- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý răng hàm mặt
- Phác đồ điều trị sâu răng sữa
Phác đồ điều trị sâu răng sữa
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Sâu răng sữa là một bệnh gây tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng.
Do các men của vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có nguồn gốc Gluxit còn dính lại ở bề mặt răng, chuyển hóa thành axit. Khi môi trường có pH< 5 thì gây ra tổn thương hủy khoáng làm mất mô cứng của răng và gây ra sâu răng.
Chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực nghiệm là Streptococus mutans. Một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus... cũng được xác định có khả năng gây ra sâu răng.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sâu răng:
+ Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa dễ bị huỷ khoáng hơn và ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng.
+ Hình thể răng: Các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập trung của mảng bám răng và khó làm sạch mảng bám răng. Có một tỷ lệ cao các trường hợp sâu răng được bắt đầu từ hố rãnh tự nhiên của các răng. Ngoài ra một số bất thường về hình dạng răng như răng sinh đôi, răng dính, núm phụ... cũng làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
+ Vị trí răng: Răng lệch lạc, chen chúc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám vì thế dễ bị sâu răng hơn.
+ Nước bọt: Dòng chảy và tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt của răng từ nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ. Ngoài ra nước bọt còn có vai trò đệm làm giảm độ toan của môi trường quanh răng và có tác dụng đề kháng với sâu răng. Nước bọt còn là nguồn cung cấp các chất khoáng, hỗ trợ quá trình tái khoáng để có thể phục hồi các tổn thương sâu răng sớm.
+ Chế độ ăn nhiều đường, thói quen ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình kéo dài đều làm tăng nguy cơ sâu răng.
+ Vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng nhất trong các yếu tố nguy cơ gây sâu răng, là yếu tố làm sạch cơ học giúp làm giảm hoặc mất các tác động gây sâu răng của các yếu tố gây sâu răng khác.
Phác đồ điều trị sâu răng sữa
Nguyên tắc điều trị
Đối với các trường hợp tổn thương sâu răng sớm thì cung cấp các yếu tố nhằm tăng cường quá trình tái khoáng, ngăn chặn hủy khoáng để phục hồi các tổn thương.
Đối với các trường hợp đã tạo thành lỗ sâu thì phải lấy bỏ toàn bộ mô nhiễm khuẩn, bảo vệ tuỷ và hàn kín phục hồi mô cứng bằng các loại vật liệu thích hợp.
Điều trị cụ thể
Tổn thương sâu răng sớm:
Tăng cường tái khoáng.
Liệu pháp Fluor: dùng Fluor có độ tập trung cao ở dạng gel, dung dịch hoặc véc ni áp lên bề mặt vùng tổn thương để tái khoáng.
Bổ sung canxi, phot pho ở dạng gel lên bề mặt vùng tổn thương để tái khoáng.
Hướng dẫn bệnh nhân chải răng với kem răng có Fluor.
Hướng dẫn bệnh nhân ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các khoáng chất để tái khoáng.
Tổn thương đã hình thành lỗ sâu:
Hàn kín lỗ sâu phục hồi mô cứng.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị sai khớp cắn loại II tiểu loại I do răng
Nhổ răng, trong trường hợp cần khoảng để dịch chuyển về khớp cắn loại I thì thường phải nhổ răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên, và răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới.
Phác đồ điều trị u men xương hàm
Nếu không được điều trị thì u gây phá hủy xương hàm nhanh chóng, có thể gây gãy xương bệnh lý, và xâm lấn mô mềm xung quanh.
Phác đồ điều trị nang khe mang
Phẫu thuật cắt bỏ nang khe mang, nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì đều cho kết quả tốt, không tái phát, bội nhiễm gây sưng tấy, ảnh hưởng đến chức năng.
Phác đồ điều trị viêm tủy răng sữa
Vi khuẩn thường xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu, phản ứng viêm thường xuất hiện khi các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy.
Phác đồ điều trị u tuyến nước bọt dưới hàm
U tuyến dưới hàm thường lành tính, nên phẫu thuật triệt để đem lại kết quả điều trị tốt, it tái phát và chuyển dạng ác tính.
Phác đồ điều trị ấp xe vùng sàn miệng
Răng có viêm quanh răng không được điều trị, do biến chứng răng khôn, do tai biến điều trị, do chấn thương, nhiễm trùng các vùng lân cận.
Phác đồ điều trị dính khớp thái dương hàm
Cắt bỏ khối dính và tạo hình ổ khớp, cố định hai hàm, lấy xương sụn sườn, ghép xương sụn, đặt dẫn lưu kín có áp lực, khâu đóng theo lớp.
Phác đồ điều trị u máu ở trẻ em (răng hàm mặt)
Lựa chọn phương pháp điều trị u máu phụ thuộc vào các yếu tố, vị trí u máu, giai đoạn phát triển, các biến chứng có thể xảy ra của u máu.
Phác đồ điều trị viêm quanh cuống răng
Những răng bị viêm quanh cuống cấp hoặc bán cấp, dẫn lưu buồng tủy, sau đó dùng kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn yếm khí.
Phác đồ điều trị viêm lợi loét hoại tử cấp tính
Nguyên nhân gây viêm lợi loét hoại tử cấp tính, là do sự bùng phát của các loại vi khuẩn gây bệnh trong miệng, hay gặp ở người có nguy cơ cao.
Phác đồ điều trị u răng
Có thể phát hiện thiếu răng vĩnh viễn tại cung hàm có u, thường là răng cửa trên, răng hàm nhỏ hoặc hàm lớn hàm dưới.
Phác đồ điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai mãn tính
Xoa nắn tuyến có mủ loãng, hoặc những sợi nhầy mủ, chứa phế cầu, tụ cầu, và liên cầu khuẩn chảy theo lỗ ống Stenon vào miệng.
Phác đồ điều trị ung thư tuyến nước bọt mang tai
Tùy theo phẫu thuật ở giai đoạn nào của tổn thương ung thư, mà thời gian sống của bệnh nhân kéo dài sau 5 năm khác nhau.
Phác đồ điều trị mất răng toàn bộ
Làm phục hình răng phục hồi lại các răng mất để thiết lập lại chức năng ăn nhai, và thẩm mỹ cho bệnh nhân, khác nhau tùy theo phương pháp phục hình mất răng.
Phác đồ điều trị sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới
Thời gian điều trị với khí cụ chức năng: thường khoảng một năm, cho tới khi đạt tương quan xương hai hàm loại I trên X quang phim sọ nghiêng.
Phác đồ điều trị viêm lợi liên quan đến mảng bám răng
Dùng nước súc miệng có tác dụng kìm khuẩn, hoặc sát khuẩn cho những người không thể làm sạch mảng bám răng, bằng các biện pháp cơ học.
Phác đồ điều trị u xương răng
Có thể có khối phồng xương, gianh giới không rõ, hoặc có dò mủ tương ứng vùng răng nguyên nhân, có biểu hiện bệnh lý ở răng nguyên nhân.
Phác đồ điều trị sai khớp cắn loại I
Trường hợp có răng chen chúc, đóng khoảng sau khi nhổ răng và làm đều các răng, trường hợp có khe thưa, đóng khe thưa hoặc tạo chỗ để làm phục hình răng nếu cần.
Phác đồ điều trị gãy xương hàm dưới
Cố định xương gãy bằng phương pháp cố định ngoài miệng, băng cằm đầu, các khí cụ tựa trên sọ, cố định trong miệng cố định hai hàm bằng cung.
Phác đồ điều trị răng khôn mọc lệch
Khi đã xác định được răng khôn hàm dưới mọc lệch, thì nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt, để không làm mất xương phía xa răng hàm lớn thứ hai.
Phác đồ điều trị gãy xương gò má cung tiếp
Gãy xương gò má cung tiếp là tình trạng tổn thương gãy, gián đoạn xương gò má cung tiếp, nguyên nhân có thể do tai nạn giao thông.
Phác đồ điều trị ung thư lưỡi
Phẫu thuật cắt rộng lấy bỏ toàn bộ tổn thương ung thư tới mô lành, phẫu thuật nạo vét lấy bỏ hạch vùng cổ, tái tạo vùng khuyết hổng bằng vạt phần mềm.
Phác đồ điều trị nang tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi
Lòng nang chứa dịch nhầy có nguồn gốc từ tuyến nước bọt dưới lưỡi, hoặc tuyến dưới hàm, hoặc tuyến nước bọt phụ ở sàn miệng.
Phác đồ điều trị áp xe thành bên họng
Nguyên nhân do răng, răng viêm quanh cuống không được điều trị, răng có viêm quanh răng không được điều trị, do biến chứng răng khôn.
Phác đồ điều trị giả khớp cắn loại III
Thiết lập lại tương quan răng khớp cắn loại I, gắn mắc cài hai hàm, sắp xếp và làm thẳng các răng theo chiều ngang và chiều đứng.