Phác đồ điều trị protein niệu thai kỳ

2017-04-05 02:00 PM
Do sự thay đổi cấu trúc thành mao mạch, làm tăng tính thấm thành mao mạch cầu thận, và do giảm khả năng tái hấp thu ở tế bào ống thận, xuất hiện protein tiểu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Ở phụ nữ có thai khi protein niệu vượt quá 0,3 g trong 24 giờ hoặc trên 1g/l được coi là protein niệu dương tính.

Ở phụ nữ có thai khi xuất hiện protein niệu trên mức bình thường cho phép là một biểu hiện lâm sàng cần được các bác sĩ sản khoa và thận học quan tâm và cần tìm kiếm nguyên nhân để có hướng theo dõi và điều trị cũng như tiên lượng. Ở những phụ nữ này cần xác định rõ có biểu hiện tiền sản giật hay không để có điều trị phù hợp. Thông thường sau 20 tuần tuổi thai nếu lượng protein vượt quá các mức cho phép được coi là bất thường và là dấu hiệu của tiền sản giật. Tuy nhiên, nếu trước khi mang thai hoặc trước 20 tuần tuổi thai, nếu protein niệu xuất hiện trong nước tiểu được coi là một dấu hiệu của bệnh thận trước đó.

Nguyên nhân xuất hiện protein niệu trên mức bình thường trong thời kỳ có thai có thể gặp:

+ Có bệnh thận trước đó chưa được phát hiện.

+ Có bệnh thận trước đó khi có thai nặng lên.

+ Có biểu hiện của tiền sản giật.

Cơ chế xuất hiện protein niệu

Do sự thay đổi cấu trúc thành mao mạch làm tăng tính thấm thành mao mạch cầu thận và do giảm khả năng tái hấp thu ở tế bào ống thận làm xuất hiện protein trong nước tiểu, kể cả protein niệu có trọng lượng phân tử thấp và trọng lượng phân tử cao.

Cơ chế xuất hiện protein niệu trong thai kỳ

Ở phụ nữ có thai có sự thay đổi chức năng của hệ thận tiết niệu cả về cấu trúc giải phẫu và và sinh lý. Kích thước thận thường to hơn bình thường và có biểu hiện giãn đài thận - bể thận và niệu quản do có sự chèn ép của thai nhi vào đường tiết niệu, mắt khác tình trạng tưới máu thận cũng tăng lên ở phụ nữ có thai làm mức lọc cầu thận cũng tăng lên một cách đáng kể khoảng 50%. Sự thay đổi này bắt đầu xuất hiện ở 4 tuần đầu của thai nhi, cao nhất ở tuần thứ 9-11 và duy trì cho đến cuối thai kỳ. Ở 4 tuần cuối của thai kỳ mức lọc cầu thận có xu hướng giảm dần. Đồng thời sự tăng huyết động đến thận làm thay đổi tính thấm thành mao mạch và khả năng tái hấp thu ở ống thận giảm dẫn đến sự xuất hiện protein niệu, bình thường < 0,3g/24h mặc dù không có bệnh lý thận. - Bài tiết protein niệu tăng trong thai kỳ còn có thể do sự đè ép tĩnh mạch thận do tử cung lớn, đặc biệt khi thai phụ nằm ngửa. Như vậy khi thai phụ được xét nghiệm đạm niệu tư thế thì nên được đặt ở vị trí nằm nghiêng bên[82].

Cơ chế bệnh sinh của tiền sản giật

Do tế bào nội mô mạch máu bị tổn thương đồng thời với sự xuất hiện phẩn ứng viêm quá mức ở phụ nữ có thai dẫm đến:

Tăng tính thấm thành mạch gây phù nề và xuất hiện protein niệu.

Co mạch gây tăng huyết áp, giảm tưới máu não (xuất hiện co giật), tổn thương gan.

Giảm lưu lượng máu qua nhau thái dẫn đến hạn chế sự tăng trưởng của thái nhỉ.

Rối loạn đông máu.

Phác đồ điều trị protein niệu thai kỳ

Tùy thuộc vào nguyên nhân xuất hiện protein niệu và mức độ xuất hiện cũng như tình trạng lâm sàng toàn thân mà có thái độ xử trí phù hợp.

Nếu phụ nữ có thai có bệnh thận cần theo dõi đồng thời ở chuyên khoa thận và chuyên khoa sản để phối hợp điều trị bệnh thận và triệu chứng. Cần cân nhắc lợi ích điều trị cho mẹ và cho thai nhi một cách hợp lý. Việc sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai cần hết sức thận trọng vì một số thuốc có thế qua hàng rào rau thai và ảnh hưởng đến thai.

Nếu có biểu hiện của tiền sản giật cần theo dõi sát tình trạng lâm sàng toàn thân của mẹ và sự phát triển của thai nhi thường xuyên để có biện pháp xử trí kip thời nhằm an toàn cho tính mạng của mẹ và của con nêu có thể.   

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị tăng huyết áp trong bệnh thận mạn

Thận trọng khi đánh giá ban đầu tình trạng người bệnh, và thường xuyên tái đánh giá người bệnh, rất cần thiết để điều trị hiệu quả hạ áp, và sử dụng các tác nhân hạ áp.

Protein niệu trong bệnh thận tiết niệu

Xác định protein niệu, rất có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu, xét nghiệm protein niệu được xem như là một test sàng lọc bệnh lý thận, tiết niệu.

Phác đồ điều trị viêm ống kẽ thận cấp

Thường gặp nhất là do những tác dụng ngoại ý, của một số thuốc khi sử dụng trên một số cơ địa đặc biệt, như thuốc kháng viêm không stéroids, thuốc hạ huyết áp.

Phác đồ điều trị nội khoa sỏi thận tiết niệu

Loại sỏi phosphat thường gặp, là loại amoni-magné-phosphat, loại sỏi này có kích thước lớn, hình san hô, cản quang, hình thành do nhiễm khuẩn.

Phác đồ điều trị viêm bàng quang cấp

Nhóm Fluoroquinolones không phải là lựa chọn đầu tay, trừ khi điều trị các kháng sinh khác thất bại, hoặc đã tái phát.

Phác đồ điều trị bệnh thận đái tháo đường

Tăng huyết áp thúc đẩy tiến triển bệnh thận do đái tháo đường, ngược lại, kiểm soát tốt huyết áp làm giảm tiến triển đến tiểu albumine.

Phác đồ điều trị tăng kali máu trong bệnh thận

Một số nguyên nhân gây tăng Kali máu, do sự chuyển dịch từ nội bào ra ngoại bào, giảm bài tiết Kali do bệnh lý ở thận, do bệnh tuyến thượng thận.

Phác đồ điều trị bệnh thận đa nang

Bệnh thận nang có thể kết hợp với nang gan, và các bất thường tim mạch, bệnh thường dẫn tới suy thận giai đoạn cuối.

Phác đồ điều trị viêm thận Lupus

Bệnh nhân cần được đến khám chuyên khoa thận, khi đã có biểu hiện viêm thận do lupus, cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, đưa ra lời khuyên.

Phác đồ điều trị thiếu máu bằng Erythopoietin ở bệnh thận mãn

Thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn, dẫn đến gia tăng nguy cơ bệnh tật, và tử vong, điều trị thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn là mục tiêu quan trọng trong.

Phác đồ điều trị bệnh thận IgA

Đáp ứng của sự đáp ứng viêm tại gian mạch cầu thận hình thành, nhằm giải quyết hiện tượng viêm, sự đáp ứng viêm quá mức có thể tiến triển thành xơ cứng cầu thận.

Phác đồ điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp

Viêm tiền liệt tuyến cấp tính, là một tình trạng nhiễm khuẩn nặng, nếu điều trị sớm, đúng, đủ liều, và đủ thời gian thì bệnh vẫn có thể khỏi hoàn toàn.

Phác đồ điều trị viêm thận bể thận cấp

Các trường hợp nhẹ, có thể điều trị, và theo dõi ngoại trú, cần cấy vi khuẩn niệu, máu trước khi bắt đầu dùng kháng sinh.

Phác đồ điều trị đái máu

Kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, Sulfamid, Quinolone, có thể phối hợp với nhóm khác tùy theo diễn biến lâm sàng và kết quả cấy vi khuẩn.

Phác đồ điều trị suy thận cấp

Suy thận cấp có tỉ lệ từ vong cao, nhưng nếu được chẩn đoán, và điều trị kịp thời, thì chức năng thận có thể hồi phục hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn.

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư ở người trưởng thành

Bổ xung các dung dịch làm tăng áp lực keo, nếu bệnh nhân có phù nhiều, tốt nhất là dùng Albumin 20 hoặc 25 phần trăm lọ 50 ml,100ml.

Phác đồ điều trị ứ nước ứ mủ bể thận

Ở người lớn, tắc nghẽn đường tiểu chủ yếu do các nguyên nhân mắc phải, sỏi thận, và sỏi niệu quản là nguyên nhân hay gặp, ngoài ra là hẹp niệu quản.

Phác đồ điều trị tổn thương thận cấp

Tương tác giữa tổn thương cấp, và mạn tính trong bệnh thận, cũng góp phần bởi cơ chế tự hồi phục mạnh mẽ của thận, nhưng không không giống nhau.

Phác đồ điều trị thiếu máu ở bệnh thận mãn

Thiếu máu gây tăng tỷ lệ tử vong, tăng phì đại thất trái, và suy tim xung huyết, tăng tốc độ tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối.

Phác đồ điều trị nang đơn thận

Các nang thận có thể xuất hiện tại vùng vỏ thận, vùng tủy thận nhu mô thận, nguyên nhân của nang đơn thận đến nay vẫn chưa được biết rõ.

Phác đồ điều trị viêm niệu đạo cấp không do lậu

Viêm niệu đạo cấp thường khỏi hẳn, nếu được điều trị từ sớm, và đúng, nếu không được điều trị từ sớm có thể dẫn tới viêm bàng quang hoặc thận bể thận.