- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý tai mũi họng
- Phác đồ điều trị sẹo hẹp thanh khí quản
Phác đồ điều trị sẹo hẹp thanh khí quản
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Sẹo hẹp thanh khí quản là biến chứng do tổn thương thanh quản hoặc khí quản do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải gây ra sẹo từ đó làm hẹp khẩu kính đường thở. Theo phân loại của Myer và Cotton thì sẹo hẹp ở thanh quản hạ thanh môn được tính là độ I khi khẩu kính đường thở hẹp 50%. Khi khẩu kính đường thở giảm trên 60% thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng khó thở. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến sẹo hẹp thanh khí quản mắc phải. Nguyên nhân gồm có:
Các viêm nhiễm mạn tính như: thoái hoá dạng tinh bột, viêm nhiễm sụn mạn tính.
Các u lành tính và ác tính ở thanh khí quản.
Nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương, có thể là chấn thương bên trong (đặt ống nội khí quản kéo dài, hậu quả của mở khí quản, phẫu thuật, xạ trị, bỏng trong khí quản), hoặc bên ngoài (chấn thương vùng cổ từ ngoài).
Phác đồ điều trị sẹo hẹp thanh khí quản
Nguyên tắc điều trị
Điều trị cấp cứu trong trường hợp bệnh nhân vào viện có khó thở thanh quản độ II cần phải tạo sự thông khí đường thở ngay bằng cách mở khí quản hoặc đặt nội khí quản nếu có thể. Thiết lập lại khẩu kính bình thường của thanh khí quản và chức năng hô hấp, phát âm của thanh khí quản.
Điều trị cụ thể
Điều trị sẹo hẹp thanh khí quản là một trong những điều trị phức tạp nhất của ngành tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ do tính chất dễ bị kích thích, dễ quá sản của niêm mạc hô hấp ở một vùng rất dễ bị tổn thương. Nhiều phương pháp xử lý phẫu thuật chỉnh hình đã được đề ra. Cho đến nay, trong nước cũng như trên thế giới chưa có phương pháp nào mang lại kết quả lý tưởng và hoàn thiện nhất cho điều trị sẹo hẹp thanh khí quản nói chung. Đồng thời trong thực hành lâm sàng, tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể mà lúc đó người phẫu thuật viên mới có thể đưa ra phương pháp điều trị cho bệnh nhân.
Điều trị ngoại khoa
Nội soi thanh - khí quản
Chỉ định nội soi:
+ Hẹp thanh khí quản do nụ sùi (Granulome).
+ Màng dính thanh quản mép trước.
+ Màng dính mỏng khí quản.
Chống chỉ định:
+ Sẹo hẹp thanh quản nặng.
+ Sẹo hẹp khí quản dạng chu vi.
+ Mắc các bệnh toàn thân nặng.
Kỹ thuật:
+ Dụng cụ vi phẫu thanh quản.
+ Dùng laser nếu có.
Biến chứng:
+ Hẹp trở lại.
+ Chảy máu.
Nối khí quản tận - tận:
Nối khí quản tận - tận lần đầu tiên được sử dụng để điều trị các khối u ác tính và hẹp khí quản đơn thuần. Người ta có thể cắt bỏ đoạn khí quản dài 4 - 5 cm và bóc tách hai đầu để nối tận - tận nhờ gây mê hồi sức tốt và kết hợp giữa tai mũi họng với phẫu thuật lồng ngực.
Chỉ định trong nối tận - tận:
+ Sẹo hẹp khí quản đơn thuần.
+ Khối u khí quản gây hẹp.
Chống chỉ định:
+ Sẹo hẹp lớn hơn 50% chiều dài khí quản.
+ Có kèm theo sẹo hẹp hạ thanh môn và thanh môn.
+ Bệnh nhân có các bệnh toàn thân nặng.
Tai biến của phẫu thuật:
+ Trong phẫu thuật: Chảy máu, tổn thương thần kinh quặt ngược.
+ Sau phẫu thuật: Tắc ống nội khí quản, nhiễm trùng, bục miệng nối.
+ Biến chứng xa: Hẹp lại miệng nối (do sùi, mềm sụn hoặc sẹo tái phát).
Đặt ống nong thanh - khí quản:
Chỉ định:
+ Sẹo hẹp thanh quản.
+ Sẹo hẹp khí quản.
+ Sử dụng như một giải pháp tạm thời để bệnh nhân phục hồi sức khỏe hoặc phòng ngừa khỏi tử vong vì suy hô hấp do không chỉ định cho các phẫu thuật khác.
Chống chỉ định:
+ Bệnh nhân có các bệnh toàn thân nặng.
+ Các tổn thương mất mô, tổ chức lớn gây chít hẹp hoàn toàn thanh khí quản (Cotton IV).
+ Các bệnh nhân có các bệnh nội khoa nặng.
+ Không thể chịu đựng gây mê toàn thân.
+ Dị ứng với chất liệu nong.
Biến chứng:
+ Tiếp tục lan rộng đoạn hẹp.
+ Nhiễm trùng.
+ Tắc ống.
+ Tổ chức hạt ở đầu ống.
+ Hoại tử gây thủng thanh khí quản.
+ Gây hẹp lại thanh - khí quản.
Chỉnh hình thanh khí quản bằng các vạt ghép tự thân:
Chỉ định trong các trường hợp sau:
+ Sẹo hẹp thanh môn nặng, sẹo hẹp hạ thanh môn, sẹo hẹp khí quản cao từ vòng sụn thứ hai trở lên ở vùng gần thanh môn và hạ thanh môn.
+ Thất bại của nối tận-tận.
+ Tổn thương khí quản trên 5cm.
+ Tổn thương khí quản thành trước, sau khi mở khí quản.
+ Sau phẫu thuật cắt bỏ u lớn khí quản.
+ Nhuyễn sụn khí quản nặng trong bướu giáp quá to hoặc chấn thương lâu ngày.
Chống chỉ định: Bệnh nhân có các bệnh toàn thân nặng.
Các loại mảnh ghép:
+ Vạt ghép lót vào lòng đường thở: Màng xương; Màng sụn. Niêm mạc má; Da.
+ Mảnh ghép chống đỡ từ bên ngoài: Ghép sụn: Sụn sườn, vành tai. Xương: Xương sườn, xương mào chậu hoặc xương móng.
Tai biến của phẫu thuật:
+ Trong phẫu thuật: Chảy máu.
+ Sau phẫu thuật: Tắc ống nong, tràn khí, nhiễm trùng hoại tử mảnh ghép.
+ Biến chứng xa: Sẹo hẹp tái phát.
Điều trị nội khoa
Phối hợp với điều trị ngoại khoa. Trong và sau phẫu thuật bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh theo đường tĩnh mạch, steroid theo đường tĩnh mạch, chống trào ngược, nhỏ ống thở bằng các dung dịch làm loãng dịch xuất tiết.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị Polyp mũi
Nguyên tắc chung là phẫu thuật lấy bỏ khối polyp trong mũi, hoặc xoang, nếu polyp ở trong hốc mũi có thể lấy bằng thòng lọng, hoặc bằng dao cắt hút.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa mủ mãn tính
Nhiễm khuẩn mãn tính, các sinh vật gây bệnh chính là Pseudomonas aeruginosa, Proteus sp, tụ cầu, các vi khuẩn Gram âm và kỵ khí khác.
Phác đồ điều trị xốp xơ tai
Hiện tượng rối loạn cấu tạo xương khu trú ở vùng xương thái dương, đặc trưng bởi sự hấp thu các tế bào xương, và tạo lập xương mới ở vùng xương con và tai.
Phác đồ điều trị chóng mặt (tai mũi họng)
Khi không có hiện tượng quay, người bệnh thường dùng từ mất thăng bằng, cảm giác mất thăng bằng cũng là một triệu chứng có nguồn gốc.
Phác đồ điều trị ung thư hạ họng
Về thanh quản, vùng thanh quản, nhất là tầng thanh môn mạng lưới bạch huyết, thường nghèo nàn, và hạch cổ thường bị di căn muộn.
Phác đồ điều trị viêm xương chũm cấp tính
Phẫu thuật khi túi mủ đã hình thành, hoặc bệnh tích xương đã nặng, khi các triệu chứng toàn thân và chức năng kéo dài: sốt, mệt nhọc.
Phác đồ điều trị bệnh u nhú thanh quản (Papilloma)
Thông thường, để đảm bảo kết quả cao nhất, người ta thường phối hợp một phương pháp điều trị phẫu thuật, và một phương pháp điều trị hỗ trợ.
Phác đồ điều trị viêm phù nề thanh thiệt cấp tính
Ở người lớn hay gặp nhất là do Haemophilus influenzae, tiếp theo là Streptococcus pneumoniae, ngoài ra viêm phù nền thanh thiệt cấp.
Phác đồ điều trị điếc đột ngột
Nguyên nhân do siêu vi trùng, virus gây quai bị, zona, sởi, cúm, tình trạng nhiễm khuẩn đường thở trên cấp tính, nguyên nhân có thể là do viêm nhiễm mê nhĩ.
Phác đồ điều trị nghe kém ở trẻ em
Sau khi chẩn đoán xác định, nên cho bé mang ngay loại máy nghe có mức khuyếch đại, và độ rõ lời tốt nhất hiện có trên thị trường khoảng 3 đến 6 tháng.
Phác đồ điều trị u xơ mạch vòm mũi họng
Phẫu thuật cắt u xơ mạch bằng nội soi ở giai đoạn chưa lan rộng, mở cạnh mũi, và cạnh mũi mở rộng kết hợp nội soi bóc tách lấy bỏ khối u.
Phác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em
Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.
Phác đồ xử trí vết thương vùng mặt
Xử trí vết thương phần mềm, cần thực hiện càng sớm càng tốt sau chấn thương, trong thời gian chờ phẫu thuật, vết thương cần được giữ ẩm bằng gạc.
Phác đồ điều trị nhiễm trùng khoang cổ sâu
Nhiễm trùng khoang cổ sâu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, sự lan rộng của nhiễm trùng có thể từ khoang miệng, mặt, hoặc khoang cổ nông.
Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính
Viêm thanh quản cấp tính có rất nhiều nguyên nhân, và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau, tùy theo nguyên nhân, và lứa tuổi bệnh được phân loại.
Phác đồ điều trị viêm thanh quản mạn tính
Điều trị các ổ viêm mũi họng, viêm xoang, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh toàn thân khác.
Phác đồ điều trị bệnh viêm tai ngoài
Ống tai mới đầu thấy gờ đỏ, chạm vào rất đau, sau đó to dần, và che lấp một phần ống tai, xung quanh tấy đỏ, ở giữa mọng mủ trắng.
Phác đồ điều trị viêm amidal cấp và mạn tính
Đối với viêm amiđan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.
Phác đồ điều trị dị hình bẩm sinh tai ngoài
Thiếu một phần hay toàn bộ vành tai, có thể gặp ở một bên, hay cả hai bên tai, vành tai hoàn toàn không có hay chỉ có một phần, thường chỉ như một nụ.
Phác đồ điều trị u nang tai mũi họng
Lâm sàng khởi phát từ bao giờ không được biết đến, vì không gây ra triệu chứng gì, khi u đã phát triển làm phồng mặt ngoài hố nanh, ấn cứng.
Phác đồ điều trị u nhú mũi xoang (Papilloma)
Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của u nhú mũi xoang, do virus, đây là giả thuyết được nhiều tác giả chấp nhận.
Phác đồ điều trị vỡ xương đá
Giai đoạn sau, hay giai đoạn của tai mũi họng, tiến hành thăm khám toàn bộ chức năng về thần kinh tai, trước các triệu chứng điếc, chóng mặt.
Phác đồ điều trị nang rò giáp lưỡi
Trong trường hợp ống giáp lưỡi không tiêu biến, và tồn tại sau khi ra đời, gây nên dị tật nang giáp lưỡi, nang có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của ống giáp lưỡi.
Phác đồ điều trị nang và rò khe mang II
Ống rò khe mang II là một ống dầy, có đường kính khoảng 0,5 cm, lòng thông hay bị xơ hoá, nó chạy lên cao, đi dưới cơ bám da và cân cổ nông.
Phác đồ điều trị ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ
Nam thường mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ hơn nữ, ngáy là tình trạng âm thanh được tạo ra do luồng không khí đi qua một khe hẹp ở vùng hầu họng.