cấp cứu phải hoàn chỉnh bệnh án trước 36 giờ.
Phải ghi đầy đủ các mục quy định trong bệnh án, chữ viết rõ ràng, không tẩy xoá; họ và tên người bệnh viết chữ in hoa, có đánh dấu.
Chỉ định dùng thuốc hàng ngày, tên thuốc ghi rõ ràng đúng danh pháp quy định, thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, kháng sinh phải được đánh số thứ tự để theo dõi.
Người bệnh điều trị trên 15 ngày phải tóm tắt quá điều trị theo mẫu quy định.
Trong quá trình điều trị phải ghi bổ sung các diễn biến, phân cấp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và các chỉ định mới vào hồ sơ bệnh án.
Người bệnh chuyển khoa, bác sĩ điều trị phải có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án trước khi bàn giao, bác sĩ điều trị tại khoa mới chịu trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ bệnh án của người bệnh.
Người bệnh ra viện bác sĩ điều trị phải hoàn chỉnh và tổng kết hồ sơ bệnh án theo quy định.
Bác sĩ trưởng khoa có trách nhiệm thăm khám lại người bệnh nội trú đã được điều trị trong khoa 3 - 4 ngày (hình thức hội chẩn). Kết quả thăm khám, nhận xét và chỉ định (nếu có) phải được ghi vào tờ điều trị, kí ghi rõ họ tên.
Sắp xếp và dán hồ sơ bệnh án
Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa có nhiệm vụ:
Sắp xếp, hoàn chỉnh các thủ tục hành chính của hồ sơ bệnh án.
Bệnh án phải có bìa, đóng thêm gáy để dán các tài liệu theo trình tự quy định:
Các giấy tờ hành chính.
Các tài liệu của tuyến dưới (nếu có).
Các kết quả xét nghiệm xếp lệch nhau từng lớp: Huyết học, Hoá sinh, Vi sinh, chẩn đoán hình ảnh. Giải phẫu bệnh ... theo thứ tự trước dưới, sau trên.
Phiếu theo dõi.
Phiếu chăm sóc.
Biên bản hội chẩn, sơ kết đợt điều trị, giấy cam đoan (nếu có).
Các tờ điều trị có đánh số trang dán theo thứ tự thời gian; Họ tên người bệnh viết chữ in hoa, có đánh dấu; tờ điều trị có ghi số giường, số buồng bệnh
Các giấy tờ trên phải đóng dấu giáp lai để quản lí hồ sơ.
Toàn bộ hồ sơ được đặt trong một cặp bìa cứng, bên ngoài có in số giường
Quản lí hồ sơ bệnh án
Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa điều trị có nhiệm vụ:
Giữ gìn quản lí mọi hồ sơ bệnh án trong khoa.
Hồ sơ bệnh án được để vào giá hoặc tủ theo quy định, dễ thấy, dễ lấy
Hết giờ làm việc phải kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và bàn giao cho y tá (điều dưỡng) thường trực.
Học viên thực tập muốn xem hồ sơ bệnh án phải được sự đồng ý của trưởng khoa, kí sổ giao nhận, xem tại chỗ, xem xong bàn giao lại ngay cho y tá (điều dưỡng) hành chính.
Kê đơn điều trị
Các bác sĩ được giao nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện các quy định sau:
Có quyền kê đơn và chịu trách nhiệm về an toàn, hợp lý và hiệu quả sử dụng thuốc.
Khi kê đơn thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, thuốc quý hiếm, cấp phát cho người bệnh tại khoa dược, phải được giám đốc bệnh viện hoặc trưởng khoa được phân cấp kí duyệt.
Bác sĩ kê đơn thuốc tại khoa khám bệnh phải thực hiện:
Ghi đầy đủ các mục in trong đơn thuốc.
Họ và tên, tuổi, địa chỉ và căn bệnh; trẻ em dưới 1 năm phải ghi tháng tuổi.
Thuốc dùng phải phù hợp với chẩn đoán; tên thuốc ghi đúng danh pháp quy định, để tránh sự nhầm lẫn đối với những thuốc có nhiều tên gần giống nhau, phải ghi tên gốc của thuốc; ghi đầy đủ hàm lượng, đơn vị, nồng độ, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng; thuốc được ghi theo trình tự: thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc nước; có đánh số các khoản.
Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, ghi đơn riêng theo quy chế thuốc độc, nếu chỉ định quá liều thông thường phải ghi rõ " tôi cho liều này" và kí tên.
Những hướng dẫn tóm tắt cần thiết.
Cuối đơn nếu còn thừa giấy thì phải gạch chéo, cộng số khoản, ghi ngày tháng, kí tên ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu đơn vị. Đơn thuốc độc, nghiện phải đóng dấu bệnh viện.
Chữ viết phải rõ ràng, không viết tắt, không dùng công thức hoá học, khi tẩy xoá phải kí tên xác nhận bên cạnh, không được viết bằng mực đỏ.
Bác sỹ điều trị ghi y lệnh dùng thuốc trong phiên điều trị hàng ngày phải thực hiện các quy định trên, ngoài phần chỉ định thuốc còn có chỉ định chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và phần nhận xét theo dõi người bệnh, kết thúc phải ký ghi rõ họ tên.
Dược sỹ cấp phát thuốc theo đơn khi phát hiện sai sót hoặc không có thuốc như trong đơn, phải hỏi lại bác sỹ kê đơn không được tự ý sửa chữa hoặc thay thế thuốc khác.
Bài viết cùng chuyên mục
Mười hai điều y đức
Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Trưởng phòng y tá điều dưỡng: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra, đôn đốc y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kĩ thuật viên và hộ lí thực hiện Quy chế bệnh viện, quy định kĩ thuật bệnh viện các nhiệm vụ thường quy.
Quy chế công tác khoa ung bướu điều trị tia xạ
Theo dõi kết quả điều trị trên người bệnh, tổng kết từng vấn đề chẩn đoán hoặc điều trị tia xạ phục vụ công tác giảng dậy và nghiên cứu khoa học.
Trưởng khoa tai mũi họng: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác phẫu thuật bệnh tai mũi họng theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện và quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức mũi họng theo đúng quy định của Nhà nước.
Phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức
Phối hợp các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu khoa học.
Kỹ thuật viên trưởng bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra đôn đốc vệ sinh, sạch đẹp khoa, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện và công tác bảo hộ lao động trong khoa.
Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra sát sao việc thực hiện kĩ thuật chiếu, chụp X-quang, siêu âm,... và duyệt kết quả chẩn đoán của các bác sĩ trong khoa, đảm bảo kết quả chính xác, đúng thời gian.
Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn
Những trường hợp khó chẩn đoán, không rõ ràng, kĩ thuật thực hiện phức tạp phải báo cáo ngay với trưởng khoa để xin ý kiến giải quyết.
Quy chế quản lý lao động bệnh viện
Hàng ngày cuối giờ làm việc, y tá (điều dưỡng) hành chính thực hiện chấm công, cuối tháng tổng kết ngày công theo quy định.
Y tá điều dưỡng chăm sóc: nhiệm vụ quyền hạn
Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lí vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định.
Quy chế thông tin báo cáo bệnh viện
Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp tổng hợp các báo cáo của các khoa, phòng, trình giám đốc phê duyệt để gửi lên cấp trên quản lí trực tiếp theo quy định.
Trưởng khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện đúng các quy định kĩ thuật bệnh viện. Theo dõi chăm sóc người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật.
Bệnh viện chuyên khoa hạng I: một, vị trí, chức năng, nhiệm vụ
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở cấp Đại học và trên Đại học, đồng thời có trách nhiệm tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc Đại học và trên đại học.
Quy chế công tác khoa xét nghiệm
Mặt bàn xét nghiệm phải lát gạch men kính, chịu acid, có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn.
Quy chế công tác khoa lọc máu thận nhân tạo
Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết về khả năng và diễn biến xấu có thể xảy ra và kí vào giấy đề nghị được lọc máu.
Quy định về hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.
Y tá điều dưỡng hành chính khoa: nhiệm vụ quyền hạn
Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh.
Trưởng khoa dị ứng: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh dị ứng đặc biệt là dị ứng thuốc trong bệnh viện và tại cộng đồng.
Quy chế đối với người bệnh không có người nhận
Lập hồ sơ bệnh án, chụp ảnh báo cáo giám đốc bệnh viện và thông báo ngay cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Công an cơ sở gần nhất.
Quy chế quan hệ công tác trong bệnh viện
Quan hệ công tác giữa các trưởng khoa là quan hệ hợp tác, hỗ trợ, cùng thực hiện tốt nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục vụ người bệnh.
Bác sỹ khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn
Khi được phân công phẫu thuật phải kiểm tra lại người bệnh đã có trong kế hoạch và chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho cuộc phẫu thuật theo chỉ định.
Dược sỹ pha chế thuốc: nhiệm vu quyền hạn
Chỉ đạo, kiểm tra sản xuất nước cất, rửa chai lọ, tiệt khuẩn dụng cụ pha chế nhằm đảm bảo tuyệt đối vi khuẩn đối với thuốc tiêm.
Quy chế công tác khoa tai mũi họng
Phẫu thuật viên Tai-Mũi-Họng phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.
Quy chế quản lý buồng bệnh buồng thủ thuật
Tổ chức họp với người bệnh và gia đình người bệnh để thu nhận và giải quyết ý kiến góp ý về công tác điều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh.
Hộ lý chung: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện vệ sinh sạch, đẹp, ngăn nắp, trật tự trong các buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang, buồng làm việc của khoa.