Phác đồ điều trị ung thư thanh quản

2017-06-08 01:33 PM
Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là thuốc lá và rượu, sự phối hợp giữa rượu thuốc lá càng làm tăng nguy cơ cao hơn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Ung thư thanh quản là các khối u ác tính xuất phát từ biểu mô thanh quản (gồm ba tầng).

Ung thư thanh quản thuộc vùng đường hô hấp - tiêu hóa trên (V.A.D.S).

Ở Việt Nam ngày càng gặp nhiều thể ung thư thanh quản đơn thuần hơn là ung thư hạ họng. Ung thư thanh quản đứng hàng thứ hai sau ung thư vòm mũi họng, đại đa số là nam (96,9%), tập trung ở độ tuổi 45 - 65.

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư thanh quản gồm:

Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là thuốc lá và rượu, sự phối hợp giữa rượu - thuốc lá càng làm tăng nguy cơ cao hơn.

Một số yếu tố nguy cơ ít quan trọng hơn như trào ngược dạ dày, phóng xạ, thoát vị thanh quản, u nhú thanh quản…

Một số viêm thanh quản mạn tính (bạch sản, hồng sản) là những viêm thanh quản có nguy cơ cao, bởi vì có nguy cơ chuyển thành thành ác tính từ 10 - 40%.

Phác đồ điều trị ung thư thanh quản

Đối với khối u T1 thanh môn

Chủ yếu là điều trị bằng phẫu thuật, có thể phẫu thuật với laser CO2, phẫu thuật này được thực hiện dưới soi treo vi phẫu, thường không phải mở khí quản. Trong trường hợp khối u lan nhiều vào mép trước dây thanh có thể phẫu thuật bằng phương pháp mở sụn giáp cắt dây thanh hoặc cắt thanh quản trán bên. Phẫu thuật ở giai đoạn T1 này thường không nặng nề, nhất là với phương tiện vi phẫu thuật thanh quản với laser CO2, chất lượng giọng vẫn giữ khá tốt, tránh được các biến chứng do tia xạ.

Xạ trị: thường được chỉ định cho khối u T1b, lan rộng cả hai dây thanh. Liệu trình tia xạ phải mất 6 tuần, phương pháp này giúp bảo tồn thanh quản tốt hơn. Nếu thất bại có thể vớt lại bằng phẫu thuật. Biến chứng sớm là nuốt đau, phù nề thanh quản. Biến chứng muộn là xơ thanh quản, hoại tử sụn, hay suy giáp. Tỷ lệ sarcoma do tia xạ thấp.

Đối với ung thư thanh quản T2

Phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trên nhẫn: Phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trên nhẫn kiểu CHEP cho các ung thư giai đoạn T2, một số T3. Phẫu thuật này giúp có thể lấy hết bệnh tích mà vẫn giữ được chức năng của thanh quản. Hiện nay với các trung tâm có hệ thống chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán giải phẫu bệnh lý tốt, có thể phẫu thuật bằng laser CO2 trong một số trường hợp khối u T2.

Xạ trị: thường chỉ định trong các trường hợp chống chỉ định phẫu thuật hoặc bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật.

Ung thư giai đoạn muộn T3, T4

Điều trị chủ yếu hiện nay ở Việt Nam vẫn là cắt bỏ thanh quản toàn bộ kèm nạo vét hạch cổ, phối hợp với tia xạ sau mổ. Liều tia vào diện u là 60 - 70Gy, vào hạch cổ là 50Gy nếu hạch âm tính và 60 - 70Gy nếu hạch có di căn.. Khó khăn nhất là bệnh nhân bị mất thanh quản, không thể nói được. Tuy nhiên với sự phát triển vấn đề phục hồi phát âm: Lắp van phát âm khí thực quản, tập nói giọng thực quản hoặc sử dụng thanh quản điện có thể giúp cho bệnh nhân lấy lại được giọng nói.

Một xu hướng khác cho điều trị ung thư thanh quản giai đoạn muộn là vẫn bảo tồn thanh quản với hoá xạ trị đồng thời, protocol hoá chất gồm Cisplatin và 5 FU.

Xạ trị đơn thuần chỉ áp dụng cho những trường hợp ung thư lan rộng, không còn khả năng phẫu thuật, hoặc những trường hợp bị tái phát tại chỗ, di căn xa như một trị liệu vớt vát.

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị điếc đột ngột

Nguyên nhân do siêu vi trùng, virus gây quai bị, zona, sởi, cúm, tình trạng nhiễm khuẩn đường thở trên cấp tính, nguyên nhân có thể là do viêm nhiễm mê nhĩ.

Phác đồ điều trị bệnh u nhú thanh quản (Papilloma)

Thông thường, để đảm bảo kết quả cao nhất, người ta thường phối hợp một phương pháp điều trị phẫu thuật, và một phương pháp điều trị hỗ trợ.

Phác đồ điều trị ung thư lưỡi chuyên ngành tai mũi họng

Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn, khi có chảy máu nhiều tại u phải làm DSA để tắc mạch, hoặc phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.

Phác đồ điều trị viêm mũi họng cấp tính

Viêm mũi họng cấp tính thường gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi, khởi đầu là một viêm nhiễm virus, dưới tác dụng của độc tố sức đề kháng giảm sút.

Phác đồ điều trị vỡ xương đá

Giai đoạn sau, hay giai đoạn của tai mũi họng, tiến hành thăm khám toàn bộ chức năng về thần kinh tai, trước các triệu chứng điếc, chóng mặt.

Phác đồ điều trị u xương (tai mũi họng)

Phẫu thuật lấy bỏ khối u xương, dùng khoan điện tránh gây sang chấn thành trong xoang đặc biệt xoang trán, và làm hạn chế tái phát của khối u.

Phác đồ điều trị bệnh viêm tai ngoài

Ống tai mới đầu thấy gờ đỏ, chạm vào rất đau, sau đó to dần, và che lấp một phần ống tai, xung quanh tấy đỏ, ở giữa mọng mủ trắng.

Phác đồ điều trị dị vật đường ăn

Gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em, nam nhiều hơn nữ, các loại dị vật hữu cơ và có hình thái sắc nhọn như; xương cá, gà, vịt.

Phác đồ điều trị ngạt mũi

Ngạt mũi có thể gặp ở một, hoặc hai hốc mũi, có thể thay đổi từng lúc, từng thời kỳ, có thể chỉ ở mức độ nhẹ gây khó chịu.

Phác đồ xử trí vết thương vùng cổ

Thanh quản và khí quản là cơ quan nhô ra phía trước nhiều nhất nên dễ bị thương tổn nhất, nguyên nhân: cắt cổ tự tử, dao đâm, trâu húc.

Phác đồ điều trị viêm họng mạn tính

Các bệnh tích có thể lan toả hoặc khu trú, thể điển hình của viêm họng mạn tính, và viêm họng mạn tính toả lan, viêm họng mạn tính khu trú.

Phác đồ điều trị viêm tai ngoài cấp

Viêm lan tỏa của ống tai ngoài, do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Các nguyên nhân phổ biến của viêm tai ngoài là ngâm nước, chấn thương ống tai hoặc sự hiện diện của dị vật hoặc các bệnh da liễu.

Phác đồ điều trị viêm VA cấp và mạn tính

Những trường hợp viêm cấp tính kéo dài, thầy thuốc phải sờ vòm để giải phóng mủ tụ lại trong tổ chức V A hoặc nạo V A nóng.

Phác đồ điều trị nang và rò khe mang II

Ống rò khe mang II là một ống dầy, có đường kính khoảng 0,5 cm, lòng thông hay bị xơ hoá, nó chạy lên cao, đi dưới cơ bám da và cân cổ nông.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em

Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.

Phác đồ điều trị u nang tai mũi họng

Lâm sàng khởi phát từ bao giờ không được biết đến, vì không gây ra triệu chứng gì, khi u đã phát triển làm phồng mặt ngoài hố nanh, ấn cứng.

Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp (tai mũi họng)

Với ung thư thể nhú, và nang: thường gặp ở trẻ em và tuổi thanh thiếu niên, phẫu thuật là hàng đầu, sau đó tiếp tục điều trị nội tiết.

Phác đồ điều trị xốp xơ tai

Hiện tượng rối loạn cấu tạo xương khu trú ở vùng xương thái dương, đặc trưng bởi sự hấp thu các tế bào xương, và tạo lập xương mới ở vùng xương con và tai.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang dị ứng

Viêm mũi xoang dị ứng có nhiều nguyên nhân khác nhau, biểu hiện lâm sàng mỗi người một khác, thay đổi theo môi trường, cơ địa, sự quá mẫn.

Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp tính có rất nhiều nguyên nhân, và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau, tùy theo nguyên nhân, và lứa tuổi bệnh được phân loại.

Phác đồ điều trị u ác tính mũi xoang

Các triệu chứng này đôi khi nhầm lẫn với viêm xoang mạn tính, hoặc polype mũi xoang, và có trường hợp không có triệu chứng mũi xoang.

Phác đồ điều trị viêm amidal cấp và mạn tính

Đối với viêm amiđan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.

Viêm tai giữa cấp tính trẻ em

Nguyên nhân chính của viêm tai giữa cấp tính là viêm vòm mũi họng, quá trình viêm vào tai bằng con đường vòi Eustache là chủ yếu.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang do nấm

Các sợi nấm phát triển trong chất hàn răng, là oxit kẽm có trong eugenat đi qua đỉnh răng vào trong xoang, đến khi chẩn đoán do nấm từ vài tháng đến vài năm.

Phác đồ điều trị viêm họng cấp tính (tai mũi họng)

Mọi trường hợp viêm họng đỏ cấp đơn thuần ở bệnh nhân trên 3 tuổi, đều phải được điều trị như một viêm họng đỏ cấp, do liên cầu khi không có xét nghiệm.