Phác đồ điều trị ngạt mũi

2017-06-05 06:42 PM
Ngạt mũi có thể gặp ở một, hoặc hai hốc mũi, có thể thay đổi từng lúc, từng thời kỳ, có thể chỉ ở mức độ nhẹ gây khó chịu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Ngạt mũi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất, không chỉ trong các bệnh mũi xoang mà trong nhiều trường hợp, đây chỉ là rối loạn cơ năng thông thường. Ngạt mũi có thể gặp ở một hoặc hai hốc mũi, có thể thay đổi từng lúc, từng thời kỳ, có thể chỉ ở mức độ nhẹ gây khó chịu nhưng cũng có thể tới mức độ nặng gây thiếu oxy, ngạt thở (chủ yếu ở hài nhi), có thể đơn thuần nhưng thường kèm theo đau vùng mặt, chảy mũi, giảm ngửi, hắt hơi…

Trẻ sơ sinh

Dị tật bẩm sinh: tịt lỗ mũi sau cả hai bên, ngạt mũi xuất hiện ngay sau khi sinh.

Viêm mũi do lậu cầu (mẹ gây nhiễm cho con), thường xuất hiện sau khi sinh 24 - 48 giờ.

Hài nhi

Dị tật bẩm sinh: tịt lỗ mũi sau một hoặc hai bên không hoàn toàn.

V.A quá phát: gây ngạt mũi thường xuyên, tăng lên trong những đợt viêm nhiễm cấp tính.

Viêm mũi họng cấp tính.

Trẻ em

V.A quá phát rất thường gặp, ngạt mũi tăng rõ khi có tình trạng viêm nhiễm cấp tính.

Viêm mũi xoang cấp và mạn tính, thường kèm theo chảy mũi dịch nhầy hay dịch mủ.

Dị vật: thường ngạt mũi đột ngột một bên, sau đó xuất hiện chảy mũi, dịch mủ thối một bên.

Trẻ lớn và người lớn

 Viêm mũi cấp và mạn tính

Viêm mũi quá phát gây ngạt mũi liên tục.

Viêm mũi dị ứng: từng đợt theo mùa, có yếu tố dị nguyên.

Viêm mũi vận mạch: từng lúc, thay đổi từng bên mũi.

Viêm xoang cấp và mạn tính

Ngạt mũi liên tục khi có thoái cuốn mũi, đặc biệt là cuốn mũi giữa.

Dị hình vách ngăn mũi

Lệch vẹo, gai, mào vách ngăn mũi.

Chấn thương mũi

Sập, lệch sống mũi, di chứng sẹo dính giữa cuốn mũi giữa và vách ngăn…

Khối u

U lành tính: u xơ vòm mũi họng, polyp mũi.

U ác tính: ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng…

Phác đồ điều trị ngạt mũi

Điều trị chung

Làm thông thoáng hốc mũi: rửa mũi bằng natriclorid 0,9%, hút dịch mũi, xì nhẹ từng bên mũi.

Rỏ mũi bằng các thuốc gây co mạch: ephedrin1- 3%, naphtazolin 0,5-1% (không dùng cho trẻ sơ sinh), trong trường hợp này có thể thay thế bằng adrenalin 0,1% pha loãng.

Xông hơi: hơi nước ấm có pha dầu thơm.

Khí dung: kháng sinh, corticoid, thuốc co mạch.

Điều trị nội khoa

Điều trị các nguyên nhân do viêm nhiễm mũi xoang, mũi họng:

Thuốc hạ nhiệt sử dụng khi có sốt cao, kéo dài.

Sử dụng kháng sinh chống nhiễm khuẩn và phòng bội nhiễm.

Thuốc chống dị ứng trong trường hợp viêm mũi dị ứng.

Chống viêm, giảm phù nề: dùng corticoid giảm liều dần hoặc alphachymotrypsin…

Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: vitamin C, các thuốc tăng sức đề kháng…

Điều trị ngoại khoa

Tiêm các thuốc gây xơ vào cuốn mũi như: tiêm corticoid…

Nạo V.A: trong trường hợp viêm quá phát che kín cửa mũi sau.

Tạo hình lại các dị hình: sẹo hẹp, tịt lỗ mũi sau, dị hình vách ngăn…

Cuốn mũi thoái hóa: có thể đốt bằng điện nhiệt, nitơ lỏng hoặc laser… Khi cần thiết có thể cắt cuốn mũi hoặc đốt cuốn mũi qua nội soi mũi.

Lấy bỏ dị vật hốc mũi và phẫu thuật lấy bỏ các khối u và polyp (bằng phẫu thuật kinh điển hoặc nội soi).

Cắt bỏ dây thần kinh Vidien (vi phẫu hoặc nội soi vùng hố chân bướm hàm).

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang mạn tính

Bệnh viêm mũi xoang mạn tính do nhiều nguyên nhân, điều trị thường dài ngày nên để tránh tái phát, nên đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị.

Phác đồ xử trí vết thương vùng cổ

Thanh quản và khí quản là cơ quan nhô ra phía trước nhiều nhất nên dễ bị thương tổn nhất, nguyên nhân: cắt cổ tự tử, dao đâm, trâu húc.

Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính hạ thanh môn

Nếu bệnh nhân lơ mơ, kiệt sức hoặc thất bại với nội khoa: đặt nội khí quản, mở khí quản, ưu tiên đặt nội khí quản hơn mở khí quản.

Phác đồ điều trị u xơ vòm mũi họng

Các phẫu thuật này gây chảy máu nhiều cần truyền máu, hiện nay với các phương pháp hiện đại như nút mạch trước khi phẫu thuật.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang do nấm

Các sợi nấm phát triển trong chất hàn răng, là oxit kẽm có trong eugenat đi qua đỉnh răng vào trong xoang, đến khi chẩn đoán do nấm từ vài tháng đến vài năm.

Phác đồ điều trị ù tai

Phân biệt ù tai với các âm thanh do ảo giác, như tiếng nói trong tai, tiếng nhạc, thường là kết quả của của nhiễm độc thuốc, rối loạn tâm lý.

Phác đồ điều trị vỡ xương đá

Giai đoạn sau, hay giai đoạn của tai mũi họng, tiến hành thăm khám toàn bộ chức năng về thần kinh tai, trước các triệu chứng điếc, chóng mặt.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp

Viêm cấp tính của tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, rất phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhưng không phổ biến ở người lớn.

Viêm tai giữa cấp tính trẻ em

Nguyên nhân chính của viêm tai giữa cấp tính là viêm vòm mũi họng, quá trình viêm vào tai bằng con đường vòi Eustache là chủ yếu.

Phác đồ điều trị ung thư vòm mũi họng

Phẫu thuật lấy bỏ u vòm hay nạo vét hạch cổ có vai trò rất hạn chế, chỉ được áp dụng cho một số trường hợp còn tồn dư sau tia xạ hóa chất.

Phác đồ điều trị lao thanh quản

Vi khuẩn lao ở người có tên là M tuberculosis với đặc điểm kháng cồn, kháng toan, ái khí hoàn toàn, phát triển chậm.

Phác đồ điều trị u nhầy mũi xoang

Lâm sàng với đặc tính là u lành nằm trong xoang, có vỏ bọc ngoài khá dai, trong đầy dịch nhầy vô khuẩn, trong như lòng trắng trứng.

Phác đồ điều trị liệt cơ mở thanh quản

Do thiếu oxy và nguyên nhân mạch máu là hay gặp nhất, những tổn thương về hành não do hôn mê nhiễm độc, hay gặp do thuốc ngủ barbituric.

Phác đồ điều trị u nhú mũi xoang (Papilloma)

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của u nhú mũi xoang, do virus, đây là giả thuyết được nhiều tác giả chấp nhận.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa mủ mãn tính

Nhiễm khuẩn mãn tính, các sinh vật gây bệnh chính là Pseudomonas aeruginosa, Proteus sp, tụ cầu, các vi khuẩn Gram âm và kỵ khí khác.

Phác đồ điều trị dị hình bẩm sinh tai ngoài

Thiếu một phần hay toàn bộ vành tai, có thể gặp ở một bên, hay cả hai bên tai, vành tai hoàn toàn không có hay chỉ có một phần, thường chỉ như một nụ.

Phác đồ xử trí vết thương vùng mặt

Xử trí vết thương phần mềm, cần thực hiện càng sớm càng tốt sau chấn thương, trong thời gian chờ phẫu thuật, vết thương cần được giữ ẩm bằng gạc.

Phác đồ điều trị viêm thanh quản mạn tính

Điều trị các ổ viêm mũi họng, viêm xoang, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh toàn thân khác.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa thường được gây ra bởi nhiễm các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm, vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae.

Phác đồ điều trị sẹo hẹp thanh khí quản

Nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương, có thể là chấn thương bên trong, đặt ống nội khí quản kéo dài, hậu quả của mở khí quản, phẫu thuật, xạ trị.

Phác đồ điều trị viêm tai ứ dịch ở trẻ em

Cần phân biệt các căn nguyên của viêm tai thanh dịch, thứ phát sau rối loạn chức năng vòi, hoặc tắc vòi nhĩ, do yếu tố miễn dịch và nhiễm trùng đóng vai trò chủ yếu.

Phác đồ điều trị ung thư hạ họng

Về thanh quản, vùng thanh quản, nhất là tầng thanh môn mạng lưới bạch huyết, thường nghèo nàn, và hạch cổ thường bị di căn muộn.

Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp tính có rất nhiều nguyên nhân, và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau, tùy theo nguyên nhân, và lứa tuổi bệnh được phân loại.

Phác đồ điều trị hội chứng đau nhức sọ mặt

Một số nguyên nhân thường gặp, trong tai mũi họng, chuyên khoa mắt, các nguyên nhân do răng hàm mặt, rối loạn vận mạch vùng mặt.

Phác đồ điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên (tai mũi họng)

Dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp, từ hệ thống thần kinh trung ương qua xương thái dương, và tuyến mang tai, trước khi đảm bảo phân bố.