Phác đồ điều trị tăng kali máu trong bệnh thận

2017-04-06 02:14 PM
Một số nguyên nhân gây tăng Kali máu, do sự chuyển dịch từ nội bào ra ngoại bào, giảm bài tiết Kali do bệnh lý ở thận, do bệnh tuyến thượng thận.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Kali là một ion dương nằm chủ yếu trong tế bào và có vai trò quan trọng duy trì  tế bào hoạt động bình thường. Ở người bình thường kali trong tế bào chiếm 9899% tổng lượng kali cơ thể.  Sự thay đổi kali trong máu phụ thuộc vào thể tích dịch nội - ngoại bào, cân bằng acid bazo. Ngoài ra còn phụ thuộc vào quá trình chuyển hóa protit, quá trình phân bào, yếu tố tăng trưởng. Để duy trì hoạt động bình thường kali ngoài tế bào là 3,5-5 mmol/l, trong tế bào là 120-140mmol/l. Tăng kali máu là khi nồng độ kali trong máu vượt quá 5,0 mmol/l  Điều trị tăng kali máu là một cấp cứu tích cực do nguy cơ  rối loạn nhịp tim, ngừng tim gây tử vong.

Nguyên nhân gây tăng kali máu

Một số nguyên nhân gây tăng Kali máu: do sự chuyển dịch từ nội bào ra ngoại bào, giảm bài tiết Kali do bệnh lý ở thận, do bệnh tuyến thượng thận, do thức ăn có chứa nhiều kali, do một số thuốc…

Kali từ nội bào ra ngoại bào

Kali từ nội bào ra ngoại bào làm tăng nồng độ Kali máu. Thường gặp ở những bệnh nhân nhiễm toan ceton trong bệnh tiểu đường, do sử dụng các thuốc lợi tiểu giữ Kali, digoxin, thuốc chẹn beta, và suxamethonium...

Nguyên nhân tại thận

Nguyên nhân thận bao gồm suy thận cấp hoặc mạn tính, tình trạng nhiễm toan ống thận, thận mất khả năng bài xuất Kali. Tình trạng thiếu hormon như bệnh Addison.

Nguyên nhân khác

Tăng Kali máu cũng có thể do bổ sung quá nhiều kali do thức ăn như chuối, nho, sô cô la ..hoặc do truyền máu, hoặc do sử dụng thuốc ức chế men chuyển, lợi tiểu giữ kali. Các nguyên nhân nội sinh như chấn thương, tiêu cơ vân, tan máu, bỏng, hội chứng ly giải khối u.

Giả tăng Kali máu

Giả tăng kali máu là tình trạng tăng kali máu do những nguyên nhân kỹ thuật như garo quá lâu khi lấy máu (> 2 phút có thể gây ra tan máu), hoặc mẫu máu lưu trữ quá lâu trước khi mang đi xét nghiệm, cũng có thể thấy ở những bệnh nhân có bệnh lý tăng bạch cầu hoặc tiểu cầu.

Phác đồ điều trị tăng kali máu trong bệnh thận

Nguyên tắc chung

Đảm bảo 3 bước CAB trong cấp cứu nói chung. Theo dõi điện tâm đồ, huyết áp và SpO2. Xét nghiệm ure, creatinin và điện giải đồ, tình trạng nhiễm acid chuyển hoá.

Ngừng cung cấp kali dưới mọi hình thức (chế độ ăn, kali đường uống, dung dịch tĩnh mạch, nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa).

Ngừng và tránh các thuốc có chứa kali (penicillin K). - Ngừng và tránh các thuốc giữ kali (lợi tiểu giữ kali, ức chế men chuyển angiotensin), hoặc thuốc gây tái phân phối kali (succinylcholine).

Điều trị các yếu tố làm chuyển kali ra ngoài tế bào (toan hóa máu, thiếu insulin, tăng áp lực thẩm thấu).

Theo dõi kali huyết thanh một cách thường quy, xét nghiệm mỗi 2 giờ trong những trường hợp nặng.

Điều trị nguyên nhân.

Điều trị cụ thể

Điều trị cấp cứu tăng Kali máu nặng

Thiết lập đường truyền tĩnh mạch.

Nếu có sự thay đổi trên ECG hoặc Kali máu > 6,5 mmol/l thì cho ngay 10ml Canxi gluconate 10% đường tĩnh mạch trong 2 phút. Lập lại sau mỗi 15 phút, nhiều nhất là 5 lần cho đến khi ECG trở về bình thường (tối đa là 50ml).

Sử dụng 10 đơn vị Insulin nhanh pha trong 50ml glucose 30% tiêm tĩnh mạch trong 10 phút.

Điều trị phối hợp

Trong trường hợp không đáp ứng calci, tiểu đường không thể sử dụng glucose, chỉ định Khí dung 10 mg Salbutamol, sau đó hai giờ có thể cho thêm một liều thứ hai 20 mg.

Lợi tiểu Furocemide tiêm tĩnh mạch.

Bù dịch nếu mất dịch, truyền Natri bicarbonate được chỉ định để điều trị tăng kali máu trong suy thận mạn tính, toan hóa máu.

Lọc máu chỉ định khi hình ảnh điện tâm đồ bệnh lý không biến mất mặc dù đã điều trị, bệnh nhân bị tiêu cơ vân, ngộ độc digoxin, suy thận cấp, đợt cấp suy thận mạn, chấn thương, và thiểu niệu. Áp dụng ở các đơn vị y tế có phương tiện thiết bị. Chỉ định điều trị lâu dài cho mọi nguyên nhân tăng kali máu.

Điều trị tăng kali máu mức độ nhẹ và vừa

Hạt tranh chấp kali như Kayexalate, resonium A  20-30g uống mỗi 4 - 6h cùng với thuốc nhuận tràng.

Canxi resonium có tác dụng trao đổi canxi với kali qua thành ruột.

Lợi tiểu.

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị đái máu

Kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, Sulfamid, Quinolone, có thể phối hợp với nhóm khác tùy theo diễn biến lâm sàng và kết quả cấy vi khuẩn.

Phác đồ điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp

Viêm tiền liệt tuyến cấp tính, là một tình trạng nhiễm khuẩn nặng, nếu điều trị sớm, đúng, đủ liều, và đủ thời gian thì bệnh vẫn có thể khỏi hoàn toàn.

Phác đồ điều trị bệnh thận IgA

Đáp ứng của sự đáp ứng viêm tại gian mạch cầu thận hình thành, nhằm giải quyết hiện tượng viêm, sự đáp ứng viêm quá mức có thể tiến triển thành xơ cứng cầu thận.

Phác đồ điều trị viêm niệu đạo cấp không do lậu

Viêm niệu đạo cấp thường khỏi hẳn, nếu được điều trị từ sớm, và đúng, nếu không được điều trị từ sớm có thể dẫn tới viêm bàng quang hoặc thận bể thận.

Phác đồ điều trị bệnh thận đái tháo đường

Tăng huyết áp thúc đẩy tiến triển bệnh thận do đái tháo đường, ngược lại, kiểm soát tốt huyết áp làm giảm tiến triển đến tiểu albumine.

Phác đồ điều trị viêm ống kẽ thận cấp

Thường gặp nhất là do những tác dụng ngoại ý, của một số thuốc khi sử dụng trên một số cơ địa đặc biệt, như thuốc kháng viêm không stéroids, thuốc hạ huyết áp.

Phác đồ điều trị suy thận cấp

Suy thận cấp có tỉ lệ từ vong cao, nhưng nếu được chẩn đoán, và điều trị kịp thời, thì chức năng thận có thể hồi phục hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn.

Phác đồ điều trị thiếu máu ở bệnh thận mãn

Thiếu máu gây tăng tỷ lệ tử vong, tăng phì đại thất trái, và suy tim xung huyết, tăng tốc độ tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối.

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư ở người trưởng thành

Bổ xung các dung dịch làm tăng áp lực keo, nếu bệnh nhân có phù nhiều, tốt nhất là dùng Albumin 20 hoặc 25 phần trăm lọ 50 ml,100ml.

Phác đồ điều trị thiếu máu bằng Erythopoietin ở bệnh thận mãn

Thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn, dẫn đến gia tăng nguy cơ bệnh tật, và tử vong, điều trị thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn là mục tiêu quan trọng trong.

Phác đồ điều trị nang đơn thận

Các nang thận có thể xuất hiện tại vùng vỏ thận, vùng tủy thận nhu mô thận, nguyên nhân của nang đơn thận đến nay vẫn chưa được biết rõ.

Phác đồ điều trị nội khoa sỏi thận tiết niệu

Loại sỏi phosphat thường gặp, là loại amoni-magné-phosphat, loại sỏi này có kích thước lớn, hình san hô, cản quang, hình thành do nhiễm khuẩn.

Phác đồ điều trị tổn thương thận cấp

Tương tác giữa tổn thương cấp, và mạn tính trong bệnh thận, cũng góp phần bởi cơ chế tự hồi phục mạnh mẽ của thận, nhưng không không giống nhau.

Phác đồ điều trị viêm thận bể thận cấp

Các trường hợp nhẹ, có thể điều trị, và theo dõi ngoại trú, cần cấy vi khuẩn niệu, máu trước khi bắt đầu dùng kháng sinh.

Phác đồ điều trị viêm thận Lupus

Bệnh nhân cần được đến khám chuyên khoa thận, khi đã có biểu hiện viêm thận do lupus, cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, đưa ra lời khuyên.

Phác đồ điều trị bệnh thận đa nang

Bệnh thận nang có thể kết hợp với nang gan, và các bất thường tim mạch, bệnh thường dẫn tới suy thận giai đoạn cuối.

Phác đồ điều trị viêm bàng quang cấp

Nhóm Fluoroquinolones không phải là lựa chọn đầu tay, trừ khi điều trị các kháng sinh khác thất bại, hoặc đã tái phát.

Phác đồ điều trị tăng huyết áp trong bệnh thận mạn

Thận trọng khi đánh giá ban đầu tình trạng người bệnh, và thường xuyên tái đánh giá người bệnh, rất cần thiết để điều trị hiệu quả hạ áp, và sử dụng các tác nhân hạ áp.

Phác đồ điều trị ứ nước ứ mủ bể thận

Ở người lớn, tắc nghẽn đường tiểu chủ yếu do các nguyên nhân mắc phải, sỏi thận, và sỏi niệu quản là nguyên nhân hay gặp, ngoài ra là hẹp niệu quản.

Phác đồ điều trị protein niệu thai kỳ

Do sự thay đổi cấu trúc thành mao mạch, làm tăng tính thấm thành mao mạch cầu thận, và do giảm khả năng tái hấp thu ở tế bào ống thận, xuất hiện protein tiểu.

Protein niệu trong bệnh thận tiết niệu

Xác định protein niệu, rất có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu, xét nghiệm protein niệu được xem như là một test sàng lọc bệnh lý thận, tiết niệu.