Phác đồ điều trị tổn thương mô cứng của răng không do sâu

2017-06-09 02:04 PM
Ngoại tiêu thường gặp do các kích thích trong thời gian ngắn như chấn thương, di chuyển răng trong chỉnh nha, các phẫu thuật vùng quanh răng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Là tổn thương mô cứng của răng bao gồm tổn thương men răng hoặc tổn thương cả men và ngà răng hoặc tổn thương xương răng mà không phải do sâu răng và thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không điều trị kịp thời thì các tổn thương này có thể dẫn tới viêm tuỷ răng. Nguyên nhân có thể do:

Mòn răng

Mòn răng - răng: Có thể là sinh lý hay bệnh lý, tác nhân nội tại thường là trụ men của các răng đối diện, do khớp cắn bất thường hoặc nghiến răng.

Mài mòn: Là tác động của lực ma sát từ các tác nhân ngoại lai, có thể do chải răng quá mạnh, cắn các vật cứng, hoặc thứ phát sau mài mòn hóa học.

Mòn hóa học: Do các hóa chất như trong hội chứng trào ngược dạ dày, làm ắc quy, tiếp xúc với khí ga, axit....

Tiêu cổ răng: Do răng xoay trục hoặc cản trở cắn sang bên.

Tổn thương do rối loạn quá trình phát triển răng.

Tại chỗ

Nhiễm khuẩn, sang chấn làm rối loạn chức năng nguyên bào tạo men có thể từ răng sữa.

Điều trị tia xạ

Do môi trường

Trước sinh: Mẹ mắc giang mai, Rubella hoặc nhiễm Fluor từ mẹ.

Khi sinh: Do tan máu bẩm sinh, thiếu Canxi, trẻ sinh non.

Sau sinh: Thường gặp trong nhiễm khuẩn trầm trọng, nhiễm Fluor, thiếu dinh dưỡng...

Do di truyền

Tạo men không hoàn chỉnh bẩm sinh (bệnh chỉ xảy ra ở răng).

Tổn thương phối hợp với các bệnh toàn thân: Hội chứng loạn sản ngoại bì, hội chứng Down.

Nứt vỡ răng

Thường gặp do chấn thương.

Tiêu chân răng

Ngoại tiêu: Thường gặp do các kích thích trong thời gian ngắn như chấn thương, di chuyển răng trong chỉnh nha, các phẫu thuật vùng quanh răng hoặc điều trị vùng quanh răng.

Nội tiêu: Có thể do chấn thương, nhiệt, viêm tủy mạn tính...

Phác đồ điều trị tổn thương mô cứng của răng không do sâu

Nguyên tắc điều trị

Điều trị theo nguyên nhân và phục hồi tổ chức bị mất.

Phác đồ điều trị

Loại bỏ nguyên nhân gây tổn thương sau đó chọn lựa phương pháp phục hồi thích hợp.

Điều trị cụ thể

Mòn răng

Sử dụng máng chống nghiến cho bệnh nhân nghiến răng, điều chỉnh các điểm cản trở cắn và các điểm chạm sớm.

Thay đổi thói quen xấu trong chải răng.

Thay đổi chế độ ăn, loại bỏ thức ăn, đồ uống có axit.

Tiến hành phục hồi tổ chức răng đã mất bằng phương pháp phù hợp như hàn răng, làm chụp bọc, Inlay, Onlay…

Tổn thương do rối loạn phát triển răng

Dự phòng các biến chứng như mòn răng, vỡ răng, hở tủy và đảm bảo tính thẩm mỹ bằng phương pháp phù hợp như hàn Composite, phục hình bằng chụp, Veneer, Inlay, Onlay.

Điều trị biến chứng hở tủy nếu có.

Có thể tiến hành tẩy trắng răng khi răng bị nhiễm màu.

Nứt vỡ răng: phục hồi thân răng và điều trị tủy nếu hở tủy.

Tiêu chân răng: loại bỏ u hạt, điều trị tủy, hàn phục hồi …

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị viêm quanh Implant

Nếu xương chưa bị mất quá 2 mm, thì việc điều trị có thể giới hạn ở mức độ lấy cao răng, mảng bám, và kiểm soát mảng bám.

Phác đồ điều trị sai khớp cắn loại I

Trường hợp có răng chen chúc, đóng khoảng sau khi nhổ răng và làm đều các răng, trường hợp có khe thưa, đóng khe thưa hoặc tạo chỗ để làm phục hình răng nếu cần.

Phác đồ điều trị nang thân răng

Nang thân răng là nang trong xương hàm, liên quan tới thân răng của răng ngầm hoặc răng thừa ngầm, nang bao bọc một phần hay toàn bộ thân răng.

Phác đồ điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai do virus

Quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai, thường gặp ở trẻ em, và thanh thiếu niên do virus gây ra, bệnh có thể lây truyền trực tiếp.

Phác đồ điều trị giả khớp cắn loại III

Thiết lập lại tương quan răng khớp cắn loại I, gắn mắc cài hai hàm, sắp xếp và làm thẳng các răng theo chiều ngang và chiều đứng.

Phác đồ điều trị viêm tủy răng

Vi khuẩn thường xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu, phản ứng viêm thường xuất hiện khi các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy qua ống ngà.

Phác đồ điều trị bệnh sâu răng

Chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực nghiệm là Streptococus mutans, một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces.

Phác đồ điều trị ấp xe vùng sàn miệng

Răng có viêm quanh răng không được điều trị, do biến chứng răng khôn, do tai biến điều trị, do chấn thương, nhiễm trùng các vùng lân cận.

Phác đồ điều trị sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới

Thời gian điều trị với khí cụ chức năng: thường khoảng một năm, cho tới khi đạt tương quan xương hai hàm loại I trên X quang phim sọ nghiêng.

Phác đồ điều trị khớp cắn hở

Thói quen đẩy lưỡi: Khi lưỡi đặt ở vị trí ra trước, và giữa các răng cửa trên, và răng cửa dưới thường xuyên sẽ gây ra khớp cắn hở.

Phác đồ điều trị u xương răng

Có thể có khối phồng xương, gianh giới không rõ, hoặc có dò mủ tương ứng vùng răng nguyên nhân, có biểu hiện bệnh lý ở răng nguyên nhân.

Phác đồ điều trị áp xe vùng mang tai

Nguyên nhân do viêm tuyến mang tai, viêm mủ tuyến mang tai, sỏi tuyến nước bọt nhiễm khuẩn, do biến chứng răng khôn.

Phác đồ điều trị nang tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi

Lòng nang chứa dịch nhầy có nguồn gốc từ tuyến nước bọt dưới lưỡi, hoặc tuyến dưới hàm, hoặc tuyến nước bọt phụ ở sàn miệng.

Phác đồ điều trị u xơ thần kinh (răng hàm mặt)

Thương tổn đặc trưng ở xương, loạn sản xương bướm, hay mỏng màng xương dài có, hoặc không kèm khớp giả.

Phác đồ điều trị viêm tủy răng sữa

Vi khuẩn thường xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu, phản ứng viêm thường xuất hiện khi các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy.

Phác đồ điều trị u máu ở trẻ em (răng hàm mặt)

Lựa chọn phương pháp điều trị u máu phụ thuộc vào các yếu tố, vị trí u máu, giai đoạn phát triển, các biến chứng có thể xảy ra của u máu.

Phác đồ điều trị cắn chéo

Tạo lập lại các mối tương quan răng răng, răng xương, xương xương, mô cứng mô mềm theo khớp cắn đúng, đảm bảo sự ổn định mối tương quan.

Phác đồ điều trị sai khớp cắn loại II tiểu loại II do răng

Tạo lập lại tương quan, hai hàm lý tưởng nhất là khớp cắn loại I cả răng hàm lớn, và răng nanh, nếu không thì ít nhất phải đạt được tương quan răng nanh loại I.

Phác đồ điều trị chấn thương phần mềm vùng hàm mặt

Tổn thương mô mềm vùng hàm mặt do chấn thương với một, hoặc các biểu hiện như bầm tím, đụng giập, rách, chảy máu, thiếu hổng mô.

Phác đồ điều trị sâu răng sữa

Chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất, trong nghiên cứu thực nghiệm là Streptococus mutans, một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus.

Phác đồ điều trị sai khớp cắn loại II do xương hai hàm

Tạo lập lại tương quan xương, bằng cách phối hợp điều trị ngăn chặn sự tăng trưởng của xương hàm trên, và kích thích sự tăng trưởng của xương hàm dưới.

Phác đồ điều trị khe hở vòm miệng

Khe hở vòm miệng là khuyết tật bẩm sinh, làm tách rời cấu trúc vòm miệng bao gồm xương vòm miệng, khối cơ nâng vòm hầu, cơ căng màn hầu và niêm mạc.

Phác đồ điều trị sai khớp cắn loại III do kém phát triển xương hàm trên

Trong các trường hợp kém phát triển xương hàm trên nặng, không thể điều trị bù trừ bằng nắn chỉnh răng đơn thuần được, thì phải kết hợp chỉnh hình xương hàm trên.

Phác đồ điều trị áp xe vùng cơ cắn

Do biến chứng răng khôn, các nguyên nhân khác, do tai biến điều trị, do chấn thương, nhiễm trùng các vùng lân cận.

Phác đồ điều trị u tuyến nước bọt dưới hàm

U tuyến dưới hàm thường lành tính, nên phẫu thuật triệt để đem lại kết quả điều trị tốt, it tái phát và chuyển dạng ác tính.