- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý tai mũi họng
- Phác đồ điều trị lao thanh quản
Phác đồ điều trị lao thanh quản
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Lao thanh quản là bệnh viêm thanh quản đặc hiệu do vi trùng lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra. Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi thứ phát sau lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản. Tỷ lệ mắc lao thanh quản đứng hàng thứ 4 - 5 trong nhóm bệnh lý lao ngoài phổi, nguy cơ lây nhiễm cao, di chứng lao thanh quản để lại là ảnh hưởng đến giọng nói, nuốt và thở.
Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Từ ổ khu trú ban đầu, vi khuẩn lao qua đường máu, bạch huyết, hô hấp tiếp cận bộ phận khác trong cơ thể. Vi khuẩn lao ở người có tên là M.tuberculosis với đặc điểm: kháng cồn, kháng toan, ái khí hoàn toàn, phát triển chậm 20 - 24 giờ sinh sản một lần. Vi khuẩn gây bệnh lao thanh quản theo ba con đường: đường hô hấp, đường bạch mạch, đường máu.
Một số yếu tố nguy cơ mắc lao chung:
Tiếp xúc với nguổn lây, không tiêm BCG.
Đói nghèo, môi trường sinh sống, làm việc không đảm bảo vệ sinh, ô nhiễm, có nhiều chất độc hại, khói bụi.
Mắc bệnh mạn tính: bệnh gan, thận nặng, đái tháo đường, bệnh máu.
Mắc bệnh cấp tính: nhiễm virus, cúm, sởi, quai bị.
Suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch do dùng thuốc ức chế miễn dịch, mắc bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch mắc phải.
Nghiện hoặc thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu.
Phác đồ điều trị lao thanh quản
Nguyên tắc điều trị
Điều trị đúng phác đồ, đủ thời gian.
Điều trị đặc hiệu
Chủ yếu điều trị đặc hiệu theo công thức điều trị lao ngoài phổi, lao mới:
Điều trị hai giai đoạn: tấn công và duy trì. Giai đoạn tấn công (giai đoạn đầu) kéo dài 2 - 3 tháng, giai đoạn duy trì tiếp theo kéo dài 4 - 6 tháng.
Điều trị có kiểm soát theo chương trình DOTS: 2RHSZ/6HE, SHRZE/1HRZE/5H3R3E3.
Điều trị không đặc hiệu
Bệnh nhân nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý, tránh kích thích, tránh nói nhiều, không hút thuốc.
Mở khí quản trong trường hợp tổn thương lao gây khó thở do làm u sùi hoặc sẹo hẹp đường thở.
Tiên lượng
Nếu chỉ lao thanh quản đơn thuần, tiên lượng tương đối tốt, sau điều trị bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn.
Nếu nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc thì điều trị khó khăn, phải phối hợp thuốc, đặc biệt phải điều trị bằng nhóm quinolon sẽ có nhiều tác dụng không mong muốn.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị nang và rò khe mang II
Ống rò khe mang II là một ống dầy, có đường kính khoảng 0,5 cm, lòng thông hay bị xơ hoá, nó chạy lên cao, đi dưới cơ bám da và cân cổ nông.
Phác đồ điều trị u nang tai mũi họng
Lâm sàng khởi phát từ bao giờ không được biết đến, vì không gây ra triệu chứng gì, khi u đã phát triển làm phồng mặt ngoài hố nanh, ấn cứng.
Phác đồ điều trị u nhú mũi xoang (Papilloma)
Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của u nhú mũi xoang, do virus, đây là giả thuyết được nhiều tác giả chấp nhận.
Phác đồ điều trị viêm xương chũm cấp tính
Phẫu thuật khi túi mủ đã hình thành, hoặc bệnh tích xương đã nặng, khi các triệu chứng toàn thân và chức năng kéo dài: sốt, mệt nhọc.
Phác đồ điều trị chóng mặt (tai mũi họng)
Khi không có hiện tượng quay, người bệnh thường dùng từ mất thăng bằng, cảm giác mất thăng bằng cũng là một triệu chứng có nguồn gốc.
Phác đồ xử trí vết thương vùng cổ
Thanh quản và khí quản là cơ quan nhô ra phía trước nhiều nhất nên dễ bị thương tổn nhất, nguyên nhân: cắt cổ tự tử, dao đâm, trâu húc.
Phác đồ điều trị viêm họng cấp tính (tai mũi họng)
Mọi trường hợp viêm họng đỏ cấp đơn thuần ở bệnh nhân trên 3 tuổi, đều phải được điều trị như một viêm họng đỏ cấp, do liên cầu khi không có xét nghiệm.
Phác đồ điều trị hội chứng đau nhức sọ mặt
Một số nguyên nhân thường gặp, trong tai mũi họng, chuyên khoa mắt, các nguyên nhân do răng hàm mặt, rối loạn vận mạch vùng mặt.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa thường được gây ra bởi nhiễm các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm, vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae.
Phác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em
Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.
Phác đồ điều trị bệnh Ménière
Điều trị nội khoa bao gồm điều trị cơn cấp, và điều trị phòng ngừa, nếu bệnh Meniere thứ phát thì phải điều trị nguyên nhân.
Phác đồ điều trị ngạt mũi
Ngạt mũi có thể gặp ở một, hoặc hai hốc mũi, có thể thay đổi từng lúc, từng thời kỳ, có thể chỉ ở mức độ nhẹ gây khó chịu.
Phác đồ điều trị viêm mũi xoang cấp tính
Có thể phân chia thành viêm mũi xoang cấp tính tái phát, lớn hơn hoặc bằng 4 đợt trong một năm, và viêm mũi xoang cấp tính kịch phát.
Phác đồ điều trị dị vật đường ăn
Gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em, nam nhiều hơn nữ, các loại dị vật hữu cơ và có hình thái sắc nhọn như; xương cá, gà, vịt.
Phác đồ điều trị sẹo hẹp thanh khí quản
Nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương, có thể là chấn thương bên trong, đặt ống nội khí quản kéo dài, hậu quả của mở khí quản, phẫu thuật, xạ trị.
Phác đồ điều trị u xơ mạch vòm mũi họng
Phẫu thuật cắt u xơ mạch bằng nội soi ở giai đoạn chưa lan rộng, mở cạnh mũi, và cạnh mũi mở rộng kết hợp nội soi bóc tách lấy bỏ khối u.
Phác đồ điều trị mềm sụn thanh quản
Các đường dẫn truyền thần kinh chưa trưởng thành đầy đủ, do đó sự phối hợp giữa thần kinh và cơ chưa hoàn chỉnh khiến cho trương lực đường dẫn.
Phác đồ điều trị ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ
Nam thường mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ hơn nữ, ngáy là tình trạng âm thanh được tạo ra do luồng không khí đi qua một khe hẹp ở vùng hầu họng.
Phác đồ điều trị dị hình bẩm sinh tai ngoài
Thiếu một phần hay toàn bộ vành tai, có thể gặp ở một bên, hay cả hai bên tai, vành tai hoàn toàn không có hay chỉ có một phần, thường chỉ như một nụ.
Phác đồ điều trị viêm amidal cấp và mạn tính
Đối với viêm amiđan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa mủ mãn tính
Nhiễm khuẩn mãn tính, các sinh vật gây bệnh chính là Pseudomonas aeruginosa, Proteus sp, tụ cầu, các vi khuẩn Gram âm và kỵ khí khác.
Phác đồ điều trị viêm họng mạn tính
Các bệnh tích có thể lan toả hoặc khu trú, thể điển hình của viêm họng mạn tính, và viêm họng mạn tính toả lan, viêm họng mạn tính khu trú.
Phác đồ điều trị u xương (tai mũi họng)
Phẫu thuật lấy bỏ khối u xương, dùng khoan điện tránh gây sang chấn thành trong xoang đặc biệt xoang trán, và làm hạn chế tái phát của khối u.
Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp (tai mũi họng)
Với ung thư thể nhú, và nang: thường gặp ở trẻ em và tuổi thanh thiếu niên, phẫu thuật là hàng đầu, sau đó tiếp tục điều trị nội tiết.
Phác đồ điều trị nang và rò khe mang
Một sự giải thích khác nữa là do sự tách đôi của ống tai ngoài, có hai loại khác nhau về mô học và giải phẫu của nang và rò tai mang.