- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý tai mũi họng
- Phác đồ điều trị viêm VA cấp và mạn tính
Phác đồ điều trị viêm VA cấp và mạn tính
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
V.A (Végétations Adénoides) là một tổ chức lympho nằm ở vòm họng, là một phần thuộc vòng bạch huyết Waldeyer, còn gọi là amiđan Luschka. V.A phát triển mạnh ở lứa tuổi nhỏ và bắt đầu thoái triển từ 5-6 tuổi trở đi. Viêm V.A cấp tính là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở amiđan Lushka ngay từ nhỏ, cũng có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn (nhưng rất hiếm). Viêm V.A mạn tính là tình trạng V.A quá phát hoặc xơ hoá sau viêm nhiễm cấp tính nhiều lần.
Nguyên nhân do virus: Adenovirus, Myxovirus, Rhinovirus...
Nguyên nhân do vi khuẩn: Tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A, Haemophilus Influenzae...
Phác đồ điều trị viên VA cấp và mạn tính
Nguyên tắc điều trị
Đối với viêm V.A cấp tính, chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.
Đối với viêm V.A mạn tính chủ yếu là cân nhắc chỉ định phẫu thuật nạo V.A.
Điều trị viêm V.A cấp tính
Điều trị như viêm mũi cấp tính thông thường bằng hút mũi, rỏ mũi để bệnh nhân dễ thở và thuốc sát trùng nhẹ (ephedrin 1%, argyron 1%) dùng cho trẻ nhỏ.
Khí dung mũi: corticoid và kháng sinh.
Kháng sinh toàn thân: dùng cho những trường hợp nặng và có biến chứng.
Nâng đỡ cơ thể.
Những trường hợp viêm cấp tính kéo dài, thầy thuốc phải sờ vòm để giải phóng mủ tụ lại trong tổ chức V.A hoặc nạo V.A "nóng" với điều kiện cho kháng sinh liều cao trước và sau khi điều trị, nhưng rất hãn hữu.
Điều trị viêm V.A mạn tính
Nạo V.A hiện nay rất phổ biến, nhưng khi nào nạo và không nạo V.A cần phải thực hiện theo đúng chỉ định và chống chỉ định.
Chỉ định phẫu thuật:
V.A bị nhiều đợt viêm cấp tính, tái đi tái lại (5 - 6 lần /1 năm).
V.A gây các biến chứng gần: viêm tai, viêm đường hô hấp, viêm hạch.
V.A gây biến chứng xa: viêm khớp cấp tính, viêm cầu thận cấp tính…
V.A quá phát, ảnh hưởng đến đường thở.
Thường tiến hành nạo V.A cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thời gian hợp lý nhất là từ 18-36 tháng tuổi.
Chống chỉ định phẫu thuật:
Chống chỉ định tuyệt đối: bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu.
Chống chỉ định tương đối: Khi đang có viêm V.A cấp tính. Khi đang có nhiễm virus cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết... Bệnh nhân cơ địa dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch. Bệnh mạn tính: lao, giang mai, AIDS… Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
Phương pháp nạo V.A:
Nạo V.A là thủ thuật tương đối đơn giản, nhanh, có hiệu quả, được coi là biện pháp vừa điều trị (nạo bỏ hết tổ chức V.A), vừa phòng bệnh (tránh các biến chứng do V.A gây ra). Có thể nạo bằng bàn nạo La Force hoặc bằng thìa nạo La Moure (gây tê) hoặc bằng dao Hummer, Coblator, dao Plasma (gây mê, kết hợp nội soi mũi…). Cắt amiđan kết hợp nạo V.A dưới gây mê nội khí quản bằng dao điện, Laser, Hummer...
Tiên lượng và biến chứng
Viêm thanh khí phế quản: V.A có thể gây nên những cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm và kèm theo cơn hen xuất hiện mau hơn và nặng hơn.
Viêm tai giữa: vi khuẩn theo vòi Eustachi vào hòm nhĩ.
Viêm đường tiêu hoá: đau bụng đi ngoài ra nhầy, nước.
Viêm hạch gây áp xe (như hạch Gillette): đó là áp xe thành sau họng trẻ nhỏ.
Thấp khớp cấp.
Viêm cầu thận cấp.
Viêm ổ mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, chảy nước mắt.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể: cơ thể bị biến dạng, lồng ngực bị dẹp và hẹp bề ngang, lưng cong hoặc gù, bụng ỏng đít teo. Luôn mệt mỏi lười biếng, buồn ngủ, kém thông minh, nguyên nhân do nghe kém và thở kém nên cơ thể không bình thường.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị viêm tai ngoài cấp
Viêm lan tỏa của ống tai ngoài, do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Các nguyên nhân phổ biến của viêm tai ngoài là ngâm nước, chấn thương ống tai hoặc sự hiện diện của dị vật hoặc các bệnh da liễu.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn ở trẻ em
Trong viêm tai giữa tiết nhầy mủ, bệnh tích khu trú ở niêm mạc, còn trong viêm tai giữa mủ bệnh tích vượt khỏi niêm mạc, và làm thương tổn đến xương.
Phác đồ điều trị dị vật đường thở
Do thói quen uống nước suối con tắc te chui vào đường thở, và sống kí sinh trong đường thở, về bản chất: tất cả các vật nhỏ cho vào miệng được đều có thể rơi vào.
Phác đồ điều trị viêm phù nề thanh thiệt cấp tính
Ở người lớn hay gặp nhất là do Haemophilus influenzae, tiếp theo là Streptococcus pneumoniae, ngoài ra viêm phù nền thanh thiệt cấp.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa mủ mãn tính
Nhiễm khuẩn mãn tính, các sinh vật gây bệnh chính là Pseudomonas aeruginosa, Proteus sp, tụ cầu, các vi khuẩn Gram âm và kỵ khí khác.
Phác đồ điều trị sẹo hẹp thanh khí quản
Nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương, có thể là chấn thương bên trong, đặt ống nội khí quản kéo dài, hậu quả của mở khí quản, phẫu thuật, xạ trị.
Phác đồ điều trị u xương (tai mũi họng)
Phẫu thuật lấy bỏ khối u xương, dùng khoan điện tránh gây sang chấn thành trong xoang đặc biệt xoang trán, và làm hạn chế tái phát của khối u.
Phác đồ điều trị ung thư thanh quản
Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là thuốc lá và rượu, sự phối hợp giữa rượu thuốc lá càng làm tăng nguy cơ cao hơn.
Phác đồ điều trị u nang tai mũi họng
Lâm sàng khởi phát từ bao giờ không được biết đến, vì không gây ra triệu chứng gì, khi u đã phát triển làm phồng mặt ngoài hố nanh, ấn cứng.
Phác đồ điều trị bệnh Ménière
Điều trị nội khoa bao gồm điều trị cơn cấp, và điều trị phòng ngừa, nếu bệnh Meniere thứ phát thì phải điều trị nguyên nhân.
Phác đồ điều trị ù tai
Phân biệt ù tai với các âm thanh do ảo giác, như tiếng nói trong tai, tiếng nhạc, thường là kết quả của của nhiễm độc thuốc, rối loạn tâm lý.
Phác đồ điều trị nang và rò khe mang II
Ống rò khe mang II là một ống dầy, có đường kính khoảng 0,5 cm, lòng thông hay bị xơ hoá, nó chạy lên cao, đi dưới cơ bám da và cân cổ nông.
Phác đồ điều trị viêm amidal cấp và mạn tính
Đối với viêm amiđan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.
Phác đồ điều trị viêm mũi xoang cấp tính
Có thể phân chia thành viêm mũi xoang cấp tính tái phát, lớn hơn hoặc bằng 4 đợt trong một năm, và viêm mũi xoang cấp tính kịch phát.
Phác đồ điều trị viêm họng cấp tính (tai mũi họng)
Mọi trường hợp viêm họng đỏ cấp đơn thuần ở bệnh nhân trên 3 tuổi, đều phải được điều trị như một viêm họng đỏ cấp, do liên cầu khi không có xét nghiệm.
Phác đồ điều trị nhiễm trùng khoang cổ sâu
Nhiễm trùng khoang cổ sâu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, sự lan rộng của nhiễm trùng có thể từ khoang miệng, mặt, hoặc khoang cổ nông.
Phác đồ điều trị u nhú mũi xoang (Papilloma)
Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của u nhú mũi xoang, do virus, đây là giả thuyết được nhiều tác giả chấp nhận.
Phác đồ điều trị dị vật đường ăn
Gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em, nam nhiều hơn nữ, các loại dị vật hữu cơ và có hình thái sắc nhọn như; xương cá, gà, vịt.
Phác đồ điều trị ung thư hạ họng
Về thanh quản, vùng thanh quản, nhất là tầng thanh môn mạng lưới bạch huyết, thường nghèo nàn, và hạch cổ thường bị di căn muộn.
Phác đồ điều trị u xơ mạch vòm mũi họng
Phẫu thuật cắt u xơ mạch bằng nội soi ở giai đoạn chưa lan rộng, mở cạnh mũi, và cạnh mũi mở rộng kết hợp nội soi bóc tách lấy bỏ khối u.
Phác đồ điều trị chóng mặt (tai mũi họng)
Khi không có hiện tượng quay, người bệnh thường dùng từ mất thăng bằng, cảm giác mất thăng bằng cũng là một triệu chứng có nguồn gốc.
Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính hạ thanh môn
Nếu bệnh nhân lơ mơ, kiệt sức hoặc thất bại với nội khoa: đặt nội khí quản, mở khí quản, ưu tiên đặt nội khí quản hơn mở khí quản.
Phác đồ điều trị u ác tính mũi xoang
Các triệu chứng này đôi khi nhầm lẫn với viêm xoang mạn tính, hoặc polype mũi xoang, và có trường hợp không có triệu chứng mũi xoang.
Phác đồ điều trị viêm xương chũm cấp tính
Phẫu thuật khi túi mủ đã hình thành, hoặc bệnh tích xương đã nặng, khi các triệu chứng toàn thân và chức năng kéo dài: sốt, mệt nhọc.
Phác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em
Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.