Phác đồ điều trị mềm sụn thanh quản

2017-06-06 11:08 PM
Các đường dẫn truyền thần kinh chưa trưởng thành đầy đủ, do đó sự phối hợp giữa thần kinh và cơ chưa hoàn chỉnh khiến cho trương lực đường dẫn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Mềm sụn thanh quản là một bất thường bẩm sinh khiến cho vùng thượng thanh môn sẽ bị hẹp lại trong thì hít vào, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn đường hô hấp trên từng cơn và tiếng rít thanh quản.

Mềm sụn thanh quản là nguyên nhân thường gặp nhất gây tiếng rít ở trẻ sơ sinh, và cũng là bất thường bẩm sinh phổ biến nhất tại vùng thanh quản, chiếm tỷ lệ 60% - 70%.

Tình trạng mềm sụn thanh quản xảy ra khi vùng thượng thanh môn bị hẹp lại trong thì hít vào. Nguyên nhân chính xác hiện tại vẫn chưa rõ, có thể có nhiều cơ chế phối hợp với nhau, sau đây là những giả thuyết phổ biến nhất:

Do bất thường cấu trúc cơ thể học: có thể do nếp phễu-thanh thiệt ngắn và nắp thanh thiệt hình omega góp phần làm cho vùng thượng thanh môn bị hẹp lại.

Các đường dẫn truyền thần kinh chưa trưởng thành đầy đủ, do đó sự phối hợp giữa thần kinh và cơ chưa hoàn chỉnh khiến cho trương lực đường dẫn khí khu vực này thấp hơn so với mức cần thiết (do vậy dễ bị xẹp).

Một số tác giả cho rằng trong bệnh lý trào ngược dạ dày-thực quản (GERD), hiện tượng viêm và phù nề niêm mạc sẽ gây hẹp đường dẫn khí vùng thượng thanh môn, làm gia tăng nguy cơ tắc nghẽn và dẫn đến mềm sụn thanh quản.

Mức độ nặng của bệnh không tương quan với tần suất hoặc cường độ của tiếng rít (thanh quản), nhưng sẽ tương quan với các triệu chứng kèm theo. Hiện nay có nhiều hệ thống phân loại trên thế giới, nhưng đáng tiếc là không có hệ thống phân loại nào tỏ ra vượt trội và được dùng rộng rãi. Tuy nhiên, ta có thể phân loại mềm sụn thanh quản trên lâm sàng như sau:

Mức độ nhẹ: nghe được tiếng rít và qua nội soi phát hiện được các tính chất của mềm sụn thanh quản, nhưng bệnh nhân không có suy hô hấp đi kèm và không có bằng chứng chậm tăng trưởng.

Mức độ trung bình: có tiếng rít, tăng co kéo cơ hô hấp phụ, khó cho bú (ăn), và bệnh nhân có sụt cân hoặc tăng cân không đủ.

Mức độ nặng: có khó thở nặng và tắc nghẽn đường dẫn khí, không tăng trưởng, khó nuốt, giảm oxy máu hoặc tăng nồng độ CO2 máu, có tình trạng tăng áp phổi, bệnh tâm-phế mạn, ngưng thở khi ngủ, biến dạng lồng ngực nặng (vùng ức lõm), và chậm phát triển hệ thần kinh - vận động.

Phác đồ điều trị mềm sụn thanh quản

Nguyên tắc

Tùy thuộc vào mức độ bệnh ta sẽ có từng biện pháp điều trị cụ thể.

Điều trị cụ thể

Mức độ nhẹ

Theo dõi: Trên lâm sàng có tiếng rít thanh quản, và qua nội soi ghi nhận được các đặc điểm của mềm sụn thanh quản. Không có suy hô hấp và không có bằng chứng chậm tăng trưởng ở trẻ (tăng trưởng đều đặn ghi nhận được trên biểu đồ tăng trưởng). Những trường hợp này có thể theo dõi và không cần can thiệp phẫu thuật. Có thể trấn an về khả năng tự thoái lui của bệnh. Tái khám định kỳ và theo dõi tăng trưởng cho tới khi bệnh thoái lui.

Hỗ trợ: Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản (khi cần thiết). Nếu nghi ngờ nên đánh giá và điều trị trào ngược.

Mềm sụn thanh quản và trào ngược là hai bệnh lý thường có liên quan với nhau, và bệnh lý này có thể làm nặng thêm bệnh lý còn lại.

Kiểm soát trào ngược có thể giúp cải thiện mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí (bằng cách làm giảm phù nề và viêm niêm mạc vùng thanh quản).

Nên cho bệnh nhân ăn trong tư thế (đứng) thẳng người.

Biện pháp:

+ Ăn thức ăn đặc (thickened feeds).

+ Thuốc: Ranitidine: 4 - 10 mg/kg/ngày (uống) chia làm 2 - 3 lần, tối đa 300 mg/ngày. Omeprazole: 0.5 - 1 mg/kg (uống) ngày 1 lần, tối đa 20 mg/ngày.

Mức độ trung bình

Phác đồ 1: Theo dõi: Trên lâm sàng bệnh nhân có tiếng rít thanh quản, co kéo cơ hô hấp phụ, khó cho ăn (bú), và sụt cân hoặc tăng cân không đủ. Có thể điều trị bảo tồn (theo dõi). Cần đánh giá triệu chứng trào ngược và khó nuốt để điều trị thích hợp. Nên theo dõi sát bệnh nhân nhằm phát hiện xem bệnh có trở nặng thêm không (tắc nghẽn đường dẫn khí nhiều hơn hoặc bú khó hơn). Theo dõi cân nặng xem có phù hợp với biểu đồ tăng trưởng theo lứa tuổi hay không. Hỗ trợ: điều trị trào ngược (khi cần thiết) (Như đã trình bày ở trên, phần “Mức độ nhẹ”).

Phác đồ 2: Phẫu thuật: Chỉ định: khi bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở nặng và gây suy hô hấp, hoặc khi bệnh nhân không thể bú (ăn) đủ để tăng trưởng bình thường. Phẫu thuật thường dùng là phương pháp tạo hình sụn phễu - thanh thiệt nhằm chỉnh hình lại vùng thượng-thanh-môn và giải phóng sự tắc nghẽn. Mở khí quản khi cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các nguy cơ tai biến và di chứng của mở khí quản (tỷ lệ tử vong liên quan đến mở khí quản là 2%). Hỗ trợ: điều trị trào ngược (khi cần thiết) (Như đã trình bày ở trên, phần “Mức độ nhẹ”).

Phác đồ 3: Cho thở áp lực dương hai thì (BiPAP3): Chỉ định: những bệnh nhân có ngừng thở lúc ngủ, hoặc đã phẫu thuật nhưng không giúp cải thiện tình trạng hoặc ở những bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật. BiPAP cũng có thể dùng như một biện pháp giúp trì hoãn: ví dụ, BiPAP có thể giúp kéo dài khoảng thời gian giữa hai lần phẫu thuật. Hỗ trợ: điều trị trào ngược (khi cần thiết) (Như đã trình bày ở trên, phần “Mức độ nhẹ”)

Mức độ nặng

Phác đồ 1: Phẫu thuật: Bệnh mức độ nặng gặp ở 10%-15% trường hợp. Tạo hình nẹp phễu - thanh thiệt nhằm giải phóng tắc nghẽn vùng thượng thanh môn là biện pháp thường được dùng. Mở khí quản: (đã trình bày ở trên) Hỗ trợ: điều trị trào ngược (khi cần thiết) (Như đã trình bày ở trên, phần “Mức độ nhẹ”).

Phác đồ 2: BiPAP: (đã trình bày ở trên). Hỗ trợ: điều trị trào ngược (khi cần thiết) (Như đã trình bày ở trên, phần “Mức độ nhẹ”).

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị rối loạn giọng

Thuốc tác động lên hệ thần kinh, đường dùng thuốc điều trị rối loạn giọng có thể gồm, đường toàn thân, đường tại chỗ.

Phác đồ điều trị bệnh u nhú thanh quản (Papilloma)

Thông thường, để đảm bảo kết quả cao nhất, người ta thường phối hợp một phương pháp điều trị phẫu thuật, và một phương pháp điều trị hỗ trợ.

Phác đồ điều trị dị hình bẩm sinh tai ngoài

Thiếu một phần hay toàn bộ vành tai, có thể gặp ở một bên, hay cả hai bên tai, vành tai hoàn toàn không có hay chỉ có một phần, thường chỉ như một nụ.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang mạn tính

Bệnh viêm mũi xoang mạn tính do nhiều nguyên nhân, điều trị thường dài ngày nên để tránh tái phát, nên đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị.

Phác đồ điều trị viêm tai ngoài cấp

Viêm lan tỏa của ống tai ngoài, do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Các nguyên nhân phổ biến của viêm tai ngoài là ngâm nước, chấn thương ống tai hoặc sự hiện diện của dị vật hoặc các bệnh da liễu.

Phác đồ điều trị u xơ mạch vòm mũi họng

Phẫu thuật cắt u xơ mạch bằng nội soi ở giai đoạn chưa lan rộng, mở cạnh mũi, và cạnh mũi mở rộng kết hợp nội soi bóc tách lấy bỏ khối u.

Phác đồ điều trị dị vật đường thở

Do thói quen uống nước suối con tắc te chui vào đường thở, và sống kí sinh trong đường thở, về bản chất: tất cả các vật nhỏ cho vào miệng được đều có thể rơi vào.

Phác đồ điều trị ung thư vòm mũi họng

Phẫu thuật lấy bỏ u vòm hay nạo vét hạch cổ có vai trò rất hạn chế, chỉ được áp dụng cho một số trường hợp còn tồn dư sau tia xạ hóa chất.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em

Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.

Phác đồ điều trị liệt cơ mở thanh quản

Do thiếu oxy và nguyên nhân mạch máu là hay gặp nhất, những tổn thương về hành não do hôn mê nhiễm độc, hay gặp do thuốc ngủ barbituric.

Phác đồ điều trị nhiễm trùng khoang cổ sâu

Nhiễm trùng khoang cổ sâu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, sự lan rộng của nhiễm trùng có thể từ khoang miệng, mặt, hoặc khoang cổ nông.

Phác đồ điều trị viêm amidal cấp và mạn tính

Đối với viêm amiđan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.

Phác đồ điều trị u tuyến nước bọt

Nghề nghiệp có liên quan đến u tuyến nước bọt: khai thác mỏ amian, sản xuất cao su và các sản phẩm liên quan, nghề hàn, chế biến gỗ.

Phác đồ điều trị u lympho ác tính không Hodgkin vùng đầu cổ

Truyền hóa chất từ 6 đến 8 đợt, theo dõi toàn trạng, huyết tủy đồ, nâng thể trạng, một số trường hợp còn tồn dư u hoặc chưa tan hết có thể xem xét phẫu thuật.

Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp tính có rất nhiều nguyên nhân, và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau, tùy theo nguyên nhân, và lứa tuổi bệnh được phân loại.

Viêm tai giữa cấp tính trẻ em

Nguyên nhân chính của viêm tai giữa cấp tính là viêm vòm mũi họng, quá trình viêm vào tai bằng con đường vòi Eustache là chủ yếu.

Phác đồ điều trị vỡ xương đá

Giai đoạn sau, hay giai đoạn của tai mũi họng, tiến hành thăm khám toàn bộ chức năng về thần kinh tai, trước các triệu chứng điếc, chóng mặt.

Phác đồ điều trị ung thư lưỡi chuyên ngành tai mũi họng

Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn, khi có chảy máu nhiều tại u phải làm DSA để tắc mạch, hoặc phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang do nấm

Các sợi nấm phát triển trong chất hàn răng, là oxit kẽm có trong eugenat đi qua đỉnh răng vào trong xoang, đến khi chẩn đoán do nấm từ vài tháng đến vài năm.

Phác đồ điều trị u xơ vòm mũi họng

Các phẫu thuật này gây chảy máu nhiều cần truyền máu, hiện nay với các phương pháp hiện đại như nút mạch trước khi phẫu thuật.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp

Viêm cấp tính của tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, rất phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhưng không phổ biến ở người lớn.

Phác đồ điều trị chấn thương thanh khí quản

Dùng soi treo thanh quản cố định lại khớp nhẫn phễu, nếu có tổn thương, đánh giá lại đầy đủ tổn thương, nếu có rách niêm mạc có thể khâu lại.

Phác đồ điều trị hội chứng đau nhức sọ mặt

Một số nguyên nhân thường gặp, trong tai mũi họng, chuyên khoa mắt, các nguyên nhân do răng hàm mặt, rối loạn vận mạch vùng mặt.

Phác đồ điều trị nang và rò khe mang II

Ống rò khe mang II là một ống dầy, có đường kính khoảng 0,5 cm, lòng thông hay bị xơ hoá, nó chạy lên cao, đi dưới cơ bám da và cân cổ nông.

Phác đồ điều trị bệnh Ménière

Điều trị nội khoa bao gồm điều trị cơn cấp, và điều trị phòng ngừa, nếu bệnh Meniere thứ phát thì phải điều trị nguyên nhân.