Phác đồ điều trị ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ

2017-06-06 03:46 PM
Nam thường mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ hơn nữ, ngáy là tình trạng âm thanh được tạo ra do luồng không khí đi qua một khe hẹp ở vùng hầu họng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea Syndrome: OSAS) là một bệnh lý thường gặp. Nam giới thường mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ hơn nữ giới. Ngáy là tình trạng âm thanh được tạo ra do luồng không khí đi qua một khe hẹp ở vùng hầu-họng làm rung niêm mạc tại chỗ và những mô xung quanh. Ngáy phát sinh là do hẹp đường thở ở vùng hầu-họng.

Ngừng thở là ngừng hoàn toàn dòng không khí thở qua mũi, miệng kéo dài trên 10 giây.

Giảm thở là sự giảm trên 50% lưu lượng dòng không khí thở qua mũi - miệng trong ít nhất 10 giây hoặc giảm > 30% lưu lượng dòng không khí kết hợp với giảm bão hòa oxy máu trên 4% hoặc phản ứng tỉnh giấc.

Hội chứng ngừng thở/giảm thở do tắc nghẽn (OSAS) là hiện tượng co xẹp đường hô hấp trên với sự giảm hay mất những hiệu quả gắng sức của cơ hô hấp.

Chỉ số ngừng thở, giảm thở (Apnea-Hypopnea Index: AHI) là tổng số lần có biểu hiện ngừng thở, giảm thở trong 01 giờ ngủ.

OSAS được định nghĩa theo American Academy of Sleep Medicine Task, Sleep 1999, 22, 667-689 [4] gồm:

+ Có sự buồn ngủ quá mức vào ban ngày hoặc có hai triệu chứng lâm sàng chỉ điểm (xem mục 2.1.).

+ Chỉ số ngừng thở-giảm thở (AHI) hay chợt tỉnh giấc thoáng qua liên quan với: một sự gắng sức của hô hấp do tắc nghẽn > 5 lần trong 01 giờ ngủ.

Phác đồ điều trị ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ

Xử trí chung

Giảm cân nặng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn.

Vệ sinh giấc ngủ và vệ sinh lối sống: bữa ăn tránh xa giấc ngủ, không uống bia, rượu, thuốc ngủ trước khi đi ngủ. Không hút thuốc, …

Thay đổi tư thế nằm ngủ: nằm nghiêng.

Điều trị không phẫu thuật

Đeo máng răng để đưa xương hàm dưới ra trước, thường được áp dụng cho AHI từ 10 đến 30. Nó là phương pháp điều trị đơn giản, không xâm lấn, rẻ tiền và có hiệu quả rõ rệt. Phương pháp có thể được chỉ định điều trị kết hợp sau phẫu thuật chỉnh hình họng và màn hầu - lưỡi gà UPPP. Thở áp lực dương liên tục (Continuous Positive Airway Pressue - CPAP) thường được chỉ định trong trường hợp OSAS nặng với AHI > 30, bệnh nhân không muốn mổ hoặc điều kiện sức khỏe không mổ được. Đây là một phương pháp điều trị rất hiệu quả.

Điều trị phẫu thuật

Mục đính làm rộng kích thước đường hô hấp trên ở các mức khác nhau. Ưu điểm của điều trị phẫu thuật là điều trị được nguyên nhân, kết quả ổn định. Loại can thiệp phụ thuộc chặt chẽ vào nguyên nhân của ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ. Có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị trên cùng một bệnh nhân. Kết quả phẫu thuật phụ thuộc vào việc lựa chọn bệnh nhân, chỉ định đúng, lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp và kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

Phẫu thuật điều trị tắc mũi

Ngạt tắc mũi hiếm khi là nguyên nhân chính và nguyên nhân duy nhất trong ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ. Ngạt tắc mũi có thể do dị hình vách ngăn, polyp mũi, quá phát cuốn mũi dưới, sau chấn thương, … Tùy nguyên nhân mà xử trí.

Phẫu thuật chỉnh hình eo họng miệng

UPPP Phẫu thuật làm rộng đường hô hấp trên ở họng miệng. Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp hẹp ở vị trí họng miệng do màn hầu dài, lưỡi gà dài, amiđan to. Khám nội soi xác định ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ co xẹp và tắc chính ở vị trí màn hầu-lưỡi gà và đôi khi kết hợp cả do hai amiđan to. Phẫu thuật còn được chỉ định trong trường hợp thất bại của điều trị CPAP và lâm sàng có sự tăng lên của dòng không khí thở qua miệng khi ngủ. Phẫu thuật gồm cắt ngắn lưỡi gà, làm căng lại màn hầu mềm, làm căng hai trụ sau của Amiđan và thường kèm theo cắt amiđan. Theo Caples S.M. và cộng sự (tạp chí Sleep 2010;33;1396 - 1407p) thì hiệu quả của UPPP khi được chỉ định đúng làm giảm chỉ số AHI khoảng 33%, tức là sau mổ bệnh nhân vẫn có thể còn ngủ ngáy và Ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ nhưng mức độ giảm nhẹ hơn 33%.

Các phẫu thuật xương hàm

Phẫu thuật mở cửa sổ xương phía trước xương hàm dưới để kéo cơ cằm-lưỡi ra trước qua đó làm đáy lưỡi bị kéo ra trước. Phương pháp thường được kết hợp đồng thời với khâu treo xương móng về phía bờ dưới xương hàm dưới hoặc khâu vào bờ trên sụn giáp.

Phẫu thuật đưa xương hàm dưới ra trước Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp cằm bị tụt ra sau (cằm lẹm), hàm nhỏ làm đáy lưỡi bị tụt ra sau gây hẹp ở hạ họng. Kỹ thuật là tách phần sau của xương hàm dưới phía sau răng số 8, tách làm hai bản xương, bản trong liên tiếp với phần xương hàm dưới ở phía trước, bản ngoài liên tiếp với góc hàm. Phần trước của xương hàm dưới cùng toàn bộ răng hàm dưới được kéo tịnh tiến ra trước và bắt vít cố định. Các cơ của lưỡi bám vào mặt sau xương hàm dưới cũng bị kéo ra trước và như vậy đáy lưỡi bị kéo ra trước. Sau phẫu thuật cần thiết phải chỉnh lại khớp cắn.

Phẫu thuật đưa cả xương hàm trên và xương hàm dưới ra trước (MaxilloMandibular Advancenent - MMA)

Phẫu thuật được chỉ định trong hẹp toàn bộ đường hô hấp trên (gồm hẹp vùng sau khẩu cái và hạ họng). Phẫu thuật cắt xương hàm trên theo đường gẫy Leufort I đồng thời với cắt xương hàm dưới, khớp cắn được buộc cố định chặt trong mổ, cả xương hàm trên và hàm dưới được kéo về phía trước khoảng 4 - 5 mm và cố định chặt bằng nẹp vít Phẫu thuật này tương đối nặng nề, nó còn được chỉ định ở bệnh nhân đã làm phẫu thuật ở mũi và làm UPPP mà không có hiệu quả, bệnh nhân lại không đeo được máy thở CPAP, bệnh nhân thường dưới 65 tuổi và chỉ số AHI > 30 (theo Bettega và cộng sự, Am J Respir Crit Care Med 2000; 162-641-9). Tỷ lệ thành công của phương pháp này đạt > 90%. Sau phẫu thuật, chỉ số AHI giảm 50%.

Phẫu thuật đáy lưỡi và hạ họng

Là phẫu thuật tương đối nặng nề, nó được chỉ định ở bệnh nhân hẹp chính do đáy lưỡi có ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ nặng. Hiệu quả của phẫu thuật thường rất rõ, cải thiện các triệu chứng từ 50% đến 75% sau mổ. Phẫu thuật này gồm hai loại: Phẫu thuật cắt amiđan đáy lưỡi trong trường hợp bệnh nhân có quá phát amiđan đáy lưỡi gây hẹp vùng đáy lưỡi. Phẫu thuật cắt đáy lưỡi đường giữa là phẫu thuật cắt đi đường giữa của đáy lưỡi để thu hẹp đáy lưỡi. Phẫu thuật này thường được làm sau khi bệnh nhân đã làm UPPP nhưng không hiệu quả. Hiện nay ở một số nước phát triển, hai phương pháp phẫu thuật đáy lưỡi này được thực hiện đơn giản hơn mà lại giảm bớt sự nặng nề và phức tạp của phẫu thuật nhờ sử dụng robot phẫu thuật.

Đốt bằng sóng cao tần (Radiofrequence)

Nguyên lý là làm giảm bớt thể tích mô với nhiệt độ thấp nên vẫn bảo vệ được niêm mạc. Việc thực hiện dưới gây tê tại chỗ và thường phải đốt 3 đến 5 lần. Nó thường được chỉ định trong quá phát cuốn mũi dưới, màn hầu mềm dầy và dài, quá phát amiđan đáy lưỡi.

Phương pháp phẫu thuật khác

Ngoài ra còn có các phương pháp khác như khâu treo đáy lưỡi vào phía trước của xương hàm dưới. Người ta khoan hai lỗ phía trước xương hàm dưới rồi xuyên kim luồn chỉ vòng xuống đáy lưỡi, luồn lại ra phía trước và cố định vào mặt trước xương hàm dưới.

Cấy trụ vào màn hầu mềm làm màn hầu mềm vững chắc hơn trong trường hợp OSAS là do co xẹp màn hầu mềm.

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị u xương (tai mũi họng)

Phẫu thuật lấy bỏ khối u xương, dùng khoan điện tránh gây sang chấn thành trong xoang đặc biệt xoang trán, và làm hạn chế tái phát của khối u.

Phác đồ điều trị viêm mũi họng cấp tính

Viêm mũi họng cấp tính thường gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi, khởi đầu là một viêm nhiễm virus, dưới tác dụng của độc tố sức đề kháng giảm sút.

Phác đồ điều trị bệnh u nhú thanh quản (Papilloma)

Thông thường, để đảm bảo kết quả cao nhất, người ta thường phối hợp một phương pháp điều trị phẫu thuật, và một phương pháp điều trị hỗ trợ.

Phác đồ điều trị dị vật đường thở

Do thói quen uống nước suối con tắc te chui vào đường thở, và sống kí sinh trong đường thở, về bản chất: tất cả các vật nhỏ cho vào miệng được đều có thể rơi vào.

Phác đồ điều trị ung thư hạ họng

Về thanh quản, vùng thanh quản, nhất là tầng thanh môn mạng lưới bạch huyết, thường nghèo nàn, và hạch cổ thường bị di căn muộn.

Phác đồ điều trị viêm họng cấp tính (tai mũi họng)

Mọi trường hợp viêm họng đỏ cấp đơn thuần ở bệnh nhân trên 3 tuổi, đều phải được điều trị như một viêm họng đỏ cấp, do liên cầu khi không có xét nghiệm.

Viêm tai giữa cấp tính trẻ em

Nguyên nhân chính của viêm tai giữa cấp tính là viêm vòm mũi họng, quá trình viêm vào tai bằng con đường vòi Eustache là chủ yếu.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma

Đa số các nhà nghiên cứu thừa nhận thuyết hình thành khối cholesteatoma, là do quá trình dị nhập của lớp biểu bì ống tai, và màng nhĩ vào trong hòm tai.

Phác đồ điều trị sẹo hẹp thanh khí quản

Nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương, có thể là chấn thương bên trong, đặt ống nội khí quản kéo dài, hậu quả của mở khí quản, phẫu thuật, xạ trị.

Phác đồ điều trị Polyp mũi

Nguyên tắc chung là phẫu thuật lấy bỏ khối polyp trong mũi, hoặc xoang, nếu polyp ở trong hốc mũi có thể lấy bằng thòng lọng, hoặc bằng dao cắt hút.

Phác đồ điều trị nang và rò khe mang

Một sự giải thích khác nữa là do sự tách đôi của ống tai ngoài, có hai loại khác nhau về mô học và giải phẫu của nang và rò tai mang.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang cấp tính

Có thể phân chia thành viêm mũi xoang cấp tính tái phát, lớn hơn hoặc bằng 4 đợt trong một năm, và viêm mũi xoang cấp tính kịch phát.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn ở trẻ em

Trong viêm tai giữa tiết nhầy mủ, bệnh tích khu trú ở niêm mạc, còn trong viêm tai giữa mủ bệnh tích vượt khỏi niêm mạc, và làm thương tổn đến xương.

Phác đồ điều trị viêm thanh quản mạn tính

Điều trị các ổ viêm mũi họng, viêm xoang, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh toàn thân khác.

Phác đồ điều trị ngạt mũi

Ngạt mũi có thể gặp ở một, hoặc hai hốc mũi, có thể thay đổi từng lúc, từng thời kỳ, có thể chỉ ở mức độ nhẹ gây khó chịu.

Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính hạ thanh môn

Nếu bệnh nhân lơ mơ, kiệt sức hoặc thất bại với nội khoa: đặt nội khí quản, mở khí quản, ưu tiên đặt nội khí quản hơn mở khí quản.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em

Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.

Phác đồ điều trị chóng mặt (tai mũi họng)

Khi không có hiện tượng quay, người bệnh thường dùng từ mất thăng bằng, cảm giác mất thăng bằng cũng là một triệu chứng có nguồn gốc.

Phác đồ điều trị u xơ mạch vòm mũi họng

Phẫu thuật cắt u xơ mạch bằng nội soi ở giai đoạn chưa lan rộng, mở cạnh mũi, và cạnh mũi mở rộng kết hợp nội soi bóc tách lấy bỏ khối u.

Phác đồ điều trị u lympho ác tính không Hodgkin vùng đầu cổ

Truyền hóa chất từ 6 đến 8 đợt, theo dõi toàn trạng, huyết tủy đồ, nâng thể trạng, một số trường hợp còn tồn dư u hoặc chưa tan hết có thể xem xét phẫu thuật.

Phác đồ điều trị viêm tai ứ dịch ở trẻ em

Cần phân biệt các căn nguyên của viêm tai thanh dịch, thứ phát sau rối loạn chức năng vòi, hoặc tắc vòi nhĩ, do yếu tố miễn dịch và nhiễm trùng đóng vai trò chủ yếu.

Phác đồ điều trị dị hình bẩm sinh tai ngoài

Thiếu một phần hay toàn bộ vành tai, có thể gặp ở một bên, hay cả hai bên tai, vành tai hoàn toàn không có hay chỉ có một phần, thường chỉ như một nụ.

Phác đồ điều trị viêm amidal cấp và mạn tính

Đối với viêm amiđan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.

Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp tính có rất nhiều nguyên nhân, và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau, tùy theo nguyên nhân, và lứa tuổi bệnh được phân loại.

Phác đồ xử trí vết thương vùng cổ

Thanh quản và khí quản là cơ quan nhô ra phía trước nhiều nhất nên dễ bị thương tổn nhất, nguyên nhân: cắt cổ tự tử, dao đâm, trâu húc.