- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý sản phụ khoa
- Phác đồ điều trị dọa sẩy thai và sẩy thai
Phác đồ điều trị dọa sẩy thai và sẩy thai
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Sẩy thai là hiện tượng kết thúc thai nghén trước khi thai có thể sống được. Với khái niệm này, sẩy thai được định nghĩa là trường hợp thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần hay cân nặng của thai dưới 500g.
Lâm sàng sẩy thai tự nhiên diễn ra 2 giai đoạn: dọa sẩy thai và sẩy
Phác đồ điều trị dọa sẩy thai và sẩy thai
Dọa sẩy thai
Chưa có liệu pháp điều trị dọa sẩy thai nào được cho là tối ưu.
Nằm nghỉ, ăn nhẹ, chế độ ăn tránh gây táo bón. Bổ sung viên sắt, a.folic.
Thuốc giảm co thắt cơ trơn như papaverin 40mg, spasmaverin 40mg x 4 viên chia 2 lần/ngày...
Thuốc nội tiết như progesteron 25mg x 2 ống/tiêm bắp/ngày, nếu có bằng chứng của sự thiếu hụt nội tiết, hay dùng progesteron làm mềm cơ tử cung.
Kháng sinh: chống nhiễm trùng do hiện tượng ra máu.
Khâu vòng cổ tử cung cấp cứu: trong trường hợp thai trên 3 tháng dọa sẩy, nếu đã có hiện tượng biến đổi cổ tử cung, sau khi khống chế nhiễm trùng âm đạo, cổ tử cung và cơn co tử cung, khâu vòng cổ tử cung cấp cứu.
Đang sẩy thai và đã sẩy thai
Đang sẩy thai: bọc thai nằm trong âm đạo hoặc trong ống cổ tử cung, gắp bọc thai bằng kìm quả tim, sau đó nạo lại buồng tử cung để đảm bảo không sót rau.
Thuốc co hồi tử cung sau khi nạo (oxytocin 10UI tiêm bắp, hoặc ergometrin 0,2mg x 1 ống/tiêm bắp). Kháng sinh đề phòng nhiễm khuẩn.
Sẩy thai hoàn toàn: kiểm tra bằng siêu âm thấy buồng tử cung sạch, không nạo lại. Cho kháng sinh phòng nhiễm khuẩn.
Sẩy thai không hoàn toàn: tùy khối còn lại trong buồng tử cung và ra máu âm đạo mà tiến hành hút, nạo lại buồng tử cung hay dùng misoprostol 400mcg ngậm duới lum giúp co hồi tử cung và tống nốt tổ chức còn lại. Cho kháng sinh phòng nhiễm khuẩn.
Sẩy thai nhiễm khuẩn: kháng sinh liều cao, kết hợp thuốc co hồi tử cung. Sau 6h dùng kháng sinh, nhiệt độ đã giảm, tiến hành hút hay nạo lại buồng tử cung. Chú ý thủ thuật dễ gây thủng tử cung hơn bình thuờng. Tu vấn cho nguời bệnh và nguời nhà nguy cơ cắt tử cung nếu tình trạng nhiễm khuẩn không đuợc cải thiện.
Sẩy thai băng huyết: tích cực hồi sức, truyền dịch, truyền máu (nếu cần thiết). Hút, nạo lại buồng tử cung lấy hết tổ chức còn sót lại. Dùng thuốc co hồi tử cung giúp tử cung co tốt. Cho kháng sinh phòng nhiễm khuẩn.
Sẩy thai liên tiếp
Tìm nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp
Điều trị theo nguyên nhân:
Hở eo tử cung: khâu vòng cổ tử cung.
Thiếu hụt nội tiết: bổ xung nội tiết nhu progesteron 25mg x 2 ống/tiêm bắp sâu/ngày, estrogen (progynova 2mg/ngày).
Mẹ bị hội chứng kháng phospholipid: dùng thuốc chống đông.
Điều trị các bệnh lý toàn thân của mẹ nhu đái tháo đuờng, giang mai, viêm thận hay các bệnh nội tiết nhu thiểu năng giáp trạng, basedow...
Mổ bóc nhân xơ trong u xơ tử cung, mổ cắt vách ngăn tử cung.
Rối loạn nhiễm sắc thể: nên tham khảo lời khuyên về di truyền xem nguời bệnh có nên có thai lại nữa không.
Tiên lượng và phòng bệnh
Tiên lượng và phòng sẩy thai cho lần có thai sau tùy thuộc vào nguyên nhân gây sẩy thai.
Với thiếu hụt nội tiết: chủ động bổ sung nội tiết ngay khi người bệnh có thai.
Với hở eo tử cung: khâu vòng cổ tử cung chủ động ở lần có thai sau.
Khi mẹ bị APS: dùng aspirin liều thấp trước khi có thai, dùng thuốc chống đông khi người bệnh có thai.
Chủ động điều trị các bệnh lý toàn thân của mẹ (nếu có).
Với nguyên nhân bố hoặc mẹ bị rối loạn nhiễm sắc thể: tiên lượng để đẻ được con bình thường rất khó khăn, nên tư vấn về di truyền xem có nên có thai nữa không.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị vỡ ối sớm và vỡ ối non
Hiện nay, các nghiên cứu đều đồng thuận sử dụng kháng sinh không nên quá 7 ngày, vì việc kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh ở những thai kỳ này là không cần thiết.
Phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung
Hiệp hội ASRM khuyến cáo điều trị nội khoa sau phẫu thuật, nhằm phá hủy tận gốc các tổn thương còn sót lại, cũng như nguy cơ tái phát.
Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh
Khi chưa có kết quả kháng sinh đồ, có thể cho Peniciline hoặc Ampiciline phối hợp với Getamycine, hoặc Amikacine.
Phác đồ điều trị áp xe vú
Chích áp- xe, dẫn lưu, chú ý phá vỡ các ổ mủ. Đường rạch theo hình nan hoa không chạm vào quầng vú, không tổn thương ống dẫn sữa, đủ rộng để dẫn lưu mủ.
Phác đồ điều trị đa ối
Cần lưu ý đa ối không rõ nguyên nhân trong gần một nửa các trường hợp, là sự gia tăng lượng nước ối không liên quan với bất thường bẩm sinh.
Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn hậu sản
Bế sản dịch là hình thái trung gian, triệu chứng giống như viêm nội mạc tử cung, nhưng khác là không thấy sản dịch hoặc có rất ít.
Định hướng xử trí ngôi mông trong sản khoa
Quản lý thai nghén tốt tại cơ sở có đủ điều kiện trang thiết bị, chuyên môn, đánh giá tình hình thai mẹ, tìm các yếu tố không thuận lợi.
Phác đồ điều trị tổn thương lành tính cổ tử cung
Là các khối lành tính phát triển từ mô đệm cổ tử cung, và được che phủ bởi biểu mô trụ, về sau do hiện tượng chuyển sản trở thành biểu mô lát.
Phác đồ điều trị thai chậm phát triển trong tử cung
Đình chỉ thai nghén chỉ đặt ra, sau khi cân nhắc tuổi thai, tình trạng của người mẹ, tiền sử sản khoa, và đặc biệt là các bệnh lý kèm theo.
Phác đồ điều trị viêm gan virus B và thai nghén
Cho đến nay chưa có điều trị đặc hiệu, chỉ có điều trị triệu chứng, và dự phòng, thai phụ nghỉ ngơi hoàn toàn, dinh dưỡng tốt đề phòng thiếu máu, suy dinh dưỡng.
Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung
Nếu có nhu cầu sinh con thì khoét chóp cổ tử cung, và kiểm tra diện cắt, nếu còn ung thư tại diện cắt thì phải cắt tử cung.
Phác đồ điều trị chửa ngoài tử cung
Là cấp cứu sản khoa cần chẩn đoán sớm và điều trị sớm, có thể điều trị nội khoa, hay ngoại khoa tuỳ thuộc vào thể bệnh và biểu hiện lâm sàng.
Phác đồ điều trị sốt trong khi có thai
Thai 3 tháng đầu cần chú ý khả năng ảnh hưởng đến thai, gây dị dạng thai, chuyển tuyến trung ương để chẩn đoán sớm, và tư vấn ngừng thai nếu nhiễm Rubella.
Phác đồ điều trị viêm âm đạo
Đường sinh dục nữ thông vào ổ bụng ở đầu loa vòi trứng, làm điều kiện cho vi khuẩn phát triển vào phúc mạc, gây viêm tiểu khung.
Định hướng xử trí ngôi vai trong sản khoa
Khám thai và quản lý thai nghén tốt, khi phát hiện ngôi vai phải chuyển thai phụ đến trung tâm sản khoa có thể mổ lâý thai được.
Phác đồ điều trị rối loạn mãn kinh và tiền mãn kinh
Cơn bốc nóng xảy ra chừng vài phút, có thể ngắn hơn, chỉ vài giây, nhưng thường kèm theo triệu chứng vã mồ hôi.
Phác đồ điều trị thiếu máu và thai nghén
Nên truyền máu trước tuần lễ thứ 36 hay trong điều trị dọa đẻ non, phối hợp điều trị thêm sắt tối thiểu một tháng để đề phòng mất bù máu lúc đẻ và sau sổ rau.
Phác đồ điều trị dọa đẻ non và để non
Liệu pháp Corticoid tăng cường sản xuất surfactan, thúc đẩy sự trưởng thành của mô liên kết, làm giảm suy hô hấp ở trẻ non tháng.
Phác đồ điều trị suy hô hấp sơ sinh trong sản khoa
Chọn loại kháng sinh phổ rộng khi suy hô hấp kèm ối vỡ sớm, nước ối hôi, mẹ sốt trước đẻ, hoặc khi khó phân biệt giữa viêm phổi, và các nguyên nhân khác.
Phác đồ điều trị thai chết lưu trong tử cung
Thai chết lưu bao giờ cũng gây ra những hậu quả tâm lý nặng nề cho người mẹ, vì mất đi một đứa con đang được mong đợi, tâm lý sợ khi mang cái thai đã chết.
Phác đồ điều trị chửa trứng
Cắt tử cung toàn phần cả khối, hoặc cắt tử cung toàn phần, sau nạo hút trứng thường được áp dụng ở các phụ nữ không muốn có con nữa.
Phác đồ điều trị chảy máu sau đẻ
Trong quá trình bóc rau có thể chẩn đoán xác định rau cài răng lược, nếu rau cài răng lược hoàn toàn thì tiến hành cắt tử cung ngay.
Phác đồ điều trị u xơ tử cung
U xơ làm biến dạng buồng tử cung, u xơ dưới niêm mạc gây chảy máu, và nhiễm khuẩn, tùy theo tuổi, số lần có thai, mong muốn có thai để quyết định.
Phác đồ điều trị sa sinh dục
Phục hồi chức năng, đặc biệt là ở tầng sinh môn, hướng dẫn các bài tập co cơ để phục hồi cơ nâng ở vùng đáy chậu.
Phác đồ điều trị hạ thân nhiệt trẻ sơ sinh
Chăm sóc, quản lý tốt thai nghén để dự phòng trẻ đẻ non, đẻ ngạt, đảm bảo môi trường chăm sóc trẻ, không có gió lùa, thời gian tắm trẻ.