- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý tai mũi họng
- Phác đồ điều trị viêm amidal cấp và mạn tính
Phác đồ điều trị viêm amidal cấp và mạn tính
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Viêm amiđan cấp tính là viêm sung huyết và xuất tiết của amiđan khẩu cái, thường gặp ở trẻ ở lứa tuổi học đường 5 - 15 tuổi, do vi khuẩn hoặc virus gây nên, thường thấy ở thời kỳ đầu của nhiều bệnh viêm nhiễm vì vậy có người coi amiđan là "cửa vào" của một số vi khuẩn hay virus như: viêm khớp cấp, bại liệt, dịch viêm não, viêm màng não. Viêm amiđan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần của amiđan khẩu cái. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, amiđan viêm có thể phát triển to lên (viêm quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc amiđan có thể nhỏ lại (viêm xơ teo).
Các tác nhân gây viêm amiđan:
Vi khuẩn: liên cầu β tan huyết nhóm A, S.pneu hemophilus, tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí;
Virus: cúm, sởi, ho gà...
Nguyên nhân thuận lợi gây viêm amiđan:
Thời tiết thay đổi đột ngột (bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao...).
Ô nhiễm môi trường do bụi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.
Sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng.
Có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng: như sâu răng, viêm lợi, viêm V.A, viêm xoang và do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amiđan có nhiều khe kẽ, hốc, ngách là nơi cư trú, ẩn náu và phát triển của vi khuẩn.
Phác đồ điều trị viêm amidal cấp và mạn tính
Nguyên tắc điều trị
Đối với viêm amiđan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.
Viêm amiđan mạn tính, vấn đề điều trị chủ yếu là cân nhắc chỉ định phẫu thuật cắt amiđan.
Điều trị cụ thể viêm amiđan cấp tính
Nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống nước nhiều.
Giảm đau, hạ sốt: paracetamol…
Kháng sinh: trong trường hợp nhiễm khuẩn dùng nhóm β lactam, nếu dị ứng thì dùng nhóm macrolid.
Nhỏ mũi bằng thuốc sát trùng nhẹ.
Súc miệng bằng các dung dịch kiềm ấm: bicarbonat natri, borat natri… (nửa thìa cà phê trong một cốc nước ấm).
Nâng đỡ cơ thể: yếu tố vi lượng, sinh tố, calci...
Điều trị cụ thể viêm amiđan mạn tính
Phẫu thuật cắt amiđan hiện nay là rất phổ biến, tuy nhiên cần có chỉ định chặt chẽ. Chỉ cắt khi nào amiđan thực sự trở thành một ổ viêm (focal infection) gây hại cho cơ thể.
Chỉ định phẫu thuật
Amiđan viêm mạn tính nhiều lần (thường là 5 - 6 lần trong một năm).
Amiđan viêm mạn tính gây biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amiđan.
Amiđan viêm mạn tính gây biến chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng…
Amiđan viêm mạn tính gây biến chứng xa: viêm màng trong tim, viêm cầu thận, viêm khớp, rối loạn tiêu hóa kéo dài, nhiễm khuẩn huyết.
Amiđan viêm mạn tính quá phát gây khó thở (hội chứng ngạt thở khi ngủ - hội chứng Pickwick sleep), khó nuốt, giọng nói như miệng ngậm một vật gì (khó nói).
Chống chỉ định phẫu thuật
Chống chỉ định tuyệt đối: Các hội chứng chảy máu: bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu. Các bệnh nội khoa như: cao huyết áp, suy tim, suy thận, suy gan giai đoạn mất bù…
Chống chỉ định tương đối: Khi đang có viêm họng cấp tính hay đang có biến chứng áp xe amiđan. Khi đang có viêm, nhiễm khuẩn cấp tính như: viêm mũi, viêm xoang, mụn nhọt. Khi đang có viêm, nhiễm virus cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, bại liệt, sốt xuất huyết... Khi đang có biến chứng do viêm amiđan như: viêm thận cấp, thấp khớp cấp... thì phải điều trị ổn định, hết đợt cấp mới được cắt. Khi đang có bệnh mạn tính chưa ổn định như: đái tháo đường, viêm gan, lao, bệnh giang mai, AIDS... Phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai hoặc đang nuôi con bú. Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Người quá yếu, trẻ quá nhỏ, người trên 50 tuổi. Thận trọng: trong các trường hợp dùng các thuốc nội tiết tố, hoặc thuốc giảm đau trước đó, các bệnh nhân đang đợt tiêm chủng, địa phương đang có dịch truyền nhiễm...
Phương pháp phẫu thuật
Trước đây thường phẫu thuật dưới gây tê tại chỗ bằng các phương pháp: Sluder và Anse.
Ngày nay chủ yếu là phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản bằng các phương pháp Anse hoặc trực tiếp bằng dao điện đơn cực hay lưỡng cực, cắt bằng Laser, Coblator, dao siêu âm....
Bài viết cùng chuyên mục
Viêm tai giữa cấp tính trẻ em
Nguyên nhân chính của viêm tai giữa cấp tính là viêm vòm mũi họng, quá trình viêm vào tai bằng con đường vòi Eustache là chủ yếu.
Phác đồ điều trị nang rò giáp lưỡi
Trong trường hợp ống giáp lưỡi không tiêu biến, và tồn tại sau khi ra đời, gây nên dị tật nang giáp lưỡi, nang có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của ống giáp lưỡi.
Phác đồ điều trị u xơ mạch vòm mũi họng
Phẫu thuật cắt u xơ mạch bằng nội soi ở giai đoạn chưa lan rộng, mở cạnh mũi, và cạnh mũi mở rộng kết hợp nội soi bóc tách lấy bỏ khối u.
Phác đồ điều trị dị vật đường thở
Do thói quen uống nước suối con tắc te chui vào đường thở, và sống kí sinh trong đường thở, về bản chất: tất cả các vật nhỏ cho vào miệng được đều có thể rơi vào.
Phác đồ điều trị u nhú mũi xoang (Papilloma)
Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của u nhú mũi xoang, do virus, đây là giả thuyết được nhiều tác giả chấp nhận.
Phác đồ điều trị liệt cơ mở thanh quản
Do thiếu oxy và nguyên nhân mạch máu là hay gặp nhất, những tổn thương về hành não do hôn mê nhiễm độc, hay gặp do thuốc ngủ barbituric.
Phác đồ điều trị u xương (tai mũi họng)
Phẫu thuật lấy bỏ khối u xương, dùng khoan điện tránh gây sang chấn thành trong xoang đặc biệt xoang trán, và làm hạn chế tái phát của khối u.
Phác đồ điều trị chóng mặt (tai mũi họng)
Khi không có hiện tượng quay, người bệnh thường dùng từ mất thăng bằng, cảm giác mất thăng bằng cũng là một triệu chứng có nguồn gốc.
Phác đồ điều trị nấm thanh quản
Bóc tách gỡ bỏ màng giả để loại trừ nhanh tác nhân gây bệnh, nhằm giảm liều thuốc, thời gian điều trị và phục hồi nhanh khả năng phát âm.
Phác đồ điều trị bệnh Ménière
Điều trị nội khoa bao gồm điều trị cơn cấp, và điều trị phòng ngừa, nếu bệnh Meniere thứ phát thì phải điều trị nguyên nhân.
Phác đồ điều trị rối loạn giọng
Thuốc tác động lên hệ thần kinh, đường dùng thuốc điều trị rối loạn giọng có thể gồm, đường toàn thân, đường tại chỗ.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn ở trẻ em
Trong viêm tai giữa tiết nhầy mủ, bệnh tích khu trú ở niêm mạc, còn trong viêm tai giữa mủ bệnh tích vượt khỏi niêm mạc, và làm thương tổn đến xương.
Phác đồ điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên (tai mũi họng)
Dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp, từ hệ thống thần kinh trung ương qua xương thái dương, và tuyến mang tai, trước khi đảm bảo phân bố.
Phác đồ điều trị ngạt mũi
Ngạt mũi có thể gặp ở một, hoặc hai hốc mũi, có thể thay đổi từng lúc, từng thời kỳ, có thể chỉ ở mức độ nhẹ gây khó chịu.
Phác đồ điều trị u nhầy mũi xoang
Lâm sàng với đặc tính là u lành nằm trong xoang, có vỏ bọc ngoài khá dai, trong đầy dịch nhầy vô khuẩn, trong như lòng trắng trứng.
Phác đồ điều trị nang và rò khe mang
Một sự giải thích khác nữa là do sự tách đôi của ống tai ngoài, có hai loại khác nhau về mô học và giải phẫu của nang và rò tai mang.
Phác đồ điều trị ung thư hạ họng
Về thanh quản, vùng thanh quản, nhất là tầng thanh môn mạng lưới bạch huyết, thường nghèo nàn, và hạch cổ thường bị di căn muộn.
Phác đồ điều trị hội chứng đau nhức sọ mặt
Một số nguyên nhân thường gặp, trong tai mũi họng, chuyên khoa mắt, các nguyên nhân do răng hàm mặt, rối loạn vận mạch vùng mặt.
Phác đồ điều trị chấn thương thanh khí quản
Dùng soi treo thanh quản cố định lại khớp nhẫn phễu, nếu có tổn thương, đánh giá lại đầy đủ tổn thương, nếu có rách niêm mạc có thể khâu lại.
Phác đồ điều trị u xơ vòm mũi họng
Các phẫu thuật này gây chảy máu nhiều cần truyền máu, hiện nay với các phương pháp hiện đại như nút mạch trước khi phẫu thuật.
Phác đồ điều trị điếc đột ngột
Nguyên nhân do siêu vi trùng, virus gây quai bị, zona, sởi, cúm, tình trạng nhiễm khuẩn đường thở trên cấp tính, nguyên nhân có thể là do viêm nhiễm mê nhĩ.
Phác đồ điều trị nang và rò túi mang IV (rò xoang lê)
Triệu chứng bệnh xuất hiện một cách tự phát, với một khối viêm xuất hiện vùng cổ bên thấp, dọc theo bờ trước cơ ức đòn chũm, thường là phía bên trái.
Phác đồ điều trị ung thư thanh quản
Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là thuốc lá và rượu, sự phối hợp giữa rượu thuốc lá càng làm tăng nguy cơ cao hơn.
Phác đồ điều trị sẹo hẹp thanh khí quản
Nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương, có thể là chấn thương bên trong, đặt ống nội khí quản kéo dài, hậu quả của mở khí quản, phẫu thuật, xạ trị.
Phác đồ điều trị lao thanh quản
Vi khuẩn lao ở người có tên là M tuberculosis với đặc điểm kháng cồn, kháng toan, ái khí hoàn toàn, phát triển chậm.