- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý sản phụ khoa
- Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh
Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Nhiễm khuẩn sơ sinh là tình trạng tổn thương viêm của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể do nhiễm trùng gây ra ở thời kỳ sơ sinh. Mặc dù có những phương pháp điều trị hiện đại với những kháng sinh mới ra đời nhưng tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn vẫn cao. Tỷ lệ tử vong của nhiễm khuẩn sơ sinh sớm dao động từ 25 - 50% số trẻ bị nhiễm khuẩn.
Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh
Kháng sinh chống nhiễm khuẩn
Lựa chọn kháng sinh
Đối với nhiễm trùng sơ sinh sớm: Dùng 2 loại kháng sinh kết hợp: β lactamine và Aminoside. Khi chưa có kết quả kháng sinh đồ có thể cho Peniciline hoặc Ampiciline phối hợp với Getamycine hoặc Amikacine. Nếu người mẹ được sử dụng kháng sinh trước đó mà trẻ nghi ngờ nhiễm vi khuẩn kháng Ampiciline (E.coli, Enterobacter) chọn: Claforn, Ceftriaxone, Imepenem phối hợp Aminoside.
Trường hợp nhiễm trùng mắc phải ( nhiễm trùng muộn):
+ Nếu nghi ngờ do tụ cầu: kết hợp 3 loại kháng sinh: Cephalosporine thế hệ 3 + Vancomycine + Aminoside.
+ Nếu nghi ngờ trực khuẩn Gram(-):Cephalosporine thế hệ 3 + Imepenem. Đôi khi Quinolon phối hợp Aminoside hoặc Colymixin.
+ Nếu nghi ngờ vi khuẩn kỵ khí chọn Metronidazol phối hợp. Sử dụng kháng sinh Cephalosporine thế hệ 3 rộng rãi, kéo dài là một yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn nấm Candida. Nếu trẻ đang dùng kháng sinh kéo dài mà tình trạng lâm sàng xấu đi thì phối hợp kháng sinh chống nấm nhóm Conazol. Khi có kháng sinh đồ thì phải điều chỉnh lại kháng sinh cho phù hợp.
Liều kháng sinh thường dùng
Ampiciline: 75mg -100mg/kg/ngày.
Cefotaxime: 100mg - 200mg/kg/ngày.
Ceftriaxone: 50-100mg/kg/ngày.
Amikacine: 15mg/kg/ngày.
Gentamycine, Kanamycine: 4-5mg/kg/ngày.
Vancomycine: 10mg/kg/ngày.
Thời gian sử dụng kháng sinh
Nhiễm trùng máu: 10 ngày.
Viêm màng não mủ: 14-21 ngày.
Viêm phổi: 7-10 ngày.
Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn máu nhưng cấy máu (-) thì đề nghị sử dụng kháng sinh kết hợp kéo dài > 5 ngày.
Nếu do tụ cầu vàng: thời gian điều trị từ 3-6 tuần. Khi sử dụng nhóm Aminoside có thể gây điếc nên không dùng quá 7 ngày đối với trẻ sơ sinh, ngừng > 48 giờ có thể sử dụng đợt mới.
Vệ sinh
Rửa tay sạch, sát khuẩn tay nhanh khi chuyển sang tiếp xúc trẻ khác.
Thay quần áo Blue hàng ngày, có mũ, khẩu trang, găng tay khi làm thủ thuật.
Thay chăn, ga, gối vô khuẩn, tiệt khuẩn giường, lồng ấp hàng ngày. Lau sàn nhà bằng thuốc sát khuẩn, không được quét sàn.
Hàng tháng có lịch tổng vệ sinh tiệt khuẩn phòng, phương tiện, trang thiết bị.
Nằm phòng riêng tránh tiếp xúc người nhà, chỉ nên thăm theo giờ.
Loại bỏ vi khuẩn: với nhiễm trùng da, rốn, mụn mủ, áp xe phải cắt lọc hết tổ chức hoại tử, dẫn lưu mủ, rửa sạch bằng nước muối sinh lý. Nếu có khe, hốc nhiều thì rửa sạch bằng oxy già, lau khô và dùng thuốc Betadine 2,5% sát trùng tại chỗ. Chấm xanh Methylen vào nốt mụn phỏng trên da hoặc bôi kem kháng sinh.
Liệu pháp hỗ trợ
Cân bằng thân nhiệt
Nếu trẻ sốt ≥ 38,50 thì dùng Paracetamol: 10-15mg/kg/1 lần, không quá 4 lần / ngày.
Nếu trẻ bị hạ nhiệt độ < 36,50: ủ ấm bằng lồng ấp hoặc Kanguru.
Cân bằng nước, điện giải, toan kiềm
Nuôi dưỡng đường miệng đầy đủ, truyền dịch phối hợp 50-100ml/kg/24 giờ.
Nếu có giảm tưới máu: dùng Dopamin 5-15µg/kg/1 phút để nâng huyết áp.
Chống suy hô hấp cấp
Oxy liệu pháp,thở CPAP, hô hấp hỗ trợ.
Chống rối loạn đông máu
Plasma tươi, truyền yếu tố đông máu, Vitamin K1. Truyền khối tiểu cầu khi tiểu cầu < 50.000/mm3 mà có xuất huyết hoặc tiểu cầu < 30.000/mm3 mặc dù không có xuất huyết.
Thay máu
Thay máu một phần trong trường hợp nhiễm trùng nặng, có tác dụng giảm độc tố và nồng độ vi khuẩn.
Thuốc tăng cường miễn dịch
Truyền Human Immunoglobulin liều 300-500mg/kg/ngày x 3 ngày: có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong trẻ nhiễm trùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị áp xe vú
Chích áp- xe, dẫn lưu, chú ý phá vỡ các ổ mủ. Đường rạch theo hình nan hoa không chạm vào quầng vú, không tổn thương ống dẫn sữa, đủ rộng để dẫn lưu mủ.
Phác đồ điều trị sa sinh dục
Phục hồi chức năng, đặc biệt là ở tầng sinh môn, hướng dẫn các bài tập co cơ để phục hồi cơ nâng ở vùng đáy chậu.
Phác đồ điều trị viêm gan virus B và thai nghén
Cho đến nay chưa có điều trị đặc hiệu, chỉ có điều trị triệu chứng, và dự phòng, thai phụ nghỉ ngơi hoàn toàn, dinh dưỡng tốt đề phòng thiếu máu, suy dinh dưỡng.
Phác đồ điều trị chảy máu sau đẻ
Trong quá trình bóc rau có thể chẩn đoán xác định rau cài răng lược, nếu rau cài răng lược hoàn toàn thì tiến hành cắt tử cung ngay.
Phác đồ điều trị ung thư niêm mạc tử cung
Trong các phương pháp điều trị ung thư nội mạc, phẫu thuật được coi là biện pháp ưu tiên hàng đầu, có hai phương pháp phẫu thuật.
Định hướng xử trí ngôi vai trong sản khoa
Khám thai và quản lý thai nghén tốt, khi phát hiện ngôi vai phải chuyển thai phụ đến trung tâm sản khoa có thể mổ lâý thai được.
Phác đồ chăm sóc trẻ non tháng
Các chuyên gia khuyến cáo, hồi sức cơ bản cho trẻ non tháng ngay tại phòng sinh giảm tử vong, riêng với trẻ đẻ non chỉ cần trì hoãn hồi sức vài phút.
Phác đồ điều trị thai chậm phát triển trong tử cung
Đình chỉ thai nghén chỉ đặt ra, sau khi cân nhắc tuổi thai, tình trạng của người mẹ, tiền sử sản khoa, và đặc biệt là các bệnh lý kèm theo.
Phác đồ điều trị u xơ tử cung
U xơ làm biến dạng buồng tử cung, u xơ dưới niêm mạc gây chảy máu, và nhiễm khuẩn, tùy theo tuổi, số lần có thai, mong muốn có thai để quyết định.
Phác đồ điều trị chửa trứng
Cắt tử cung toàn phần cả khối, hoặc cắt tử cung toàn phần, sau nạo hút trứng thường được áp dụng ở các phụ nữ không muốn có con nữa.
Phác đồ điều trị thiếu máu và thai nghén
Nên truyền máu trước tuần lễ thứ 36 hay trong điều trị dọa đẻ non, phối hợp điều trị thêm sắt tối thiểu một tháng để đề phòng mất bù máu lúc đẻ và sau sổ rau.
Phác đồ điều trị vỡ ối sớm và vỡ ối non
Hiện nay, các nghiên cứu đều đồng thuận sử dụng kháng sinh không nên quá 7 ngày, vì việc kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh ở những thai kỳ này là không cần thiết.
Phác đồ điều trị đa ối
Cần lưu ý đa ối không rõ nguyên nhân trong gần một nửa các trường hợp, là sự gia tăng lượng nước ối không liên quan với bất thường bẩm sinh.
Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn hậu sản
Bế sản dịch là hình thái trung gian, triệu chứng giống như viêm nội mạc tử cung, nhưng khác là không thấy sản dịch hoặc có rất ít.
Phác đồ điều trị rau bong non
Lập đường truyền tĩnh mạch, bù khối lượng tuần hoàn bằng truyền dịch đẳng trương Ringer lactat, Natrichlorua, dung dịch cao phân tử như Gelafuldin.
Phác đồ điều trị hạ thân nhiệt trẻ sơ sinh
Chăm sóc, quản lý tốt thai nghén để dự phòng trẻ đẻ non, đẻ ngạt, đảm bảo môi trường chăm sóc trẻ, không có gió lùa, thời gian tắm trẻ.
Phác đồ điều trị thai chết lưu trong tử cung
Thai chết lưu bao giờ cũng gây ra những hậu quả tâm lý nặng nề cho người mẹ, vì mất đi một đứa con đang được mong đợi, tâm lý sợ khi mang cái thai đã chết.
Phác đồ điều trị dọa sẩy thai và sẩy thai
Với nguyên nhân bố, hoặc mẹ bị rối loạn nhiễm sắc thể, tiên lượng để đẻ được con bình thường rất khó khăn, nên tư vấn về di truyền xem có nên có thai nữa không.
Phác đồ điều trị ung thư buồng trứng
Người bệnh mong muốn bảo tồn chức năng sinh sản, mà bệnh ở giai đoạn Ia, Ib, và mô bệnh học độ I, thì có thể cắt phần phụ bên có u và giữ tử cung.
Phác đồ điều trị Basedow và thai nghén
Cường giáp trẻ sơ sinh, được phát hiện thông qua dấu hiệu tăng động của trẻ sơ sinh, ăn nhiều nhưng tăng cân ít, nôn nhiều, ỉa chảy, sốt, tim nhịp nhanh.
Phác đồ điều trị ung thư âm hộ
Tổn thương ít gặp nhất là bệnh Paget, ung thư tuyến Bartholin, ung thư tế bào đáy, tế bào sắc tố, sarcoma, và di căn từ các cơ quan khác đến.
Phác đồ điều trị vỡ tử cung
Lập đường truyền tĩnh mạch, bù khối lượng tuần hoàn bằng truyền dịch đẳng trương Ringer lactat, Natrichlorua, dung dịch cao phân tử như Gelafuldin, Heasteril.
Phác đồ điều trị u nguyên bào nuôi
Chống chỉ định điều trị hóa chất, dị ứng với một trong các thành phần của thuốc, suy thận, suy gan nặng; nghiện rượu, bệnh hệ thống tạo máu.
Phác đồ điều trị chửa ở vết mổ
Phẫu thuật mục đích để lấy khối rau thai, bảo tồn tử cung khi không đáp ứng điều trị nội, và khối rau thai xâm lấn nhiều, hoặc cắt tử cung khi chảy máu khó cầm.
Phác đồ điều trị vô sinh nữ
Các bệnh lý có thể gây tổn thương vòi tử cung, như viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây qua đường tình dục, tiền sử phẫu thuật vùng chậu, và vòi tử cung.