Phác đồ điều trị vỡ xương đá

2017-06-05 01:01 AM
Giai đoạn sau, hay giai đoạn của tai mũi họng, tiến hành thăm khám toàn bộ chức năng về thần kinh tai, trước các triệu chứng điếc, chóng mặt.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Vỡ xương đá là một bệnh thường gặp liên quan đến hoạt động của con người như tai nạn giao thông, tai nạn thể thao… Mức độ trầm trọng của vỡ xương đá bao gồm các biến chứng tai và nguy cơ viêm màng não nặng do thông thương khoang dưới nhện với bên ngoài.

Phân loại đường vỡ

Đường vỡ ngoài: qua xương chũm có ba đường vỡ chéo, vỡ ngang, vỡ dọc.

Đường vỡ trong: qua xương đá. Vỡ xương đá thuộc vào các đường vỡ nền sọ nên triệu chứng của vỡ xương đá rất phong phú bao gồm các dấu hiệu não - màng não chung đối với các đường vỡ nền sọ và các dấu hiệu đặc hiệu khác về tổn thương các thành phần giác quan và thần kinh trong xương đá.

Trên lâm sàng người ta phân thành hai giai đoạn

Giai đoạn đầu hay giai đoạn phẫu thuật thần kinh: thăm khám và đánh giá ban đầu tình trạng thần kinh của bệnh nhân để tìm các biến chứng đòi hỏi phải phẫu thuật cấp cứu như tụ máu màng não. Tuy nhiên cũng phải phát hiện liệt mặt để tiến hành phẫu thuật thăm dò dây thần kinh sau khi bệnh nhân hết hôn mê.

Giai đoạn sau hay giai đoạn của tai mũi họng: tiến hành thăm khám toàn bộ chức năng về thần kinh tai trước các triệu chứng điếc, chóng mặt, liệt mặt thứ phát, chảy tai hay đau tai.

Đối với các đường vỡ xương đá, các nhà lâm sàng lưu ý

Các đường vỡ vi thể của mê nhĩ có thể gây viêm màng não mủ, sau tai nạn nhiều năm.

Đường nứt của thành mê nhĩ hay ở đế bàn đạp có thể gây rò ngoại dịch với các triệu chứng ốc tai tiền đình đôi khi không rõ ràng.

Không có sự tương xứng giữa mức độ thương tổn và các di chứng tai như đường vỡ xương đá rất lớn có thể không để lại di chứng gì, ngược lại có thể có di chứng tai rất nặng sau chấn thương sọ không có vỡ xương đá.

Nguyên nhân

Tai nạn giao thông, đặc biệt xe máy là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm 2/3 các trường hợp.

Tai nạn lao động do ngã hay đập đầu vào tường hay máy.

Tai nạn thể thao.

Tai nạn của người đi bộ thường gặp ở trẻ em và người già.

Hiếm gặp hơn, do đánh nhau bằng các vật cứng hay do hỏa khí gây các đường vỡ phức tạp. Khoảng ½ các trường hợp vỡ sọ là vỡ nền sọ và trong đó có khoảng 50% có tổn thương xương thái dương (tức là khoảng 22% của vỡ sọ). Vỡ có thể hai bên chiếm 12 % các trường hợp.

Phác đồ điều trị vỡ xương đá

Giai đoạn cấp cứu

Toàn thân:

Sau khi loại trừ chấn thương sọ não như tụ máu ngoài hay dưới màng cứng… Dùng kháng sinh toàn thân để đề phòng biến chứng nhiễm trùng. Khi chưa có kháng sinh đồ, nên chọn những kháng sinh qua được hàng rào não như nhóm Aminopénicilline hay nhóm Fluoroquinolone. Sử dụng corticoide để chống phù nề trong những trường hợp liệt mặt, đặc biệt là liệt thứ phát và cũng để hỗ trợ cho mê nhĩ tránh bị huỷ hoại. Điều trị các thuốc giãn mạch, oxy cao áp, pha loãng máu để chống rối loạn vi tuần hoàn và thiếu oxy tế bào hoặc ở mê nhĩ hay ở dây mặt.

Tại chỗ:

Điều trị ban đầu các vết thương của ống tai ngoài và màng nhĩ bằng cách hút máu đọng và vô khuẩn dưới kính hiển vi, hạn chế rửa kỹ. Trong một số trường hợp cần thiết như da ống tai rách, chảy máu rỉ rả nhưng màng tai nguyên vẹn có thể đặt mèche vô khuẩn. Các trường hợp khác, đặc biệt là khi có chảy dịch não tuỷ chống chỉ định vì nguy cơ bội nhiễm.

Giai đoạn sau

Xử trí những tổn thương cấu trúc thần kinh giác quan vùng đá.

Điều trị chảy nước não tuỷ.

Điều trị liệt mặt.

Điều trị các di chứng tổn thương màng nhĩ - xương con và các tổn thương mê nhĩ.

Tiên lượng và biến chứng

Các đường gãy xương đá có thể tự liền trong vòng 2 tháng, nhưng các khe hở xương của mê nhĩ chỉ được lấp bởi tổ chức xơ mà không có tổ chức xương nên các nhiễm trùng của tai giữa có thể lan tràn vào màng não do vậy bệnh nhân luôn có nguy cơ viêm màng não mặc dù sau khi tai nạn nhiều năm. Các di chứng về thính lực và chóng mặt thường gặp trong chấn thương sọ. Di chứng điếc đặc thường gặp ở các đường vỡ ngang xuyên mê nhĩ. Các đường vỡ khu trú như vỡ đế bàn đạp, vỡ mê nhĩ vùng quanh các cửa sổ có thể gây rò ngoại dịch với các triệu chứng chóng mặt từng cơn kéo dài hay điếc tiếp nhận biến thiên. Nó có thể dẫn đến biến chứng viêm mê nhĩ hay viêm màng não. Ứ nước mê nhĩ thứ phát do bịt lấp cống tiền đình, thường sau nhiều năm vỡ xương đá với các triệu chứng tương tự như bệnh Ménière.

Liệt mặt là triệu chứng chủ yếu của vỡ xương đá. Vùng tổn thương dây mặt thường gặp nhất trong vỡ xương đá là hạch gối. Liệt mặt ngoại biên không hoàn toàn đều có thể phục hồi toàn bộ dù liệt mặt tức thì hay liệt mặt muộn. Liệt mặt ngoại biên hoàn toàn tức thì phải tiến hành giảm áp dây VII sớm vì rất ít khi phục hồi tự phát (30% các trường hợp). Đối với liệt mặt muộn, hoàn toàn chỉ định phẫu thuật tùy thuộc vào kết quả thăm dò điện cơ, điện thần kinh.

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị u lympho ác tính không Hodgkin vùng đầu cổ

Truyền hóa chất từ 6 đến 8 đợt, theo dõi toàn trạng, huyết tủy đồ, nâng thể trạng, một số trường hợp còn tồn dư u hoặc chưa tan hết có thể xem xét phẫu thuật.

Phác đồ điều trị nghe kém ở trẻ em

Sau khi chẩn đoán xác định, nên cho bé mang ngay loại máy nghe có mức khuyếch đại, và độ rõ lời tốt nhất hiện có trên thị trường khoảng 3 đến 6 tháng.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang mạn tính

Bệnh viêm mũi xoang mạn tính do nhiều nguyên nhân, điều trị thường dài ngày nên để tránh tái phát, nên đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị.

Phác đồ điều trị mềm sụn thanh quản

Các đường dẫn truyền thần kinh chưa trưởng thành đầy đủ, do đó sự phối hợp giữa thần kinh và cơ chưa hoàn chỉnh khiến cho trương lực đường dẫn.

Phác đồ điều trị u nhầy mũi xoang

Lâm sàng với đặc tính là u lành nằm trong xoang, có vỏ bọc ngoài khá dai, trong đầy dịch nhầy vô khuẩn, trong như lòng trắng trứng.

Phác đồ điều trị viêm VA cấp và mạn tính

Những trường hợp viêm cấp tính kéo dài, thầy thuốc phải sờ vòm để giải phóng mủ tụ lại trong tổ chức V A hoặc nạo V A nóng.

Phác đồ điều trị u xơ vòm mũi họng

Các phẫu thuật này gây chảy máu nhiều cần truyền máu, hiện nay với các phương pháp hiện đại như nút mạch trước khi phẫu thuật.

Phác đồ điều trị ngạt mũi

Ngạt mũi có thể gặp ở một, hoặc hai hốc mũi, có thể thay đổi từng lúc, từng thời kỳ, có thể chỉ ở mức độ nhẹ gây khó chịu.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn ở trẻ em

Trong viêm tai giữa tiết nhầy mủ, bệnh tích khu trú ở niêm mạc, còn trong viêm tai giữa mủ bệnh tích vượt khỏi niêm mạc, và làm thương tổn đến xương.

Phác đồ điều trị nang và rò khe mang II

Ống rò khe mang II là một ống dầy, có đường kính khoảng 0,5 cm, lòng thông hay bị xơ hoá, nó chạy lên cao, đi dưới cơ bám da và cân cổ nông.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa thường được gây ra bởi nhiễm các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm, vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae.

Phác đồ điều trị dị vật đường thở

Do thói quen uống nước suối con tắc te chui vào đường thở, và sống kí sinh trong đường thở, về bản chất: tất cả các vật nhỏ cho vào miệng được đều có thể rơi vào.

Phác đồ điều trị bệnh u nhú thanh quản (Papilloma)

Thông thường, để đảm bảo kết quả cao nhất, người ta thường phối hợp một phương pháp điều trị phẫu thuật, và một phương pháp điều trị hỗ trợ.

Phác đồ điều trị viêm họng mạn tính

Các bệnh tích có thể lan toả hoặc khu trú, thể điển hình của viêm họng mạn tính, và viêm họng mạn tính toả lan, viêm họng mạn tính khu trú.

Phác đồ điều trị nang rò giáp lưỡi

Trong trường hợp ống giáp lưỡi không tiêu biến, và tồn tại sau khi ra đời, gây nên dị tật nang giáp lưỡi, nang có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của ống giáp lưỡi.

Phác đồ điều trị bệnh viêm tai ngoài

Ống tai mới đầu thấy gờ đỏ, chạm vào rất đau, sau đó to dần, và che lấp một phần ống tai, xung quanh tấy đỏ, ở giữa mọng mủ trắng.

Phác đồ điều trị u tuyến nước bọt

Nghề nghiệp có liên quan đến u tuyến nước bọt: khai thác mỏ amian, sản xuất cao su và các sản phẩm liên quan, nghề hàn, chế biến gỗ.

Phác đồ điều trị ù tai

Phân biệt ù tai với các âm thanh do ảo giác, như tiếng nói trong tai, tiếng nhạc, thường là kết quả của của nhiễm độc thuốc, rối loạn tâm lý.

Phác đồ điều trị chóng mặt (tai mũi họng)

Khi không có hiện tượng quay, người bệnh thường dùng từ mất thăng bằng, cảm giác mất thăng bằng cũng là một triệu chứng có nguồn gốc.

Phác đồ điều trị u nhú mũi xoang (Papilloma)

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của u nhú mũi xoang, do virus, đây là giả thuyết được nhiều tác giả chấp nhận.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang cấp tính

Có thể phân chia thành viêm mũi xoang cấp tính tái phát, lớn hơn hoặc bằng 4 đợt trong một năm, và viêm mũi xoang cấp tính kịch phát.

Phác đồ điều trị viêm tai ứ dịch ở trẻ em

Cần phân biệt các căn nguyên của viêm tai thanh dịch, thứ phát sau rối loạn chức năng vòi, hoặc tắc vòi nhĩ, do yếu tố miễn dịch và nhiễm trùng đóng vai trò chủ yếu.

Phác đồ điều trị viêm tai ngoài cấp

Viêm lan tỏa của ống tai ngoài, do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Các nguyên nhân phổ biến của viêm tai ngoài là ngâm nước, chấn thương ống tai hoặc sự hiện diện của dị vật hoặc các bệnh da liễu.

Phác đồ điều trị điếc đột ngột

Nguyên nhân do siêu vi trùng, virus gây quai bị, zona, sởi, cúm, tình trạng nhiễm khuẩn đường thở trên cấp tính, nguyên nhân có thể là do viêm nhiễm mê nhĩ.

Phác đồ điều trị viêm amidal cấp và mạn tính

Đối với viêm amiđan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.