- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý tai mũi họng
- Phác đồ điều trị rối loạn giọng
Phác đồ điều trị rối loạn giọng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Rối loạn giọng là tình trạng bất thường của một hoặc nhiều đặc tính của giọng nói, gồm rối loạn âm vực, cao độ, cường độ, chất lượng giọng.
Rối loạn giọng có thể do các nguyên nhân mang tính hành vi và các tổn thương thực thể tại thanh quản.
Các nguyên nhân hành vi
Lạm dụng giọng nói, sử dụng giọng nói không hợp lý
Lạm dụng giọng nói hoặc sử dụng giọng nói không hợp lý đưa đến rối loạn giọng trong các bệnh lý sau:
Rối loạn giọng căng cơ không có tổn thương niêm mạc dây thanh.
Các bệnh lý niêm mạc dây thanh: hạt xơ dây thanh, phù nề dây thanh, polyp dây thanh, u hạt, loét tiếp xúc, viêm thanh quản mạn tính.
Nguyên nhân tâm lý - tâm thần
Rối loạn giọng do căn nguyên tâm lý - tâm thần.
Rối loạn giọng tuổi dậy thì.
Các rối loạn giọng do chuyển giới tính.
Tổn thương thực thể tại thanh quản
Bất thường cấu trúc thanh quản
Bẩm sinh: Màng chân vịt. Rãnh dây thanh.
Mắc phải: Chấn thương thanh quản. Sẹo hẹp đường thở. Rối loạn giọng tuổi già.
Các nguyên nhân thần kinh – cơ
Liệt thần kinh quặt ngược thanh quản.
Bệnh lý thần kinh trung ương: Liệt nửa người, nhồi máu não, Parkinson…
Co cứng cơ thanh quản cục bộ.
Bệnh nơ-ron vận động (ví dụ: xơ cột bên teo cơ).
Xơ hóa rải rác.
Hội chứng Guillain-Barré.
Bệnh nhược cơ.
Bệnh Wilson.
Các nguyên nhân nội tiết
Chậm phát triển sinh dục ở nam giới.
Nam hóa giọng nữ.
Tác dụng phụ của thuốc (steroid, nội tiết tố…).
U lành tính và ác tính của thanh quản
Nang, papilloma, ung thư…
Các viêm nhiễm tại thanh quản
Viêm thanh quản cấp tính, mạn tính.
Các bệnh tự miễn.
Viêm khớp dạng thấp.
Trào ngược dạ dày - thực quản.
Phản ứng dị ứng.
Viêm đặc hiệu: Nấm thanh quản, lao thanh quản, giang mai thanh quản.
Các nguyên nhân của đường phát âm
Dị hình hốc mũi, ngạt mũi, khe hở hàm ếch.
Phác đồ điều trị rối loạn giọng
Nguyên tắc điều trị
Điều trị nguyên nhân là chủ yếu.
Bảo tồn tối đa cấu trúc giải phẫu và khôi phục chức năng của thanh quản.
Sử dụng phương pháp điều trị phù hợp, đúng chỉ định, đúng giai đoạn của bệnh.
Có biện pháp dự phòng tái phát.
Điều trị nội khoa
Tùy nguyên nhân mà chỉ định dùng thuốc phù hợp. Thuốc điều trị nội khoa các rối loạn giọng nói gồm các nhóm sau:
Kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc điều trị lao.
Steroid và các thuốc chống viêm không steroid.
Thuốc chống dị ứng.
Thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
Thuốc tác động lên hệ thần kinh. Đường dùng thuốc điều trị rối loạn giọng có thể gồm: đường toàn thân (tiêm hoặc uống), đường tại chỗ (bơm thuốc thanh quản, khí dung họng - thanh quản).
Trị liệu giọng nói - ngôn ngữ (luyện giọng)
Chỉ định trong các trường hợp:Rối loạn giọng nói không có tổn thương thực thể tại thanh quản.
Rối loạn giọng có tổn thương thực thể kèm theo rối loạn chức năng phát âm, tổn thương thực thể do các nguyên nhân hành vi (hạt xơ dây thanh).
Trước và sau phẫu thuật thanh quản.
Điều trị hỗ trợ rối loạn giọng do căn nguyên thần kinh (liệt hồi quy…).
Điều trị phẫu thuật
Tùy loại tổn thương và giai đoạn của tổn thương mà lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Chỉ định phẫu thuật
Tổn thương lành tính ở niêm mạc dây thanh do nguyên nhân hành vi đã điều trị nội khoa và trị liệu giọng nói không hiệu quả: polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh, phù Reinke.
Tổn thương cấu trúc dây thanh không có chỉ định điều trị bảo tồn: nang dây thanh, rãnh dây thanh, màng chân vịt, papilloma thanh quản.
Rối loạn giọng do căn nguyên thần kinh đã điều trị bảo tồn không kết quả: liệt dây thanh, rối loạn giọng co cứng.
Rối loạn giọng do chấn thương thanh quản làm gãy vỡ, di lệch khung sụn thanh quản.
Nguyên tắc phẫu thuật điều trị rối loạn giọng
Chỉ định mổ đúng tổn thương và đúng giai đoạn của bệnh.
Can thiệp tối thiểu vào cấu trúc của dây thanh để bảo tồn tối đa lớp niêm mạc dây thanh, giúp phục hồi sóng niêm mạc.
Trước và sau mổ cần có trị liệu giọng nói - ngôn ngữ để phục hồi chức năng phát âm.
Một số loại phẫu thuật điều trị rối loạn giọng
Vi phẫu thanh quản điều trị các tổn thương lành tính ở niêm mạc dây thanh như hạt xơ, polyp, nang, phù Reinke.
Phẫu thuật làm phồng dây thanh điều trị các bệnh teo dây thanh, rãnh dây thanh, liệt dây thanh: bơm mỡ tự thân, collagen...
Phẫu thuật trên khung sụn của thanh quản (chỉnh hình, cấy ghép).
Phẫu thuật phục hồi giải phẫu và sinh lý thanh quản do sẹo hẹp.
Phẫu thuật tác động lên hệ thống thần kinh - cơ thanh quản: tiêm Botulinum toxin A, ghép nối dây thần kinh...
Các phương pháp phẫu thuật khác: laser, dụng cụ cắt hút (microdebrider)…
Các phương pháp điều trị khác
Đối với tổn thương ác tính tại thanh quản, cần áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với tổn thương và giai đoạn của bệnh như phẫu thuật, xạ trị, điều trị hóa chất…
Giáo dục và tư vấn về sử dụng giọng
Người bệnh cần được tư vấn và giáo dục về cách sử dụng giọng nói hợp lý, tình trạng rối loạn giọng của bản thân, hướng điều trị, cách chăm sóc giọng nói, cách dự phòng tái phát.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị nấm thanh quản
Bóc tách gỡ bỏ màng giả để loại trừ nhanh tác nhân gây bệnh, nhằm giảm liều thuốc, thời gian điều trị và phục hồi nhanh khả năng phát âm.
Phác đồ điều trị viêm họng mạn tính
Các bệnh tích có thể lan toả hoặc khu trú, thể điển hình của viêm họng mạn tính, và viêm họng mạn tính toả lan, viêm họng mạn tính khu trú.
Phác đồ điều trị viêm tai ứ dịch ở trẻ em
Cần phân biệt các căn nguyên của viêm tai thanh dịch, thứ phát sau rối loạn chức năng vòi, hoặc tắc vòi nhĩ, do yếu tố miễn dịch và nhiễm trùng đóng vai trò chủ yếu.
Phác đồ điều trị u xương (tai mũi họng)
Phẫu thuật lấy bỏ khối u xương, dùng khoan điện tránh gây sang chấn thành trong xoang đặc biệt xoang trán, và làm hạn chế tái phát của khối u.
Phác đồ điều trị viêm VA cấp và mạn tính
Những trường hợp viêm cấp tính kéo dài, thầy thuốc phải sờ vòm để giải phóng mủ tụ lại trong tổ chức V A hoặc nạo V A nóng.
Phác đồ điều trị viêm mũi xoang mạn tính
Bệnh viêm mũi xoang mạn tính do nhiều nguyên nhân, điều trị thường dài ngày nên để tránh tái phát, nên đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị.
Phác đồ điều trị viêm mũi xoang dị ứng
Viêm mũi xoang dị ứng có nhiều nguyên nhân khác nhau, biểu hiện lâm sàng mỗi người một khác, thay đổi theo môi trường, cơ địa, sự quá mẫn.
Phác đồ điều trị u lympho ác tính không Hodgkin vùng đầu cổ
Truyền hóa chất từ 6 đến 8 đợt, theo dõi toàn trạng, huyết tủy đồ, nâng thể trạng, một số trường hợp còn tồn dư u hoặc chưa tan hết có thể xem xét phẫu thuật.
Phác đồ điều trị viêm thanh quản mạn tính
Điều trị các ổ viêm mũi họng, viêm xoang, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh toàn thân khác.
Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính hạ thanh môn
Nếu bệnh nhân lơ mơ, kiệt sức hoặc thất bại với nội khoa: đặt nội khí quản, mở khí quản, ưu tiên đặt nội khí quản hơn mở khí quản.
Phác đồ điều trị ngạt mũi
Ngạt mũi có thể gặp ở một, hoặc hai hốc mũi, có thể thay đổi từng lúc, từng thời kỳ, có thể chỉ ở mức độ nhẹ gây khó chịu.
Phác đồ điều trị viêm amidal cấp và mạn tính
Đối với viêm amiđan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.
Phác đồ điều trị nghe kém ở trẻ em
Sau khi chẩn đoán xác định, nên cho bé mang ngay loại máy nghe có mức khuyếch đại, và độ rõ lời tốt nhất hiện có trên thị trường khoảng 3 đến 6 tháng.
Phác đồ điều trị bệnh u nhú thanh quản (Papilloma)
Thông thường, để đảm bảo kết quả cao nhất, người ta thường phối hợp một phương pháp điều trị phẫu thuật, và một phương pháp điều trị hỗ trợ.
Phác đồ điều trị ung thư vòm mũi họng
Phẫu thuật lấy bỏ u vòm hay nạo vét hạch cổ có vai trò rất hạn chế, chỉ được áp dụng cho một số trường hợp còn tồn dư sau tia xạ hóa chất.
Phác đồ điều trị viêm phù nề thanh thiệt cấp tính
Ở người lớn hay gặp nhất là do Haemophilus influenzae, tiếp theo là Streptococcus pneumoniae, ngoài ra viêm phù nền thanh thiệt cấp.
Phác đồ điều trị dị vật đường ăn
Gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em, nam nhiều hơn nữ, các loại dị vật hữu cơ và có hình thái sắc nhọn như; xương cá, gà, vịt.
Phác đồ điều trị xốp xơ tai
Hiện tượng rối loạn cấu tạo xương khu trú ở vùng xương thái dương, đặc trưng bởi sự hấp thu các tế bào xương, và tạo lập xương mới ở vùng xương con và tai.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp
Viêm cấp tính của tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, rất phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhưng không phổ biến ở người lớn.
Phác đồ điều trị hội chứng đau nhức sọ mặt
Một số nguyên nhân thường gặp, trong tai mũi họng, chuyên khoa mắt, các nguyên nhân do răng hàm mặt, rối loạn vận mạch vùng mặt.
Phác đồ điều trị vỡ xương đá
Giai đoạn sau, hay giai đoạn của tai mũi họng, tiến hành thăm khám toàn bộ chức năng về thần kinh tai, trước các triệu chứng điếc, chóng mặt.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma
Đa số các nhà nghiên cứu thừa nhận thuyết hình thành khối cholesteatoma, là do quá trình dị nhập của lớp biểu bì ống tai, và màng nhĩ vào trong hòm tai.
Phác đồ điều trị ung thư thanh quản
Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là thuốc lá và rượu, sự phối hợp giữa rượu thuốc lá càng làm tăng nguy cơ cao hơn.
Phác đồ điều trị viêm mũi họng cấp tính
Viêm mũi họng cấp tính thường gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi, khởi đầu là một viêm nhiễm virus, dưới tác dụng của độc tố sức đề kháng giảm sút.
Phác đồ điều trị ù tai
Phân biệt ù tai với các âm thanh do ảo giác, như tiếng nói trong tai, tiếng nhạc, thường là kết quả của của nhiễm độc thuốc, rối loạn tâm lý.